Hực Chất Của Bỏ Qua Chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa Tiến Lên Chủ ... - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Thạc sĩ - Cao học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 17 trang )
A.LỜI NÓI ĐẦUHiện nay, vấn đề nhận thức về sự lựa chọn con đuờng phát triển xã hộichủ nghĩa,bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,kiên trì phấn đấu theo lý tưởng vàmục tiêu của chủ nghĩa xã hội của các tầng lớp nhân dân còn chưa được đầyđủ. Vấn đề này cũng được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Tiến lên chủ nghĩaxã hội bỏ qua chế dộ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam đó là sự phát triển tất yếuở nước ta, được Đảng và chủ tich Hồ Chí Minh vạch ra từ năm 1930 (trongChính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt ở luận cương chính trị của Đảng) vàngày càng hoàn thiện hơn trong các kì Đại hội Đảng gần đây. Xuất phát từthực tế này, em đã chọn đề tài “thực chất của bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩatiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” để làm tiểu luận.Những nghiên cứu của tiểu luận này sẽ góp phần vào sự nhận thứcrõ ràng hơn về con đường mà dân tộc ta đã lụa chọn. con đường ấy xuấtphát từ những điều kiện khách quan , chủ quan nào; thực chất có nhữngthuân lợi , khó khăn gì;con đường tiến hành cũng như thành tựu đã đạtđược, sẽ được làm sõ hơn trong tiểu luận này.Lý luận của tiểu luận này xuất phát từ lý thuyết đến thực tiễn nhậnthức. Đó là những lý luận dựa trên cơ sở các quan điểm lý luận nguyên lýcủa chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan của Đảng, cácchính sách của Nhà nước. Đồng thời tiếp thu ý kiến, kết quả nghiên cứucủa các nhà khoa học vào tiểu luận của mình.Qua đề tài này, em muốn gửi lời cảm ơn tới cô giáo Tô Thị Oanh,người đã giúp em nhận thức rõ hơn con đường mà cả nước ta đang tiếnđến. Những lời giảng của cô giúp em hiểu thêm những khó khăn, thửthách mà cả nước ta đang phải trải qua trên con đường tiến lên chủ nghiaxã hôi.Với đề tài này em muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộcxây dựng và phát triển đất nước.Trong quá trinh thực hiện đề tài em đẫ cố gắng,nhưng không thểkhông có những thiếu sót, vì thế em mong thầy cô có thể làm cho nó trởnên đầy đủ hơn.1B.NỘI DUNGI. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI1. Giải thích một số khái niệm:1,1. Khái niệm xã hội chủ nghĩa:Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệthống kinh tế - xã hội mà trong đò các sở hữu và các tài sản là thuộc quyềnsở hữu của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằngtrong xã hội kinh tế cũng như tiến đến sự hợp tác tốt hơn. Quyền điềukhiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như một hình thức công đoànhoặc gián tiếp qua hình thức nhà nước. nhìn theo khía cạnh kinh tế thìCNXH có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được“cộng đồng hóa”.1.2..Khái niệm tư bản chủ nghĩa:Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao củaloài người, xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu phôi thai và phát triển từ tronglòng xã hội phong kiến Châu Âu và chính thức được xác lập như một hìnhthái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỉ XVIII. Sau cách mạng Pháp cuối thếkỉ XVIII hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần chiếmưu thế hoàn toàn tại Châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độphong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị, kinh tế, xã hội tư bảnchủ nghĩa lan rộng ra khắp Châu Âu và toàn thế giới.1.3. Khái niệm cơ bản về quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội:Muốn hiểu được rõ thế nào là quá độ lên CNXH trước hết phải hiểu thếnào là thời kì quá độ.theo Mác – Lê nin đã khẳng định muốn tiến từ mộtphương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất cao hơn càn phảitrải qua thời kì quá độ.Mác đã khái quát về lý luận và chỉ rõ: “ thời kì quá độlà thời kì cải biến cách mạng không ngừng, triệt để và toàn diện từ phươngthức sản xuất này đến phương thức sản xuất khác. Trong thời kì quá độ xét2về mặt kinh tế, chính trị, xã hội đó là thời kì có nhiều mâu thuẫn đặt ra đòihỏi lý luận phải giải quyết triệt để”.2. Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội:Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ đi lên CNXH là những nhântố xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh vớinhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,chính trị, văn hóa, tư tưởng, tậpquán xã hội. Về kinh tế, đây là thời kỳ bao gồm những mảng, những phần,những bộ phận của CNTB và CNXH xen kẽ nhau, tác động với nhau, lồng vàonhau, nghĩa là thời kỳ tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cả thành phần kinhtế XHCN lẫn thành phần TBCN, thành phần kinh tế hàng hóa nhỏ cùng tồntại và phát triển,vừa hợp tác thống nhất vừa mâu thuẫn,cạnh tranh vớinhau gay gắt.Thời kỳ này băt đầu từ khi giai cấp vô sản giành chinh quyền và kếtthúc việc xây đựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.3. Thực chất của sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN:Đối với những nước lạc hậu như Việt Nam, sau khi giành được chínhquyền về tay nhân dân lao động còn thiếu những tiền đề kinh tế cho CNXH.Việc tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật vô cùng khó khăn, nên thời kỳ quá độđi lên CNXH sẽ kéo dài hơn so với những nước đi lên CNXH từ một nướcTBCN phát triển.Thực chất của sự quá lên CNXH không qua TBCN là: nhà nước của giaicấp vô sản và nhân dân lao động đảm bảo lịch sử phát triển LLSX, tạo điềukiện vật chất – kĩ thuật vá các quan hệ xã hội tương ứng với điều kiên vạtchất ấy, tạo cơ sở thực hiện cho CNXH. Đây là nhiệm vụ đáng lẽ giai cấp tưsản phải làm nếu đất nước trải qua chế độ TBCN.Do đó nói nước ta quá độ lên CNXH không qua TBCN là trong lịch sửnước ta sẽ không có một giai đoạn trong đó giai cấp tư sản nắm chính quyềnvà quan hệ sản xuất TBCN giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế.Nhưng nếu tạo lập cơ sở vật chất – kỹ thuật ch CNXH, chúng ta cũngphải tuân thủ những vấn đề có tính quy luật của quá trình phát triển kinh tếmà giai cấp tư sản đã từng làm ở các nước đã trải qua chế độ TBCN. Đồng3thời phải kế thừa những thành tựu mà nhân loại đa đạt được dưới chế độTBCN, đặc biệt là khoa học và công nghệ.Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “con đường đi lên củanước ta là sự phát triển quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏqua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN, những tiếp thu, kếthừa những thanh tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, dặc biệtvề khoa học và công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tếhiện đại”.Chính vì vậy đặc trưng cơ bản nhất của thời kì quá độ lên CNXH khôngbỏ qua chế độ TBCN là phát triển kinh ế thị trường định hướng XHCN, đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng nước tathành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiên đại có mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.4. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên CNXH:Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ăngnghen vào công cuộc xây dựngCNXH ở nước Nga trước đay, V.L.Lenin đã phất triển lý luận về thời kỳ quáđộ đi lên CNXH. Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan đối vớinhững nước xây dựng XHCN.Tuy nhiên, đối với những nước có lực lượng sảnxuất phát triển cao thì thời kỳ qá độ lên CNXH có nhiều lợi nhuận hơn, có thểngắn hơn so với những nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ nền kinh tếkém phát triển.Theo V.I.Lê nin,sự cần thiết khách quan phải có thời kì quá độ lênCNXH là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sảnchủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định.Quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩađều dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. các cuộc các xã hộitrước đây chỉ là sự thay thế chế độ tư hữu này bằng mọt chế độ tư hữu khác.Cách mạng XHCN nhằm vào mục tiêu xóa bỏ chế độ tư hữu đẻ xác lậpchế độ tư hữu, mà chế độ công hữu là đối lập nhau, cho nên quan hệ sản xuấtXHCN lấy công hữu làm nền tảng không thể hình thành trong long phươngthức sản xuất cũ dựa trên chế độ tư hữu được.4Sự thật lịch sử đã chứng tỏ, có nhưng nước do điều kiện khách quanvà chủ quan, bên trong và bên ngoài chi phối đã bỏ qua một hình thái kinh tế- xã hội nào đó trong tiến trình phát triên của mình.