Huấn Luyện An Toàn điện - Trung Tâm Huấn Luyện An Toàn Crs Vina
Có thể bạn quan tâm
Huấn luyện an toàn điện
- 1 Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn điện
- 2 Cơ sở pháp lý
- 3 Mục tiêu của lớp huấn luyện an toàn điện
- 4 Nội dung khóa huấn luyện an toàn điện thực hiện tại CRS VINA
- 4.1 Chính sách, Pháp luật về huấn luyện an toàn điện
- 4.2 Tổng quan về an toàn điện
- 4.3 Nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro khi làm việc với điện
- 5 Nội dung huấn luyện cho người lao động từng công việc cụ thể:
- 5.1 Người lao động làm công việc vận hàng đường dây dẫn điện.
- 5.2 Nội dung dành cho người làm công việc xây lắp điện
- 5.3 Nội dung dành cho người làm công việc thí nghiệm điện
- 5.4 Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
- 5.5 Cho người làm công việc leo trèo, tháo, kiểm tra hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt.
- 6 Huấn luyện phần thực hành
- 7 Thời gian huấn luyện an toàn điện
- 7.1 Thời gian huấn luyện Nhóm 3 Nđ 44/2016
- 7.2 Thời gian huấn luyện an toàn điện tt 31/2014/bct
- 8 Cấp thẻ an toàn điện sau khi được huấn luyện an toàn điện
- 9 Công ty CP Tư vấn môi trường và Chứng nhận Crs Vina
Huấn luyện an toàn điện trong các tổ chức, công ty, cơ sở thực hiện theo Thông tư 13/2016/BLĐTBXH và Thông tư 31/2014/BCT được xây dựng theo chương trình khu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Điện là thứ không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sản xuất hiện nay. Bên cạnh đó, những mối nguy do điện mang đến rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Những cảnh báo về mất an toàn điện cũng được các cơ quan chức năng đưa ra. Tại nạn điện xảy ra không ít, tuy nhiên không phải ai cũng đánh giá đúng được sự nguy hiểm của nó cho đến khi gặp nạn.
Để có những kiến thức và hiểu biết về điện cũng như an toàn điện. Người lao động nên tham gia các lớp huấn luyện an toàn điện.
Huấn luyện an toàn điện do Công ty CP Tư Vấn Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina tổ chức dành cho những đối tượng quan tâm và muốn tìm hiểu về An toàn điện. Các khóa học thường xuyên được tổ chức, có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng.
Liên Hệ để được tư vấn hỗ trợ đăng ký huấn luyện an toàn tiện qua Hotline:
☎ Hotline: 0903.980.538 (Mrs. Lan Anh)
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn điện
▪️ Người làm công việc vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện, hệ thống điện.
▪️ Những người thường xuyên tiếp xúc với điện và thiết bị điện.
▪️ Những người có trách nhiệm đảm bảo an toàn điện theo quy định của Pháp luật.
▪️ Những đối tượng quan tâm đến an toàn điện và an toàn thiết bị điện.
Cơ sở pháp lý
🔸 Thông tư 13/2016/BLĐTBXH danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt huấn luyện nhóm 3
🔸 Thông tư 31/2014/BCT Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện
🔸 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện.
Mục tiêu của lớp huấn luyện an toàn điện
▪️ Đào tạo nhận thức về chính sách Pháp luật trong An toàn vệ sinh lao động – An toàn điện.
▪️ Cung cấp kiến thức về đảm bảo an toàn điện. Các kiến thức vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện.
▪️ Nhận diện những nguy cơ do điện gây ra và có cách phòng tránh, xử lý phù hợp.
Nội dung khóa huấn luyện an toàn điện thực hiện tại CRS VINA
Chính sách, Pháp luật về huấn luyện an toàn điện
▪️ Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
▪️ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn vệ sinh lao động, an toàn điện.
▪️ Chế độ, chính sách của Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động đối với người lao động.
▪️ Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, nguy hại gây tai nạn lao động. Những vấn đề về bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa.
Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.
Tổng quan về an toàn điện
▪️ Nguyên lý vận hành của mạch điện, các yêu cầu đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
▪️ Khái niệm cơ bản về dòng điện, mạch điện, điện trở, vật dẫn, nối đất, cách điện.
▪️ Các biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn điện trước khi tiến hành công việc. Như khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần), lập kế hoạch, đăng ký công tác. Tổ chức đơn vị công tác. Giám sát an toàn trong thời gian làm việc. Thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.
▪️ Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: ngắt điện và ngăn chặn điện trở lại nơi làm việc. Kiểm tra tiếp đất, làm rào chát, treo biển cấm, thiết lập vùng an toàn.
Nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro khi làm việc với điện
▪️ Các yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan đến điện
▪️ Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố nguy hiểm, nguy hại đó gây ra.
▪️ Giúp học viên nắm được hiện tượng, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện chủ yếu. Như điện giật, bỏng do điện, ngã do điện giật, chát nổ do điện.
