Huế, Dấu ấn Nhạc Và Thơ - Bài 2: "Một đêm Bước Chân Về Gác Nhỏ"
Có thể bạn quan tâm
(QBĐT) - Tôi đến Gác Trịnh vào một buổi sáng Huế hanh hao nắng. Trong cái nắng đầu đông ấy, giọng hát đặc trưng của Khánh Ly vang lên những bài hát nhạc Trịnh quen thuộc cứ làm lòng người nhiều khắc khoải. Căn nhà nhỏ chứa chất nhiều kỷ niệm về người nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn trở thành nơi chốn quay về của bao tâm hồn yêu mến ông.
>> Huế, dấu ấn nhạc và thơ - Bài 1: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Học giả Bửu Ý – người bạn thân thiết của vị nhạc sỹ họ Trịnh đã từng viết trong sổ lưu niệm của Gác Trịnh: “Đến Gác Trịnh, đối với tôi, như trở về nhà. Tôi nhận ra tất cả các góc, nhận ra luôn cả cầu thang tầng trệt lên đến đây, rồi bước qua cửa, nhận ra phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, các bức tường, các cánh cửa... Dù có dăm đổi thay, thêm thắt, căn nhà 11/3 Nguyễn Trường Tộ vẫn như xưa”. Và bên trong căn nhà này, những bức ảnh và rất nhiều những hiện vật còn lưu dấu hình ảnh của Trịnh Công Sơn đều được trưng bày cẩn trọng. Đó là bức tranh sơn dầu người bạn thân – họa sỹ Đinh Cường vẽ Trịnh Công Sơn hay tấm ảnh chụp Trịnh Công Sơn và Khánh Ly – hai người “đứng bên lề cuộc đời, hai người ở ngoài những cuộc vui” như nữ ca sỹ đã từng viết... Tất cả những kỷ vật ấy đã nhuốm màu thời gian nhưng dẫu vậy, một lần đặt chân đến không gian này, người mộ điệu vẫn còn cảm nhận đâu đó hình ảnh của vị nhạc sỹ trong căn gác nhỏ. Bởi ở nơi ấy, đã chứng kiến cuộc sống êm đềm của gia đình ông và cũng từ nơi ấy, những ca khúc bất hủ của vị nhạc sỹ tài hoa đã hoài thai và ra đời.
Sáng cuối tuần, Gác Trịnh đầy ắp người đến thăm. Dường như, họ sợ cái ồn ào của sự đông đúc sẽ phá vỡ đi không khí đầy hoài niệm vốn có của Gác Trịnh nên những tiếng cười, tiếng nói cứ vang lên trầm trầm xen giữa giọng hát Khánh Ly. Những con người đến đây, từ muôn phương, từ mọi nẻo, chỉ đơn giản vì họ nhận ra nơi căn gác nhỏ này cũng là chốn về của trái tim yêu thương dành cho nhạc Trịnh – một tình yêu vẫn âm ỉ trong góc khuất tâm hồn của mỗi người. Như lúc sinh thời, vị nhạc sỹ đã từng mở lòng mình với người bạn thân – học giả Bửu Ý - về một ngôi nhà lưu niệm và gọi đó là “nhà nguyện tình yêu”. Đó không là nhà của riêng ai, càng không phải của Trịnh Công Sơn, đó là nhà của mọi người, của tuổi trẻ, của tình yêu.
Ở Gác Trịnh, trưng bày nhiều ảnh và kỷ vật của Trịnh Công Sơn |
Ngồi bên lan can của căn gác nhỏ, thả trôi ánh nhìn ra giữa con phố Nguyễn Trường Tộ, giữa dòng xe tấp nập ngược xuôi vẫn thấy bình yên quá đỗi. Ngoài kia, hàng cây long não vẫn xanh nhựa sống dưới cái nắng hanh hao đầu đông. Hàng cây chất chứa bao hoài niệm ấy đã từng hiện diện trong bức thư ông viết cho “nàng thơ” Dao Ánh và sau này, chính bà đã mang tặng lại nó cho không gian Gác Trịnh: “Anh nhớ lắm hàng cây long não mùa này ướt sũng và đêm gió lao xao trên đó. Hàng cây đã chứng kiến những mùa thu, hạ, xuân, đông (Ánh đã) đi qua...” Trong góc phòng, trên kệ sách nhỏ là những cuốn sách và sổ lưu niệm mà bạn bè và người mộ điệu từ khắp bốn phương viết về ông. Những dòng chữ chứa chất tất cả tình yêu dành cho nhạc Trịnh và đâu đó trong những dòng rút ra từ tâm can kia có cả những giọt nước mắt. Có lẽ, với nhiều người, nhạc Trịnh đã là một phần tâm hồn, là nơi nương náu của nỗi cô đơn trong những ngày ngược xuôi giữa cõi trần lắm nhọc nhằn. Và đến Gác Trịnh, giữa không gian đầy hoài niệm ấy, họ như một lần nữa được sống với những cảm xúc rất thật của chính mình, khi ấy, tất cả những bon chen, vị kỷ đều trở nên “vô thường”.