Đối với nước ta, con dường phát triển bỏ qua chế độ TBCN à tất yếu vàcó khả năng thực hiện. Điều kiện quan trọng để thực hiên sự phát triển “rútngắn”mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chỉ ra đối với cácnước tiền TBCN lên XHCN là:Phải có được tấm gương của một cuộc cách mạng tư sản đã thắng lợi.Phải có được sự giúp đỡ, sự ủng hộ tích cực của các nước tiên tiến vàgiai cấp vô sản các nước đó.Có những chính Đảng đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo đất nước tiên lênCNXH.Với những điều kiện mà các nhà kinh điển đã chỉ ra như trên, xem trong tìnhcủa khung cảnh quốc tế thời đại, nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện và nănglực thực hiện một sự phát tiển “rút ngắn” để đi tới XHCN tương lai.5. Các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội:Theo chủ nghĩa Mác – Lê nin thì thời kì quá độ là một tất yếu đối vớimọi nước đi lên CNXH. Tuy vây do có đặc điểm của từng nước khác nhau, cónuớc nền kinh tế phát triển theo CNTB, vì vậy thời kỳ quá độ lên CNXH cũngkhác nhau, chủ nghĩa Mác – Lê nin cho rằng có hai loại hình thái quá độ, đólà:5.1. Quá độ từ CNTB lên CNXH (theo quy luật tự nhiên của thời đại).Loại hình này quy luật phát triển tuần tự của xã hội loài người. Đó làloại hình quá độ đối với các nước đã trải qua giai đoạn phát triển CNTB, nênđã có sẵn tiền đề cơ sở vật chất kĩ thuật. Vì thế công cuộc quá độ chỉ còn lànhững tiền đề ấy thành cơ sở của CNXH, thiết lập một quan hệ sản xuất mới,một nhà nước mới – xã hội XHCN.5.2. Quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội trước CNTB lên CNXH:Loại hình này là quy luật phát triển nhảy vọt của loài người,với cácnước có nền kinh tế lạc hậu,kém phát triển cũng có khả năng quá đôj đi lên5XHCN bỏ qua giai đoạn TBCN. Tuy nhiên để có thể tiến lên CNXH thì cácnước này phải cần từng bước quá độ và có những điều kiện phù hợp.Để có thể quá ddojj lên CNXH, các nước này cần phải có sự giúp đỡ củagiai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đang xây dựng CHXH. Đồng thời cácnước này cũng phải hình thành được tổ chức Đảng cách mạng và cộng sản,phải giành đượi chính quyền về tay mình, xây dựng các tổ chức nhà nước màbản chất là xô viết nông dân và xô viết những người lao động.Lê nin khẳng định rằng ở một nước kém phát triển thì cần phải tạo ranhững điểu kiện kiên quyết để thực hiện CNXH bằng một cuộc cách mạngthiết lập chính quyền liên minh công nông và phải tiến lên CNXH qua cácbước quá độ, không được nhảy vọt cũng như nôn nóng.6. Thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam:Thời kỳ qúa độ là tứ thời kỳ bất cứ quốc gia nao đi lên CNXH cũng đềuphải trải qua.Đối với Việt Nam,một nước công nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bỏqua chế độ TBCN thì phải trải qua một thời kỳ quá lâu dài.6.1. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta:Thực tiễn đã khẳng định CNTB là chế độ xã hội đã lối thời về mặt lịchsử , sớm hay muộn cũng được thay đổi bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sảnchủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn XHCN.Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới,CNTB thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn khôngvượt khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó. Những mâu thuẫn ngay khôngdiu đi mà phát triển gay gắt và sâu sắc.CNTB không phải là tương lai củaloài người,đặc điểm của thời đại ngày nay là thời kỳ quá dộ từ CNTB lênCNXH trên phạm vi toàn thế giới.Quá trình cải biến xã hội xây dựng một xãhội mới – xã hội XHCN không phải là quá trình cải lương duy ý chí, mà là quátrình cách mạng trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan phù hợp vớiquy luật lịch sử. XHCN khoa học, tự do,dân chủ và nhân dân mà loài ngườiđang vươn tới đại diện cho những giá trị tiên tiến nhất cả nhân loại , đạidiện cho lợi ích của người lao động.Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp caocả giải phóng loài người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của loài người.Hơn thế nữa, cách mạng Việt Nam phải theo con đường độc lập dân tộc gắn6liền với CNXH tình tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷXX.Nhờ đi theo con đường ấy, nhân dân ta đã làm cách mạng tháng támthành công, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, chỉ có đi lênCNXH mới giữ vững được nền độc lập tự do no ấm cho dân tộc, thực hiệnmục tiêu làm cho nhân dân ấm no, tự do và hạnh phúc.Vậy sự quá độ lênCNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là tất yếu lịch sử.6.2. Khả