▪️ Kỹ thuật an toàn điện
▪️ Kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp, sơ cấp cứu tại chỗ
Nội dung huấn luyện cho người lao động từng công việc cụ thể:
Người lao động làm công việc vận hàng đường dây dẫn điện.
Đối với đường dây dẫn điện.
▪️ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện.
▪️ An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện. An toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã ngắt hay vẫn đang mang điện. Chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện. Làm việc trên cao
Đối với thiết bị điện
▪️ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn điện cho thiết bị điện, trạm điện.
▪️ An toàn khi kiểm tra thiết bị điện. Đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành. An toàn khi làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện.
▪️ Phòng cháy chữa cháy cho thiết bị điện và trạm điện.
Nội dung dành cho người làm công việc xây lắp điện
▪️ An toàn khi đào, đổ móng cột, đào mương cáp ngầm
▪️ An toàn khi lắp, dựng cột điện
▪️ An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét
▪️ An toàn khi lắp đặt thiết bị điện
Nội dung dành cho người làm công việc thí nghiệm điện
Quy trình vận hành và xử lý sự cố, quy định an toàn cho các thiết bị của các trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm. Biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm điện.
An toàn khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy điện, máy biến điện áp, biến dòng điện. Cách điện của cáp điện.
Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
➖ Đối với đường dây dẫn điện: An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành.
➖ Đối với thiết bị điện: an toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện. Các động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều.
Cho người làm công việc leo trèo, tháo, kiểm tra hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt.
An toàn khi trèo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc khi không có điện.
Huấn luyện phần thực hành
➖ Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn. Phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
➖ Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện. Sơ cứu người bị tai nạn điện.
➖ Những nội dung, thao tác liên quan đến việc đảm bảo an toàn phù hợp với công việc người lao động.
Xem thêm: Mẫu thẻ an toàn điện theo Thông tư 31/2014/BCT
Thời gian huấn luyện an toàn điện
Thời gian huấn luyện Nhóm 3 Nđ 44/2016
– Thời gian huấn luyện lần đầu là 24 giờ gồm cả lý thuyết và thực hành, kể cả thời gian kiểm tra.
– Thời gian huấn luyện định kỳ bằng nữa thời gian huấn luyện lần đầu
Thời gian huấn luyện an toàn điện tt 31/2014/bct
– Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ.
– Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ.
– Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
Xem mẫu thẻ an toàn lao động nhóm 3.
Cấp thẻ an toàn điện sau khi được huấn luyện an toàn điện
➖ Cấp thẻ mới cho người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra đạt yêu cầu. Hoặc những người khi chuyển đổi công việc và huấn luyện an toàn điện sẽ được cấp thẻ mới.
➖ Cấp lại thẻ an toàn điện khi người lao động làm mất hoặc làm hỏng thẻ.
➖ Cấp sửa đổi, bổ sung khi người lao động thay đổi bậc an toàn.
➖ Thẻ an toàn điện sẽ được sử dụng khi được cấp đến khi bị thu hồi.
➖ Trong quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình thẻ an toàn điện theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc các đoàn thanh tra, kiểm ta về an toàn điện.
➖ Sẽ thực hiện thu hồi thẻ an toàn điện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm tại đơn vị cũ. Việc thu hồi sẽ do tổ chức, đơn vị cấp thẻ thực hiện.
Khóa huấn luyện an toàn điện là khóa học cung cấp những kiến thức cơ bản về điện, an toàn điện và những nguy cơ tiềm ẩn trong các thiết bị điện, trong quy trình làm việc với các thiết bị điện. Kết hợp thực hành xử lý tình huống gặp nạn trong cuộc sống cũng như trong quá trình làm việc với điện.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Công ty CP Tư vấn môi trường và Chứng nhận Crs Vina
☎ Hotline: 0903 980 538 – 0984 886 985
✅ Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
✅ Miền bắc: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
🌍 Website: http://daotaoantoan.org/
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Slide Huấn Luyện An Toàn điện
-
Slide Huấn Luyện An Toàn điện - Tài Liệu Text - 123doc
-
Slide Huấn Luyện An Toàn điện - 123doc
-
Huấn Luyện An Toàn điện.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí Với 1 Click
-
Ky Thuat An Toan Dien - SlideShare
-
Slide Huấn Luyện An Toàn - Quang Silic
-
HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN - Central Hse
-
Huấn Luyện An Toàn điện Theo Thông Tư 05/2021/TT-BCT
-
Huấn Luyện An Toàn điện - TaiLieu.VN
-
[Bài Giảng] Kỹ Thuật An Toàn điện | Yêu Môi Trường
-
Tổ Chức Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao động Cho Người Lao động
-
Huấn Luyện Và Kiểm Tra định Kỳ “Quy Trình An Toàn điện Năm 2022”
-
Huấn Luyện An Toàn Lao động Vệ Sinh Lao động
-
Huấn Luyện An Toàn Lao động - Huấn Luyện An Toàn Nghị định 44 ...