Https://.vn/chi-tiet-tin?%2Fanh-tran-...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Nhờ đam mê và chịu khó nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc cây sâm, anh Trần Thanh Quý (xã Bình Đông, thị xã Gò Công) đã mạnh dạn đầu tư và ứng dụng kỹ thuật vào trồng sâm. Đến nay, mô hình "Trồng các loại sâm" của anh Quý đã thành công ngoài mong đợi
Nhờ đam mê và chịu khó nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc cây sâm, anh Trần Thanh Quý (xã Bình Đông, thị xã Gò Công) đã mạnh dạn đầu tư và ứng dụng kỹ thuật vào trồng sâm. Đến nay, mô hình "Trồng các loại sâm" của anh Quý đã thành công ngoài mong đợi.
Anh Trần Thanh Quý bên vườn cây nhân sâm của mình. |
Năm 2008, anh Quý được một người bạn tặng 2 chậu hoa lạ nhưng rất đẹp. Tuy anh làm ngành xây dựng nhưng lại rất yêu thích hoa kiểng, sau 1 năm chăm sóc, anh nhận thấy chậu bị ép đất và phình to củ ra bên ngoài, quan sát củ hoa nhìn rất giống nhân sâm của Hàn Quốc. Anh Quý bắt đầu tra cứu thông tin trên mạng Internet, thì biết được đó là Sâm Bố Chính (Phú Yên) có giá trị kinh tế rất cao. Anh đã cất công ra tận vườn nhân sâm tại Quảng Bình, tìm hiểu và mua 4 kg hạt giống nhân sâm (có giá 40 triệu đồng/kg) mang về trồng thử nghiệm. Do chưa có kinh nghiệm, nên 1,5kg hạt giống được anh trồng lần đầu đã không nảy mầm. Quyết không nản chí, anh tiếp tục đến vườn sâm ở Quảng Bình lần thứ hai để tìm hiểu từ việc thử độ ẩm, nhiệt độ, đất, phân..., cuối cùng anh đã tìm ra được cách ươm hạt nảy mầm và đạt năng suất trên 98% độ nảy mầm.
Đang làm công việc xây dựng, thu nhập hơn 15 triệu đồng/tháng nhưng anh Quý quyết định dành một nửa thời gian để tập trung thực hiện việc trồng nhân sâm. Anh đầu tư trồng thử nghiệm trên 1.000m2 đất tại nhà, sau khoảng 1 năm, thì sâm cho củ. Anh đem củ sâm đến Viện Cây ăn quả Miền Nam để kiểm tra, kết quả cho thấy hàm lượng sâm đạt yêu cầu về chất lượng.
Nhận thấy kết quả bước đầu khả quan, anh Quý tiếp tục tìm đất phù hợp cho loại sâm này, qua nghiên cứu anh chọn tỉnh Bến Tre để thực hiện kế hoạch của mình. Anh thuê 10.000m2 đất, để đầu tư về cơ sở vật chất và tất cả các chi phí (không tính phí giống cây) khoảng 700 triệu đồng để trồng và chăm sóc sâm. Sau hơn 1 năm trồng, anh tiếp tục mang củ sâm đi kiểm tra hàm lượng, kết quả sâm đảm bảo đủ hàm lượng. Vừa phấn khởi với thành quả đạt được, anh Quý lại càng vui mừng hơn khi sản phẩm sâm tìm được đầu ra trên thị trường. Anh tiếp tục đầu tư thêm 60.000m2 đất cũng tại tỉnh Bến Tre để tiếp tục trồng nhân sâm.
Với ý định lấy ngắn nuôi dài, anh Quý còn nghiên cứu và tìm hiểu thêm một số loại sâm khác như: Xuyên khung nam, Xạ đen, Đinh lăng..., những loại sâm này trồng ngắn ngày nhưng cũng có giá trị cao về sức khỏe và cả về kinh tế. Từ năm 2016 đến nay, anh đã bán hơn 10 tỷ đồng từ cây giống nhân sâm các loại cho khách hàng. Ngoài ra, anh còn trồng thêm hơn 100 gốc cây Kim Ngân Hoa dây leo, có công dụng chữa bệnh, điều hòa huyết áp, giá thành cao, khi hoa phơi khô có giá từ 4 - 5 triệu đồng/kg và tiếp tục nhân rộng giống cây này để phục vụ cho khách hàng.