năng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở VIệt Nam:Chúng ta có khả năng quá độ lên CNXH bỏ ua giai đoạn phát triểnTBCN bởi chúng ta có đâfy đủ điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệhiện đai trên thế giới phát triển mạnh mẽ, làm cho lực lượng sản xuất mangtính quốc tế hóa cao, sự phụ thuộc vào nhau giữa các quốc gia trong quátrình phát triển ngày càng lớn. vì vậy, muốn phát triển các quốc gia đều phảimở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Đó là xu thế phát triển của thời đại.Chúng ta muốn phát triển cũng không thể nằm ngoài xu thế đó. Trong quátrình đó, cho phép chúng ta tranh thủ được vốn, công nghệ hiện đại, kinhnghiệm quản lý,mở rộng thị trường phát triển nhanh nền kinh tế trong nước.6.3. Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam:Quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam, đay chính là con đường rútngắn đi lên CNXH ở nước ta, thực chất là quá trình đưa nước ta tiến nhanhtừ sản xuất nhỏ đến sản xuất lớn.Bỏ qua chế độ TBCN không phải là bổ qua sở hữu tư nhân, không phảilà bỏ ua sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân mà không phải là bỏ qua quanhệ sản xuất TBCN, sự thống trị của kiến trúc thượng tầng TBCN. Tức là bỏqua sự thống trị của giai cấp tư sản trong nền kinh tế. Bỏ qua chế độ TBCNkhông phải là bỏ qua sự phát triển của kinh ế hàng hóa, kinh tế thị trườngmà là tạo ra những điều kiện để phát triển nhanh kinh tế thị trường địnhhướng XHCN.Chúng ta không phủ nhận tất cả những thành tựu của nhânloại dưới TBCN mà phải biết tiếp thu tranh thủ tận hưởng những thành tựuđã đạt được dưới tư bản để phát triển nhanh nền kinh tế nước ta.Sự rút ngắn con đường đi lên CNXH bỏ qua TBCN để thực hiên thôngqua những hình thức kinh té quá độ trung gian, thông qua việc sử dung kếthợp với thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.76.4. Những điều kiện cơ bản nhất để đảm bảo cho đổi mới theo dịnhhướng XHCN ở Việt Nam:Một, sự sáng suốt, khoa học với trình độ chí tuệ cao và bản lĩnh chínhtrị vững vàng của Dảng. Sự thành bại của công cuộc đổi mới trước hết phụthuộc tăng cường lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Hai, sự năng độngva hiệu quả quản lý cao của Nhà nước của dân,dodân,vì dân, đặc biệt nâng cao điều hanh của Chính phủ, khả năng chốngquan lieu, tham nhũng được chứng tỏ trong thực tế, Lê nin đẫ khẳng định: “chính trị chủ yếu của nước ta lúc này là xây đựng nước nhà về mặt kinh tế”.Ba, khả năng tạo lập và giữ vững ổn định chính trị một các tích cực từtoàn bộ thể chế đến sự đồng thuận xã hội.Đổi mới theo định hướng XHCN không phải là ý muốn chủ quan duy ýchí của chúng ta mà là sự phản ánh quy luật khách quan, xu thế tất yếu củatời đại ngày nay. Muốn vây, đòi hỏi vai trò nố lực hết sức to lớn trước hết làcủa Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, từ việc tự giác nhận thức nhucầu cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu khách quan.7. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam:Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng củaXHCN theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin trong Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH , Đảng ta đã xác định 8 đặctrưng cơ bản ở mô hình CNXH ở Việt Nam mà chúng ta sẽ xây dựng là:Thứ nhất, do dân lao động làm chủ.Thứ hai, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.Thứ ba, có nền kinh tế văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sác dân tộc.Thứ tư, có người giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công làm theo năng lựchưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triểntoàn diện cá nhân.Thứ năm, các dân tộc trong nước bình đẳng,đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùngtiến bộ.8Thứ sáu, có quan hệ hữu nghị và hợp tác nhân dân tấtcả các nước trên thếgiới.Thứ bảy, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đạivà quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Thứ tám, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhândân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.Những đặc trên đêu mang tính dự báo, với sự phát triển về kinh tế vàxã hội của đất nước, thời đai.Những đặc trưng này sẽ được tiếp tục bổ sungphát triển cách mạng XHCN ở Việt Nam.II. SỰ LỰA TRỌN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CNXH Ở NƯỚC