Trời về trưa, khách đến quán cũng vãn dần. Tiếng hát Khánh Ly lẩn khuất trong cái ồn ào của phố thị buổi tan tầm: “Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt thấy đóa hoa tường vi... Một đêm thấy ta là thác đổ. Tỉnh ra có khi còn nghe”. Cô bé phục vụ nhìn những người khách đường xa bằng cái nhìn trìu mến, thỉnh thoảng lại dăm ba câu hỏi thăm. Em bảo, mình quê gốc ở Hà Tĩnh, là giáo viên dạy Âm nhạc nên có lẽ tình yêu với nhạc Trịnh vì thế mà cũng đặc biệt hơn. Yêu và cảm nên cứ mỗi ngày, ngoài giờ lên lớp, em lại đến Gác Trịnh phụ bán cà phê, vừa là cách để kiếm thêm thu nhập vừa để thỏa mãn tình yêu với Trịnh. Cả cô bé nhân viên của quán, cả những người khách đến đây, dù chưa một lần gặp gỡ, nhưng họ vẫn trò chuyện thân tình như thể đã quen thân từ lâu lắm. Nhiều người, họ đến ngồi quây quần bên chiếc bàn nhỏ, bên ly cà phê rồi im lặng nhìn nhau không nói. Họ kiệm lời bởi mỗi người như đang trôi về một miền nhớ, giữa lan man hoài niệm mà cái chất giọng khàn khàn của Khánh Ly vô tình kéo về.
Ở Gác Trịnh, từ bộ bàn ghế khách ngồi, đến khung ảnh của Trịnh Công Sơn đều được sơn đen, tạo một không gian vừa xưa cũ, vừa nhuốm màu ký ức. Việc sửa sang và bày biện Gác Trịnh trong căn nhà số 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ ở TP. Huế - căn nhà mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng đi về những năm 1960 cho đến 1978 - rồi khai trương nó vào đúng dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của ông (1-4-2013) không phải là chuyện tình cờ. Một nhóm anh em văn nghệ sĩ Huế đã tự xoay xở, bài trí lại với hy vọng căn nhà xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Huế sẽ là nơi lưu dấu những mảng màu ký ức để cho những ai yêu mến Trịnh có thể ghé thăm. Mà cũng không chỉ riêng mình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đây còn là nơi lưu dấu của những người bạn tài hoa qua tháng năm đã làm nên một vóc dáng văn học nghệ thuật của xứ sở: Ngô Kha, Bửu Ý, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường, Bửu Chỉ... Trên căn gác lửng, vẫn còn đó chiếc bàn gỗ thường được Trịnh Công Sơn dùng mỗi khi sáng tác. Cũng chính trên chiếc bàn ấy, hầu hết những ca khúc nổi tiếng như Diễm xưa, Hạ trắng... đã được ra đời. Ngay cạnh là chiếc ghế nhỏ, nơi mà ba nghệ sỹ tài danh Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ và Đinh Cường lần lượt ngồi vào để vẽ tranh chung. Chiếc ghế kỷ niệm mà mãi đến sau này, họa sỹ Đinh Cường đã viết trong bài thơ Gác Trịnh, thầm mơ: “Bửu Chỉ vẽ xong rồi tôi vẽ/ Và Sơn giành vẽ, đẹp vô cùng/ Chiếc ghế gỗ cây còn không ở đó/ Chiếc ghế nếu còn ôi bao nhiêu năm...”. Căn gác ấy, Khánh Ly đã từng bảo đó là nơi Trịnh Công Sơn “thường ngồi... gọi nắng, mong mưa”.
Đến Gác Trịnh một ngày nắng. Cái hanh hao của buổi giao mùa không đủ sức làm tan đi cái ấm áp vốn hiện hữu mãi trong căn gác nhỏ, nơi chốn nhiều kỷ niệm của vị nhạc sỹ mà triệu người tôn kính. Giữa không gian nhiều xúc cảm ấy, nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh, nhiều người chợt nhận ra “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”, và dẫu có lúc phải đi đến tận cùng của sự tuyệt vọng thì vẫn hiểu rằng "tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa".
Diệu Hương
(*) Lời bài hát “Đêm thấy ta là thác đổ” của Trịnh Công Sơn
Bài 3: Những người con miền cát
Từ khóa » đêm đêm Về Căn Gác Nhỏ
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Quốc Vũ Ft Hồng Quyên - YouTube
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Phương Anh (Official MV) - YouTube
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Thúy Huyền | Official MV - YouTube
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Hà Vân
-
Top 15 đêm đêm Về Căn Gác Nhỏ
-
Lời Bài Hát Hoa Mười Giờ Lỗi Hẹn (Hàn Châu) [có Nhạc Nghe]
-
Lời Bài Hát Gác Nhỏ Đêm Xuân (Minh Kỳ & Lê Dinh) [có Nhạc Nghe ...
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Lưu Ánh Loan - NhacCuaTui
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Huỳnh Kim
-
Tình Bằng Hữu Thời Xưa Qua Bài Hát "Gác Nhỏ Đêm Xuân" Của Nhạc ...
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Thanh Vinh - Zing MP3
-
Lời Bài Hát Gác Nhỏ đêm Xuân- Loi Bai Hat Gac Nho Dem Xuan
-
Hợp âm Gác Nhỏ Đêm Xuân - Hi Bro - Minh Kỳ & Lê Dinh
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Lời Bài Hát - TimMaSoKaraoke.Com
-
Lời Bài Hát Gác Nhỏ Đêm Xuân - Hoài Linh
-
Gác Nhỏ Đêm Xuân - Phương Anh | Nghe Tải Lời Bài Hát - NhacPro
-
Tí Ngọ Của Tôi - Quang Lập Nhạc Lính Hải Ngoại - Video Dailymotion