Hư Tĩnh - Trạng Thái Thăng Hoa Bậc Cao Trong Luyện Tập Khí Công ...
Có thể bạn quan tâm
Hư tĩnh là trạng thái đặc biệt của cơ thể, chỉ xuất hiện trong khi luyện tập Khí công Trường sinh – Trạng thái thăng hoa bậc cao. Trạng thái này không phải thiền, cũng không phải thôi miên. Muốn đi vào trạng thái này phải cần phải luyện tập từ thấp đến cao, luyện thường xuyên, với sự quyết tâm và đúng thao tác kỹ thuật. Trong khi đi vào trạng thái hư tĩnh thì trong suy tưởng, trong ý nghĩ không có vấn vương gì, không có một nhận xét phân tích một điều gì, phải trút bỏ hết mọi ý nghĩ để cho đầu óc của mình hướng vào mục tiêu tốt đẹp trong khi luyện tập.
Theo quan niệm của cổ nhân hư là sự trống rỗng không có gì. Chữ hư ở đây nói là hư tâm, nghĩa là để cho lòng trống không, vô tri, vô dục. Tâm mà hư thì trừ được hết các mối oán hờn, lo lắng, tâm hồn sẽ bình thản, thanh tĩnh, không tranh giành, không có vọng tưởng.
Tâm hư là trong tâm của mỗi người không bị xao động bởi những ham muốn vật chất, không oán hận không thù hằn, không bon chen, quý trọng giá trị nhân phẩm của mọi người, thương xót các sinh linh, giữ cho mọi hoạt động trí não được cân bằng. Muốn cân bằng được hoạt động của trí não, không có một cách nào tốt bằng luôn luôn tạo mọi điều kiện để được thường xuyên yên tĩnh, có yên tĩnh thì con người mới suy nghĩ, mới phát huy được sức mạnh của trí não.
Để tạo nên được sự yên tĩnh cho bản thân, mỗi người phải tìm cách loại bỏ những tác nhân gây mất yên tĩnh; đồng thời phải luyện tập để bản thân thường xuyên được yên tĩnh. Con người cần loại bỏ những ham muốn không cần thiết, tất cả mọi vật chất đều là phục vụ con người tồn tại và phát triển nhưng không nên quá mức. Cái gì quá mức là gây mất cân bằng, vì đã lao vào để tạo ra sự quá mức thì con người sẽ dẫn đến chỗ mất yên tĩnh. Luôn luôn tìm cách làm thế nào để thừa thãi vật chất quá mức là một điều rất không hay, nhưng nếu liên tục tìm kiếm những gì để đảm bảo những yêu cầu phục vụ cho con người được đầy đủ (cả về vật chất lẫn tinh thần) thì lại tốt và cần phải phát huy.
Chúng ta phấn đấu gian khổ bằng lao động trí óc, lao động chân tay nhằm mục đích đáp ứng được yêu cầu của cơ thể tồn tại và phát triển mà không bao giờ cố gắng cũng như làm mọi chuyện để dẫn đến quá mức gây lên rối loạn. Quan niệm này của môn Khí công Trường sinh là một quan niệm hết sức tân tiến xuất phát điểm từ triết học cổ phương Đông và phát triển dần cho đến sau này. Khoa học hiện đại cũng như về sau này bao giờ cũng phải lấy sự cân bằng, sự yên tĩnh để đảm bảo cho hoạt động thần kinh não bộ được tốt. Nếu thần kinh não bộ thường xuyên căng thẳng, nhức nhối vì những chuyện vặt vãnh, không cần thiết thì con người sẽ rơi vào vòng bệnh tật. Không bao giờ được để não bộ và những hoạt động của não bộ bị căng thẳng.Tĩnh là làm cho cho cơ thể mình trong điều kiện yên lặng không xao động, có hư mới tĩnh được.Ta chỉ tập trung vào mục đích luyện tập, như tập trung chữa bệnh hoặc khai mở những khả năng mới v.v… Đó là sự tĩnh lặng.
Từ tĩnh lặng ta đi vào trạng thái hư tĩnh. Mọi ý nghĩ phải thoát khỏi thể xác. Con người như rơi vào trạng thái hư không( không phải ngủ), cứ như vậy những cảm giác nhẹ lâng lâng, bồng bềnh sẽ diễn ra. Dần dần xuất hiện những hình ảnh của vấn đề mà ta dự kiến trước khi đi vào hư tĩnh, hoặc có những hình ảnh mới không có dự kiến trước xuất hiện. Lúc này cần phải bình tĩnh. Theo dõi những hình ảnh mà ta thấy xuất hiện, không lo sợ, cũng không vui mừng. Ta phải làm chủ bản thân ta. Nếu thấy xuất hiện những hình ảnh xấu thì bình tĩnh gạt bỏ và không quan tâm đến nữa. Cổ nhân có lời khuyên: thấy Phật đừng có mừng, thấy ma đừng có sợ.
Một ngày ta có thể hư tĩnh nhiều lần, song không quan trọng bằng ta kéo dài thời gian của một lần hư tĩnh.