TA:Định hướng XHCN ở nước ta: Đúng hay chệch?Truớc đâu, sau mấy năm khôi phục kinh tế và thực hiên cải tạo XHCN,công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta có thể nói xuất phát từ khái niệmđơn giản , duy ý chí về CNXH, chúng ta tưởng rằng có thể thực hiện mọi đặctrưng của XHCN sau khi tiến hành quốc hữu hóa nhưng tư liệu sản xuất cơbản mà không cần biết nền sản xuất xã hội hóa ấy thực hiện như thế nào.Dấn dần từ thực tiễn khủng hoảng và trì trệ về kinh tế chúng ta mớihay rằng không thể thực hiện được ngay mọi đặc trưng của CNXH trên cơ sởmột nền sản xuất xã hội hóa theo kiểu hình thức, một nền sản xuất được gọilà “xã hội hóa” nhưng trình độ của LLSX còn rất thấp, còn xa mới đạt đượcxã hội hóa được coi như một tất yếu kinh tế. Mức độ thực hiện những đặctrưng của CNXH không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải căn cứ vàotrình độ thực tế của LLSX mà năng suất lao động trong từng thời kỳ lịch sửcụ thể. Nghĩa là: “chỉ có thể thực hiện từng bước những đặc trưng của CNXH.Với ý nghĩa trên, định hướng XHCN chính là sự quay trở về với luậnđiểm sau của Lê nin: “…danh từ nước Cộng hòa Xô Viết CNXH có nghĩa làchính quyền Xô Viết quyết tâm thực hiên bước chuyển CNXH”. Bởi vậy,quátrình định hướng XHCN nên đất nước ta là quá trình xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật của CNXH – cốt lõi của quá trình xã hội hóa sản xuất trong thực tế.Để có dược nền móng của XHCN,chúng ta chỉ có thể ngắn cái phải trải quatheo quy luật lịch sử tự nhiên, chứ không thể bỏ qua cái phải trải qua. Cáiphải trải qua ấy là gì? Đó là phát triển mạnh mẽ của LLSX, là xã hội hóa của9LLSX trong thực tế thông qua các quá trình chuyển hóa từ nền kinh tế nôngnghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, từ quy mô nông thôn sang quy mô đôthị, từ tổ chức cộng đồng sóm sang quy mô cộng đồng dân tộc, quốc tế…Cũngvì vậy, quá trình định hướng XHCN ở nước ta tất yếu phải là một quá trìnhđan xen giữa nhiệm vụ trực tiếp và gián tiếp xây dựng CNXH, là quá trìnhcòn nhiều mâu thuẫn, nghịch lý, bất công mà tạm thời phải chấp nhận, vàcuộc vận đọng của XHCN trên thực tế sẽ xóa bỏ dần đi những mâu thuẫn,nghịch lý, bất công áy. Sự định hướng XHCN còn chứa đựng một vấn đề cơbản không thể né tránh. Đó là thời kì "ai thăng ai”. Cho nên,không chỉ có khảnăng đi đúng hướng mà còn có khả năng đi chẹch hướng. Chệch hướng làmột nguy cơ có thật,quá trình đi theo con đường XHCN quyest không phải làsự chuyển động phẳng lặng theo một chiều mong muốn, đặc biệt cơ chế thịtrường được coi là phương tiện khách quan để xây dựng XHCN. Nó làphương tiện để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển ấy lại tiềm ẩn nguycơ CNXH bị hủy hoại.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH củaĐảng xác định 8 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, nóiđịnh hướng XHCN nghĩa là nói đén mục tiêu chúng ta đạt tới. Đó là hànglang của sự phát triển, sự sáng tạo.Cương lĩnh vạch ra những phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình để thựchiện những đặc trưng cuarXHCN trên đất nước ta. Những phương hướng đóvừa mang tính bảo đảm không chệch hướng XHCN, vừa quán triệt tinh thầnđổi mới cho phép không lặp lại những sai lầm cũ, tinh thần từng bước thựchiện những đặc trưng của XHCN, Chẳng hạn, trong cách mạng QHSX, sự địnhhướng XHCN có nghĩa là thiết lập từng bước QHSX XHCN phù hợp với sựphát triển của LLSX. Do đó, QHSX XHCN sẽ được thành lập từ thấp đếncao,rồi từ đa dạng về hình thức sở hữu.Sau Cương lĩnh, các các hội nghị của Trung Ương Đảng từ Đại Hội VIIđến nay đã cụ thể hóa thêm một bước sự định hướng XHCN trên các mặt đờisống xã hội. âu 12 năm đổi mới, đất nước ta đã thoái ra khỏi khủng hoảngkinh tế xã hội,đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng .Đất nước ta, nhờ đó có thể chuyển sang thời kỳ mới : đẩy ạnh công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước.Nhận định chung về quá trình định huơng XHCN sau 12 năm đổi mớiĐảng ta khẳng định : về cơ bản việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi10mới những năm qua là đúng đắn, đúng định hướng XHCN. Tuy nhiên trongquá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc kéo dài, lệch hướng ởmức độ này hay mức độ khác. Nhân định đó là đúng đắn và sáng suốt, phảnánh tinh thần đầy trách nhiệm của Đảng ta đối với vận mẹnh của dân tộc,của hàng triệu quần chúng nhân dân lao động – nền tảng của chế độ ta.Từ đó, một mặt cổ vũ cho nhân dân ta phát huy tinh thàn tự lực tựcường để đưa đất nước ta khỏi cảnh ngheo nàn lạc hậu, mặt khác đòi hỏimọi người phát huy tinh thần trách nhiệm khắc phục mọi trở ngại trên conđường đi tới chế độ do nhân dân lao đông làm chủ.Như vậy con đường đi lên CNXH là con đường đúng đắn mặc dù cònnhiều khó khăn trước mắt nhưng sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta khôngchịu lùi bước trước bất cứ khó khăn, thử thách nào.III. QUÁ TRÌNH ĐI LÊN XHCN Ở NƯỚC TA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:1.Thực trạng của quá trình đi lên CNXH ở nước ta :Sau cương lĩnh, các hội nghị của Trung Ương Đảng từ Đại Hội VII đếnnay đã cụ thể hóa them một bước sự định hướng XHCN trên các mặt đờisống xã hội. Sau 12 năm đổi mới, đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xãhội, đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng.Tuy nhiên trong thực tiễn, bên cạnh thừa nhận những thành tựu đáng mừng,cũng có vẫn đề cần xem xét một cách nghiêm túc. Chẳng hạn:--Sự tăng cuờng GDP ở nước ta vừa qua là nhanh hay chậm?Theo tính toán chỉ cần dựa vào nền kinh tế của ta 1 tỷ USD thôi thìtăng trưởng có thể đạt tới 6%. Vậy sự tăng trưởng GDP vừa qua là chủyếu do đâu? Do đuờng lối chính trị hay do hoạt động kinh tế mà gốc rễlà quản lý tốt mang lại?.Sự tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các vùng có sự chênhlệch lớn. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có mức tăng tưởng từ 15% trởlên, các vùng khác có mức tăng trưởng 7% liên tục mấy chục năm,nhưng do sự phất triển không đều giữa hai vùng trong nước mà đứngtrước nguy cơ một nước chia thành hai miền “phát triển và lạc hậu”.11-----Tăng cuờng kinh tế đi đôi với sự chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn.Kinh tế tăng trưởng nhưng mức sống thực tế của một bộ phận hưởnglương giảm 1/3. Gạo xuất khẩu đạt tới mức cao nhất, nhưng mức sốngnông dân quá thấp so với công dân và người dân thành thị ( năm1995, thu nhập của người nông dân đồng bằng song Cửu Long là 200USD/năm trong khi ở TP Hồ Chí Minh là 920 USD/năm). Điều đánguan tâm là sự chênh lệch về thu nhập giữa các tang lớp trong xã hộinước ta ngày càng lớn.Sở hữu toàn dân về đất đai trên thực tế đang bị tư nhân hóa, diện tíchđất nông nghiệp tính theo đầu người giảm 300m2 trong 10 năm.1/3 vốn đầu tư vào dịch vụ. Khuynh hướng đầu tư của nước ngoài lànhằm thu hồi vốn nhanh, khai thác tài nguyên thiên nhiên còn kỹ thuậttiến không có là bao.Vốn huy động trong dân còn ở tỉ lệ quá thấp: 7% GDP ( trong khi TháiLan 37%,philippin 15%), vốn đầu tư trong nước chủ yếu vẫn là vốncủa nhà nước.“Chủ nghia tiêu thụ” phát triển mạnh mẽ trong giới trung, thượng lưu.Sự lệ thuộc của hệ tư tương vào tính thực dụng kinh tế có xu thế ngàycàng tăng.Tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, tệ nạn xã hội không giảm.Trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, côngnghiệp hóa có nhiều chi tiêu phản ánh không rõ những bước đi để kinhtế nhà nước và kinh tế tập thể thực sự là nền tảng của nền kinh tếquốc dân.2. Từng bước khắc phục khó khăn trong quá trình đi lên CNXH ởnước ta:2.1. Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước.CNH, HĐH ở nước ta nhằm xây cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH, tạonền tảng cho sự trưởng thành, hiệu quả cao và bền vững của nền kinh tế.Trong quá trình tiến hành CNH, HĐH đất nước ngoài việc lấy nội lực làmnhân tố quyết định đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế tiếp thu tối đa nguồnlực, coi đây là nhân tố quan trọng để củng cố vững chắc độc lập dân tộc, thúcđẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thành công…để đưa đất nước càng ngàyhiện đại hơn, văn minh hơn.12--Thu hút được nhiều nguồn vốn nước ngoài:Do nên kinh tế của nước ta xuất phất thấp. LLSX đan xen của nhiềuloại trình độ, trong đó chiếm đại đa số là kỹ thuật và công nghệ cũ kĩ,do đó cần thu hút vốn để thúc đẩy LLSX phát triển, nhập khẩu máymóc hiện đại, mở rộng thi trường…Chuyển giao máy móc, công nghệ, kỹ thuật hiện đại.