Https://.vn/chi-tiet-tin/?/trieu-chun...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Triệu chứng mất mùi vị rất hay gặp ở người mắc bệnh Covid-19, nhưng không phải là dấu hiệu nặng, đa số sẽ tự hết sau một thời gian. Theo thống kê, có 41% bệnh nhân không ngửi được mùi, 62% không cảm nhận được vị, trong đó ¼ xuất hiện trong 03 ngày đầu tiên, làm người bệnh chán ăn. Chứng chán ăn sẽ gia tăng nguy cơ sụt cân, suy kiệt, hậu quả cuối cùng là giảm sức đề kháng
Triệu chứng mất mùi vị rất hay gặp ở người mắc bệnh Covid-19, nhưng không phải là dấu hiệu nặng, đa số sẽ tự hết sau một thời gian. Theo thống kê, có 41% bệnh nhân không ngửi được mùi, 62% không cảm nhận được vị, trong đó ¼ xuất hiện trong 03 ngày đầu tiên, làm người bệnh chán ăn. Chứng chán ăn sẽ gia tăng nguy cơ sụt cân, suy kiệt, hậu quả cuối cùng là giảm sức đề kháng.
Bình thường để ngửi thấy mùi ở mũi và nếm được các vị ở lưỡi, con người phải nhờ đến hệ thần kinh dẫn truyền và thần kinh cảm giác từ các tế bào phụ trách mùi vị, từ đó đưa lên não để não xử lý và cho biết các thông tin mùi vị như thế nào.
Ở mũi, các điểm tiếp nhận mùi nằm ở phần sau phía trên của mũi, ngay chỗ mà chúng ta thường dùng tăm bông ngoáy để làm test nhanh Covid-19. Mùi dưới dạng các chất hóa học, các phân tử bay hơi sau khi vào mũi, được hòa tan trong chất lỏng của dịch nhầy mũi với những cơ quan thụ cảm nằm trên các lông nhỏ của màng nhầy mũi. Từ sợi lông mao, một xung động thần kinh sẽ kích hoạt đầu xa của dây thần kinh ngửi, gọi là thần kinh khứu giác, nó tiếp tục truyền tín hiệu đến sau đó đến não qua nhiều nơi trong não để xử lý thông tin mùi. Những thay đổi ở bất kỳ điểm nào trong con đường này đều có thể dẫn đến rối loạn khứu giác.
Còn ở lưỡi, trên mặt lưỡi có hàng ngàn hạt nhỏ li ti gọi là nụ vị giác. Mỗi nụ vị giác sẽ có trách nhiệm nhận ra một trong năm vị cơ bản là ngọt, mặn, chua, đắng, ngọt thịt (bột ngọt). Những vị này được phát hiện trên khắp lưỡi, nhưng một số khu vực nhất định nhạy cảm hơn với mỗi vị. Độ ngọt được xác định dễ dàng nhất bằng đầu lưỡi, trong khi độ mặn được đánh giá cao nhất ở hai rìa lưỡi phía trước. Độ chua được cảm nhận tốt nhất dọc theo hai rìa lưỡi và độ đắng dễ dàng được phát hiện ở một phần ba sau của lưỡi. Các xung động thần kinh từ các nụ vị giác được truyền đến não qua các dây thần kinh vùng mặt.
Có ba nguyên nhân làm bệnh nhân không ngửi được. Thứ nhất là do tắc nghẽn khe hở khứu giác, gặp ở 95% bệnh nhân. Khe hở khứu giác là gồm những xương xoắn mũi giới hạn các ngách mũi, thông với các xoang xương lân cận tạo nên các đoạn hẹp. Khi các khe này bị sưng tấy, tắc nghẽn do viêm, sẽ không cho không khí đi qua, làm người bệnh không ngửi được mùi.
Thứ hai là tổn thương tại chỗ tế bào khứu giác. Vi-rút muốn tấn công tế bào của cơ thể nó cần có điểm bám dính, từ đó xâm nhập vào bên trong tế bào con người. Các nhà khoa học đã xác định điểm bám dính để vi-rút Corona xâm nhập là các thụ protein enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE 2) và hoạt động phân giải protein của các men protease của vật chủ như TMPRSS2. Các thụ thể ACE 2 này có rất nhiều ở tế bào phổi và tế bào khứu giác. Tế bào khứu giác bị viêm và tổn thương, nhất là tế bào hỗ trợ của biểu mô khứu giác, dẫn đến sưng nề và thay đổi cân bằng trao đổi chất của tế bào, từ đó người bệnh không nhận được mùi nữa.
Thứ ba là đường dẫn truyền tín hiệu mùi của dây thần kinh khứu giác bị tổn thương. Mặc dù thần kinh khứu giác hoàn toàn không có thụ thể ACE 2, nên vi-rút không tấn công trực tiếp thần kinh, mà nó bị tổn thương gián tiếp qua phản ứng viêm mạch máu nuôi dây thần kinh, giảm tưới máu mô thần kinh. Phản ứng viêm này cũng tạo ra các chất độc hại cho thần kinh, góp phần ngăn cản tín hiệu dẫn truyền của dây thần kinh.