Hư tĩnh rất quan trọng trong quá trình luyện tập. Ngay từ xa xưa, Thái Thượng Lão Quân cũng như những học giả khác đã có những quyển sách chuyên về vấn đề này, chứng tỏ nó quan trọng đến mức nào.
Theo kinh nghiệm của người xưa cũng như những người luyện tập hiện tại, nếu luyện tập hư tĩnh tốt, thuần thục và thường xuyên thì tinh thần sẽ sảng khoái, nhẹ nhõm, ung dung tự tại. Tâm thần mà tĩnh lặng sảng khoái sẽ giữ cho hình thể trẻ trung, thân xác không già nua.
Có thể coi đây là một phương thuốc thần diệu để giữ cho da thịt nở nang, mắt sáng, gân cốt khỏe mạnh, luôn vui vẻ, không sầu muộn và trừ được tham vọng.
- Hư tĩnh càng sâu càng tốt;
- Hư tĩnh càng lâu ( kéo dài) càng tốt.
Như chúng tôi đã trình bày, hư tĩnh đem lại cho con người sự cân bằng về thể xác và tinh thần. Chúng ta đều biết rằng xã hội càng ngày càng phát triển; càng phát triển thì càng động, mà càng động thì càng dễ căng thẳng, dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng và gây lên rối loạn. Vì vậy, chúng ta cần phải tĩnh lại. Nếu làm đúng và thường xuyên, chắc chắn chúng ta sẽ giải tỏa được những căng thẳng, những ức chế, những rối loạn, con người sẽ thường xuyên cân bằng. Hư tĩnh còn đem lại cho người tập luyện sự thông minh sáng suốt, sảng khoái, có sức khỏe, lao động bền bỉ dẻo dai ( vì hư tĩnh là bước quyết định chuyển năng lượng bình thường thành dạng năng lượng đặc biệt phục vụ cho hoạt động của tế bào thần kinh, não bộ và hạch tùng). Hàng ngày, sau mỗi bài tập, chúng ta nên hư tĩnh, hiệu quả của bài tập đó sẽ rất cao. Khi thuần thục rồi thì hư tĩnh là một trong những yếu tố cần thiết để hòa đồng vào vũ trụ.
Muốn hư tĩnh phải chọn nơi yên tĩnh, môi trường xung quanh thoáng mát, không có những tác động của bên ngoài. Bản thân người tập cũng phải đưa cơ thể vào sự tĩnh lặng, thoải mái và không vội vàng. Quan trọng nhất là hơi thở. Thở thật chậm, thật nhẹ, sau rồi quên hơi thở đi, ta không nghĩ đến hơi thở nữa, cơ thể chìm sâu vào sự tĩnh lặng. Sau đó đi vào trạng thái hư không ( không phải ngủ). Người có cảm giác như đang rơi từ trên cao xuống, người cứ xuống dần, bồng bềnh rồi người như tan loãng ra,…
Đến một lúc nào đó sẽ thấy tự nhiên người mình hơi lạng đi một chút, đó là lúc đã bắt đầu đi vào hư tĩnh. Cứ bình tĩnh, không lo sợ, lúc đầu có thể cuống, có thể sợ nhưng sau quen dần. Đến lúc này thường xuất hiện những hình ảnh như con người, cảnh vật có khi lạ, có khi quen, có khi từ những ký ức xa xưa mà ta không mong muốn hoặc không có dự kiến. Ta không được phép sa đà vào những hình ảnh đó. Đấy chỉ là những ảo giác. Ta luyện nhiều sẽ qua giai đoạn ảo giác đến giai đoạn thực giác, rồi đến giai đoạn chân giác, tức là những gì xuất hiện mà ta vẫn làm chủ được, thì mới là đạt kết quả. Cứ ngồi trong trạng thái như vậy cho tới khi bừng tỉnh lại. Sau khi hư tĩnh xong sẽ có một cảm giác thư thái, lâng lâng, nhẹ nhàng dễ chịu, tinh thần hưng vượng, giống như vừa được tắm mát.
Theo Bác sỹ Hoàng Trọng Việt
Tủ sách Khí công Trường sinh, NXB Văn hóa -Thông tin, 2008
Từ khóa » Tĩnh Hư Cung
-
Nguyên Thủy Thiên Tôn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Ông Trọng – Wikipedia Tiếng Việt
-
HƯ TĨNH - Bủu Minh Ðàn.
-
Thế Nào Là "Hư Tĩnh"?
-
CAO NHÂN, DANH PHÁI. Đạo Lão, Thoạt... - THÁI NGỌC HƯ CUNG
-
Tư Tưởng Đạo Gia - Chương 7 - HƯ TĨNH 虛 靜 - Wattpad
-
Xích Tâm Tuần Thiên - Chương 8 Tĩnh Hư Tưởng Ngươi - WikiDich
-
Lưu ý Khi Dùng Các Thuốc Bôi Giãn Tĩnh Mạch | Vinmec
-
Thực Hư Bí Thư Huyện ủy Cùng Nhiều Lãnh đạo Chủ Chốt Bỏ Nhiệm Sở ...
-
Phù - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư - Rối Loạn Di Truyền - MSD Manuals
-
Thói Siêu Nịnh, Tật Hư Danh