Đẩy mạnh buôn bán thương mại giữa các nước.Học tập kinh nghiệm và cách quản lý tiên tiến của các nước trên thếgiới.Tạo môi trường ổn định để phát triển.Tiếp thu văn hóa nhân loại để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậmđà bản sắc dân tộc.Hiện nay xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa LLSX của nhân loại do cuộc cáchmạng khoa học công nghệ mới hiện đại đem lại, đang chứa đựng nhữngphương tiện, đó là những điều kiện vật chất của những QHSX cao hơn mànhững nước lạc hậu chưa trải qua chế độ TBCN, có thể tìm thấy và vận dụngvào nước mình thông qua sự giao lưu hợp tác quốc tế dưới nhiều hình thứckhác nhau, từ đó tận dụng công nghệ, vốn kinh nghiệm quản lý. Từ đó cácquốc gia chậm phát triển vẫn có thể vào con đường phát triển “rút ngắn”ngay cả khi CNTB còn chưa bị đánh bại tại quê hương của nó và thậm chí khithiếu cả sự giúp đỡ trực tiếp của các nước XHCN tiên tiến. Khi các quốc giachậm phát triển đi sau nhận thấy sản xuất TBCN còn thúc đẩy sự tăng trưởngkinh tế đến mức độ nhất định thì các nước đi theo con đường XHCN lại khôngcó lý do gì không giám sử dụng nó như một thành phần kinh tế nhiều thànhphần. Tất nhiên là dưới sự dẫn dắt của thành phần kinh tế nhà nước theođịnh hướng XHCN.2.2. Thiết lập từng bước QHSX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạngvề hình thức sở hữu:Phải tùy theo trình độ phát triển của LLSX mà thiết lập hình thứcQHSX sao cho phù hợp. Phải chống tư tưởng nóng vội muốn xóa bỏ ngay chếđộ tư hữu và xác lập ngay chế độ công hữu về TLSX với hình thức và quy môlớn. Xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu, chúng ta phải thừa nhận sự tồn tạilâu dài của nhiều thành phần kinh tế, phải phát huy tích cực cơ cấu kinh tếnhiều thành phần kể cả thành phần kinh tế tư nhân TBCN nhưng phải xâydựng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày trở nên lớn mạnh để trởthành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phải phát triển kinh tế hàng hóa13theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước.Phải hình thức hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả laođộng và hiệu quả kinh tế làm chủ yếu.Một số ý kiến nghịSau khi tìm kiếm và nghiên liệu về đề tài này em xin đưa ra một số kiếnnghị sau đối với con đường quá độ đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ởnước ta:Trước hết đối với Đảng và Nhà nước cần phải nhanh chóng trong việcđưa ra các văn bản pháp luật, các chính sach kinh tế, xã hội để nhanh chóngkhắc phục những thiếu sót hiện có.Còn đối với nhân dân phải nghiêm chỉnh hơn trong việc thực hiện cácchính sách của Đảng và những quy định, văn bản pháp luận của nhà nước dềra.Riêng với học sinh, sinh viên thì phải tích cực hơn trong học tập cũngnhư nghiên cứu khoa học để góp phần vào sự nghiệp xây đựng, bảo vệ vàphát triển đất nướcC. KẾT LUẬNQua cơ sở lý luận cũng như toàn bộ nội dung đã nêu ở trên, có thểkhẳng định lại một lần nữa rằng con đường quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ởnước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật, xu thế khách quan và sựlựa chọn tất yếu khách quan của lịch sử, của cả dân tộc Việt Nam. Đó là sựvận dụng đúng đắn, sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh. Trong tiến trình thực hiện quá độ ở Việt Nam thì Đảng và Nhà nướcđóng vai trò quan trọng nhất, Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý mọi mặtkinh tế đời sống, xã hội.Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ của thời kì quá độ thì Đảng và Nhànước phải đưa đất nước phát triển theo con đường CNH, HĐH có như thếchúng ta mới xây dựng được cơ sở vật chất cho nền kinh tế quá độ sớm giảmkhoảng cách lạc hậu về khoa học công nghệ, kỹ thuật với các nước tiên tiếntrong khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Trong qúa trình thực hiênCNH, HĐH đất nước trong thời kì quá độ, đất nước ta đã đạt được những14thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xãhội….Nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải những khó khăn, lung túng trongquản lý, trong thực hiên cơ chế, chính cách và những tiêu cực của nền kinh tếthị trường. Nhưng em hy vọng với những giải phấp thích hợp thì những hạnchế sẽ sớm được khắc phục để nước ta có những buớc tiến nhanh hơn trêncon đường quá độ lên CNXH.Tài liệu tham khảo1.Giáo trình CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNGKhoa CHÍNH TRỊ HỌC Truờng HỌC VIỆN BÁO CHÍ và TUYÊN TRUYỀN2.3.4.5.Giáo trình TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINNHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIAGiáo trình CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCNHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIAGiáo trình KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNINTS. Ngô Văn Lương (Chủ biên)NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNHVăn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IXNHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA15Mục lụcA.B.LỜI NÓI ĐÀUNỘI DUNGI.