Còn đối với mất vị giác, các nhà khoa học đã tìm thấy có rất nhiều thụ thể ACE 2 ở các tế bào biểu mô của lưỡi, giống như ở phổi và khứu giác. Lúc đó tế bào vị giác bị viêm và tổn thương, làm người bệnh không cảm nhận được vị của thức ăn.
Trung bình triệu chứng mất mùi vị sẽ hết sau 10 ngày ở người bệnh Covid-19 nhẹ, với 89% bệnh nhân khỏi hoàn toàn sau 04 tuần kể từ khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân bị mất mùi kéo dài đến 40 ngày sau khi chẩn đoán, và một tỷ lệ nhỏ 5% không cải thiện.
Mất mùi vị ngắn hạn không cần điều trị vì sẽ tự khỏi. Nếu triệu chứng này kéo dài thì phải điều trị bằng phương pháp "Huấn luyện khứu giác liên quan đến Covid". Người ta sử dụng bốn mùi cơ bản để huấn luyện lại mũi, dựa vào trí nhớ và kinh nghiệm, để huấn luyện những dây thần kinh đó hoạt động trở lại. Cũng giống như các màu cơ bản (đỏ, xanh lam và vàng), có những mùi cơ bản và mỗi mùi có một ví dụ tương ứng thường được sử dụng để đại diện cho nó: Hoa (hoa hồng), trái cây (chanh), thơm (đinh hương hoặc hoa oải hương) và nhựa (bạch đàn). Với bốn mùi cơ bản này, bệnh nhân lấy từng mùi, thường ở dạng dầu hoặc mùi hương, đặt dưới mũi và hít thật sâu mùi hương đó trong vòng 15 đến 20 giây. Trong khi đang hít vào, người bệnh cố suy nghĩ và nhớ loại hoa đó có mùi như thế nào và thậm chí là trông như thế nào. Họ tập trung suy nghĩ, hình dung ra những bông hoa và mùi hương của chúng như thế nào. Bài tập này được lặp lại 02 - 03 lần mỗi ngày, luân phiên mùi này tới mùi khác. Bệnh nhân có thể cải thiện khứu giác sau 03 tháng, 06 tháng và thậm chí lên đến một năm.
Trong một số trường hợp, thuốc xịt steroid cũng có thể được sử dụng để cải thiện tốt hơn.
Điều trị mất vị giác cũng tương tự như mất mùi, người ta huấn luyện bệnh nhân nếm lần lượt năm vị cơ bản, kiên trì tập luyện sẽ thành công.
BS Nguyễn Thành Úc
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(2.33/5) Tin liên quan Thị xã Cai Lậy có 08 xã đầu tiên đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế năm 2024 giai đoạn đến năm 2030 - 22/11/2024 Tiền Giang: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2024 - 15/11/2024 Thành phố Gò Công: Tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm xã hội tự nguyện tại xã Bình Đông - 08/11/2024 Hội nghị Khoa học ngành Y tế Tiền Giang mở rộng năm 2024: Đổi mới và sáng tạo trong khám và điều trị - 31/10/2024 Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024: Quyết tâm đạt tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng - 28/10/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » Không Ngửi Thấy Mùi Có Phải Bị Covid
-
Người Bị Covid Mất Khứu Giác Bao Lâu Thì Trở Lại Bình Thường?
-
Chứng Mất Khứu Giác, Vị Giác ở Bệnh Nhân COVID-19 - Bộ Y Tế
-
Vì Sao Bệnh Nhân COVID-19 Bị Mất Khứu Giác? - HCDC
-
Mất Ngửi Hậu COVID-19, Có Thuốc Nào để Chữa?
-
Cần Biết Các Triệu Chứng COVID-19 Nhẹ Và Trung Bình
-
F0 Bị Mất Khứu Giác Bao Lâu? | Vinmec
-
Rối Loạn Chức Năng Khứu Giác Trên Bệnh Nhân Covid-19
-
Mất Mùi Sau Covid: Bài Tập Ngửi Mùi Hiệu Quả
-
Làm Gì Khi Bị Mất Mùi Do Nhiễm Covid-19? Cách Chữa Hóa Ra Rất ...
-
Mất Khứu Giác: Tự Dưng Không Ngửi Thấy Mùi, Phải Làm Sao đây?
-
Mất Khứu Giác, Vị Giác Khi Mắc COVID-19: Tự Khỏi Hay Cần điều Trị?
-
50% Bệnh Nhân COVID-19 Mắc Phải Triệu Chứng Kéo Dài Này
-
Mất Mùi Do Mắc Covid-19 Kéo Dài: Khi Nào Trở Lại Bình Thường?
-
Rối Loạn Khứu Giác Hậu COVID-19: Khi Nào Có Thể Hồi Phục