Nhận thấy mô hình đã đạt hiệu quả, cũng như các cách thức trồng, chăm sóc sâm của mình đã đạt chuẩn, anh Quý đã nhân rộng mô hình nhằm giúp đỡ cho bà con, đặt biệt là thanh niên mong muốn phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương mình. Anh mở thêm vườn ươm cây dược liệu tại nhà, để phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, tại khu vực nhà kính vườn nhà của anh Quý có hơn 10.000 chậu sâm các loại (trong đó có hơn 1.700 gốc sâm Bố Chính, loại sâm quý và giá bán ra thị trường rất cao). Sau thời gian trồng và chăm sóc khoảng 18 tháng sẽ thu hoạch được củ sâm có trọng lượng từ 1 - 1,5 kg và được anh chế biến thành phẩm, giá sản phẩm khoảng 1 - 1,2 triệu đồng/kg.
Anh Quý cho biết, sâm trồng khoảng dưới 12 tháng thì củ sâm nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế đã cao. Nếu trồng và để lâu củ sâm hơn nữa thì giá trị còn cao hơn. Hiện anh cần nhân giống các loại sâm này rộng hơn nữa, để có đủ nguồn cung ra thị trường, nếu các bạn đoàn viên thanh niên cần tư vấn, hỗ trợ và học tập kinh nghiệm từ mô hình để đầu tư phát triển kinh tế, anh sẽ tư vấn và chịu trách nhiệm cung cấp giống, kỹ thuật bao tiêu sản phẩm.
Thành công của anh Trần Thanh Quý không những tạo nguồn thu nhập hiệu quả cho gia đình, mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa khó, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Lý Oanh
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(3.8/5) Tin liên quan Tiền Giang: Giống cây trồng đa dạng, đảm bảo chất lượng - 15/12/2024 Để nghề nuôi cá bè ở cù lao Thới Sơn phát triển bền vững - 15/12/2024 Huyện Tân Phước: "Ngày hội Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, chuyển đổi xanh" năm 2024 - 11/12/2024 Giá lúa duy trì ở mức cao, nông dân thu lợi nhuận khá - 09/12/2024 Đẩy mạnh hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long - 09/12/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » Trồng Nhân Sâm Tại Việt Nam
-
Tự Tay Trồng Giống Cây Nhân Sâm Hàn Quốc Đơn Giản Tại Nhà
-
Nhân Sâm Hàn Quốc Có Thể Trồng Tại Việt Nam - YouTube
-
Biến Nhân Sâm Việt Nam Thành Giống Cây Thoát Nghèo | VTC16
-
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Sâm Bố Chính Hiệu Quả Tại Xã Thanh Lâm
-
Cách Trồng Sâm Hàn Quốc Cho "năng Suất Cao Nhất" - .vn
-
Các Giống Sâm Trồng Ở Việt Nam Mang Lại Giá Trị Cao
-
Thu Tiền Tỷ Nhờ Trồng Sâm Quý Trong Chậu - Vietnamnet
-
Bí Quyết Trồng Nhân Sâm Hàn Quốc Tại Nhà Cực Dễ Bạn Phải Thử ...
-
Quy Trình Trồng Nhân Sâm Cao Ly Hàn Quốc ( Chuẩn)
-
[PDF] XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRỒNG SÂM PHI LÂM NGHIỆP
-
Đến Năm 2030, Sản Lượng Khai Thác Sâm Việt Nam đạt 500-700 Tấn
-
Tổng Hợp 10 Loại Sâm Quý Phổ Biến được Trồng ở Việt Nam
-
Sâm Trên Lãnh Thổ Việt Nam (Bài 4): Đại Việt đệ Nhất Danh Sâm
-
Xác định Chính Xác Các Loài Sâm ở Việt Nam