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXHII.SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CNXH Ở NƯỚC TA1. Giải thích một số khái niệm1.1.Khái niệm xã hội chủ nghĩa1.2.Khái niệm tư bản chủ nghĩa1.3.Khái niệm cơ bản về quá độ đi lên CNXH2. Đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH3. Thực chất của quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN4. Tính tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH5. Các hình thức quá độ lên CNXH5.1.Quá độ từ CNTB lên CNXH5.2.Quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội trước CNTB lênCNXH6. Thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam6.1.Thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam…6.2.Khả năng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam6.3.Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam6.4.Những điều kiện cơ bản nhất để đảm bảo cho đổi…166.5.Tính tất yếu khách quan của th7. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt NamIII.QUÁ TRÌNH ĐI LÊN XHCN Ở NƯỚC TA: THỰC TRẠNG VÀ ÝNGHĨA1. Thực trạng của quá trình lên CNXH ở nước ta2. Từng bước khắc phục khó khăn trong quá trình đi lênCNXH ở nước ta2.1.Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH)nước ta2.2.Thiết lập từng bước QHSX CNXH từ thấp đến cao với đadạng về hình thức sở hữuMột số ý kiến nghịC.KẾT LUẬNTài liệu tham khảo17
Tài liệu liên quan
- Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta
- 7
- 17
- 192
- Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa: lý luận, thực trạng và giải pháp thực hiện.
- 15
- 3
- 22
- Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa
- 10
- 1
- 22
- Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa phù hợp với quá trình lịch sử tự nhiên
- 16
- 4
- 28
- Thời kì quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở việt nam
- 16
- 10
- 21
- tính tất yếu khách quan và khả năng quá độ lên cnxh, bỏ qua chế độ tư bản
- 13
- 4
- 3
- Đề tài "Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, lý luận thực trạng và giải pháp thực hiện ở nước ta" ppt
- 22
- 1
- 8
- quá trình hình thành và phát triển tư duy và lí luận của đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam trong quá trình đổi mới
- 19
- 867
- 2
- Vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- 12
- 768
- 2
- Tính tất yếu của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
- 28
- 1
- 7
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(44.63 KB - 17 trang) - hực chất của bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đi Lên Cnxh Bỏ Qua Chế độ Tbcn
-
Quá độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Bỏ Qua Chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa
-
Vấn đề Bỏ Qua Chế độ Tư Bản Lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam
-
Quá độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Bỏ Qua Chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa ở Việt ...
-
[PDF] “ Việt Nam Tiến Lên Cnxh Bỏ Qua Chế độ Tbcn Là Trái Với Tự Nhiên Và ...
-
Con đường đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội đáp ứng đúng Khát Vọng Của ...
-
Tìm Hiểu Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Quá độ Lên CNXH Bỏ Qua Chế độ ...
-
TÍNH TẤT YẾU BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA ĐI LÊN CHỦ ...
-
Tại Sao Bỏ Qua TBCN - 2342342 - Iính Tất Yếu Khách Quan Của Việc ...
-
[PDF] Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Quá độ
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ...
-
Việt Nam đang ở đâu Trên Con đường đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội? - VOV
-
Vì Sao Quá độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Bỏ Qua Chế độ Tư Bản Là Một Tất ...
-
Quá độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội, Bỏ Qua Chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa ở Việt ...
-
VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG ...