Hướng Dẫn 10 Cách Chưng Tổ Yến Sào Tươi Ngon đúng Cách Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Các cách chưng yến thật sự không khó như người tiêu dùng vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nếu chưng sai phương pháp, không hợp lý, sẽ làm yến không thể phát huy hết tác dụng cùng lợi ích quý giá đối với sức khỏe. Vậy chưng yến như thế nào là đúng cách? Hãy để Thọ An Nest mách bạn cách nấu yến chưng đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng nhé!
Cách chưng yến sào tại nhà ngon và đúng cách
Trên thực tế, công thức làm món tổ yến chưng không quá phức tạp. Chỉ cần bạn chịu khó dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các cách chưng yến mà Thọ An Nest sắp sửa bật mí ngay sau đây là đã có thể tự mình vào bếp để chế biến nên các món ăn ngon dành tặng cho người thân trong gia đình.
Cách chưng yến sào cơ bản
Cách chưng yến sào cơ bản
Công đoạn sơ chế đối với yến thô
Nếu muốn chưng yến sào đúng chuẩn thì công đoạn sơ chế ban đầu cực kỳ quan trọng. Người nấu bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các bước làm sạch để có được một chén yến tươi nguyên chất mang đi chế biến món ăn.
Vậy nên, trước khi đến với cách chưng yến sào tại nhà, Thọ An sẽ hướng dẫn bạn 7 bước sơ chế tổ yến thô:
Chuẩn bị:
- Tô màu trắng.
- Dĩa trắng đựng yến.
- Chén nước sạch màu trắng.
- Nhíp chuyên dụng nhặt lông yến.
- Hộp nhựa kín có nắp đậy.
- Khăn vải.
Phương pháp nhặt lông cho cách chưng yến sào chuẩn:
- Bước 1: Bỏ yến vào tô, đổ nước sạch ngập yến ngâm khoảng 01 phút cho mềm.
- Bước 2: Lấy yến ra bỏ vào tấm khăn vải, trùm kín yến, sau đó bỏ vào hộp kín đậy lại.
- Bước 3: Đặt hộp vào tủ lạnh ngăn mát tủ 04 đến 06 tiếng.
- Bước 4: Lấy yến bỏ vào tô nước sạch, tách phần ít lông và nhiều lông ra nhặt.
- Bước 5: Bóp nhẹ Yến cho ráo nước rồi đặt vào dĩa trắng.
- Bước 6: Dùng nhíp nhặt lông và tạp chất ra khỏi tổ yến. Khi nhặt nhúng đầu nhíp đã có lông vào chén nước để lông dễ rơi ra khỏi nhíp.
- Bước 7: Rửa sạch lại phần tổ yến đã nhặt lông, bóp nhẹ yến cho ráo nước rồi tiến hành chưng.
Có thể bạn chưa biết, sơ chế, làm sạch tổ yến chính là công đoạn quan trọng để đảm bảo vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế, trừ yến đã được tinh chế và bỏ lông thì tất cả các sản phẩm tổ yến khác đều phải được sơ chế trước khi đem chế biến thành món ăn.
Công đoạn sơ chế đối với yến rút lông
Yến rút lông đã qua xử lý nên sẽ tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. Trước khi chế biến, người dùng chỉ cần ngâm cho yến nở mềm. Sau đó tiến hành chế biến là đã có được một thố yến hầm thơm ngon. Tuy nhiên cần lưu ý một vài nguyên tắc đối với cách chưng yến:
- Thứ nhất, ngâm tai yến trong nước sạch (nước tinh khiết) từ 30 phút đến khi thấy tổ mềm ra
- Thứ hai, nên dùng tay tách các sợi yến xem và xử lý nốt tạp chất còn sót.
- Thứ ba, để yến trên ray dày cho ráo nước trước khi mang đi chế biến.
Theo các chuyên gia đánh giá, tổ yến thô là dòng yến sở hữu hàm lượng dinh dưỡng nhiều nhất trong tất cả các loại. Tuy nhiên để tự làm sạch nó trước khi thực hiện thì lại không hề đơn giản chút nào. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi để tiến hành công đoạn sơ chế ban đầu thì tốt nhất bạn nên chuyển sang chọn mua yến rút lông hay yến tinh chế của Thọ An Nest.
Chưng yến tại nhà cơ bản với đường phèn
Nguyên liệu:
- 5 - 10gr tổ yến
- Đường phèn
- Vài lát gừng tươi
- Nước tinh khiết
Cách chưng yến sào:
- Cho 250ml nước sạch vào chén (thố) làm bằng sành hoặc sứ rồi cho 10gr Tổ yến vào ngâm trong 30 phút hoặc lâu hơn cho đến khi yến nở đều hết.
- Vớt yến ra bỏ vào chén (thố) và cho khoảng 200ml nước sạch vào sao cho ngập Yến.
- Đặt chén (thố) yến vào nồi đã cho sẵn 500ml nước lên bếp và đậy nắp chén (thố), nồi rồi chưng yến trong 20 phút.
- Mở thố yến ra cho thêm đường phèn và gừng sau đó chưng thêm 5 phút cho đường tan hết. Lưu ý không bỏ đường hay gừng chung với tổ yến ngay từ ban đầu.
Cách chưng yến ngon bổ dưỡng
Cách chưng yến ngon bổ dưỡng
Theo danh sách mà Thọ An Nest tổng hợp, có rất nhiều cách chưng yến ngon kết hợp với các loại nguyên phụ liệu khi kết hợp cùng với tổ yến sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, cụ thể:
- Táo đỏ: Táo đỏ có công dụng tốt cho huyết áp thấp, tăng cường khí huyết, tốt cho não bộ...
- Hạt sen: Không chỉ là một món ăn vui miệng, hạt sen còn có tác dụng với giấc ngủ, tốt cho phụ nữ sau sinh và làm đẹp da...
- Kỷ tử: Nguyên phụ liệu này thường được dùng trong nhiều món ăn ngon, ngoài việc tăng hương vị cho món ăn nó cũng có tác dụng tốt cho mắt, khớp, phổi, huyết áp, làm đẹp da.
- Mật ong: Mật ong từ lâu đã được xem như thần dược giúp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho tất cả mọi người. Mật ong rất tốt cho dạ dày, đại tràng, họng, sát khuẩn vết thương tốt, tốt cho mắt và làm đẹp da...
- Saffron: Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là loại thảo dược quý, đặc biệt tốt cho giấc ngủ và một số vấn đề của phụ nữ. Nó cũng có ảnh hưởng tốt đến tim mạch, mắt, cải thiện thâm nám và độ ẩm cho da.
- Hạt chia: Hạt chia là loại hạt dinh dưỡng kết hợp với cách chưng yến khô khá phổ biến, nó rất giàu chất xơ, chứa axit béo Omega 3, chứa chất chống oxy hóa, tốt cho răng, xương.
- Lá dứa: Lá dứa thường được biết đến với công dụng làm tăng độ thơm ngon cho món ăn, nhưng ít ai để ý rằng nó còn có những công dụng tuyệt vời cho thần kinh, huyết áp, khớp; loại bỏ cảm giác căng thẳng, lo lắng…
- Nhãn nhục: Nhãn nhục chính là long nhãn - sản phẩm của quá trình sơ chế, sấy khô cùi nhãn. Nhãn nhục có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tốt cho tim mạch, giấc ngủ và cảm giác ngon miệng...Nhãn nhục cũng là một trong những nguyên phụ liệu kết hợp cách chưng yến tinh chế thơm ngon, phù hợp cho mọi lứa tuổi.
- Bạch quả: Bạch quả (Ginkgo biloba, hay trong Đông y gọi là quả ngân hạnh) là một loại dược liệu quý thường được dùng trong một số món ăn bồi bổ sức khỏe. Bạch quả có tác dụng tốt với ho, tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng…
Tổ yến kết hợp khi chưng với nguyên phụ liệu thập cẩm
Tổ yến kết hợp nguyên phụ liệu
Nguyên liệu:
- 5 - 10gr tổ yến
- Vài lát gừng tươi
- Phụ liệu tùy theo phần ăn mỗi người (Đường phèn, hạt sen, hạt chia, long nhãn…)
Cách chưng:
- Hạt sen khô rửa sạch và ngâm với nước khoảng 1 giờ. Vớt ra cho vào nồi nước đun sôi cho đến khi hạt sen mềm.
- Khi hạt sen mềm, cho táo đỏ, kỷ tử, long nhãn vào và đun tiếp 10 phút. Để lửa nhỏ cho hỗn hợp chín đều.
- Cho tổ yến đã chưng với đường phèn, hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, long nhãn… vào chung và đun thêm 3 phút. Sau đó, tắt và bỏ hạt chia vào, thế là ta đã có 1 món tổ yến kết hợp với các nguyên phụ liệu đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tổ yến chưng với thịt cua và bí đỏ
Tổ yến chưng với thịt cua và bí đỏ
Nguyên liệu:
- 10gr yến tinh chế
- 280gr bí đỏ
- 60gr thịt cua
- 1 muỗng cà phê bột ngô
- 300ml nước dùng gà
- 1 lòng trắng trứng gà
- 50g thịt dăm bông.
- Gia vị
- Vài lát gừng và rau mùi
Cách chưng yến ngon nhất tại nhà với thịt cua và bí đỏ:
- Gọt vỏ bí đỏ , bỏ ruột sau đó thái nhỏ. Chuẩn bị nước sôi cho gừng và bí đỏ vào đun trong 10 phút.
- Sau đó lấy bí đỏ đem xay nhuyễn cho vào nồi nước dùng gà.
- Khi nước sôi tiếp tục cho thịt cua, dăm bông vào khuấy đều cho sôi.
- Sau đó cho tổ yến đã chưng vào.
- Trộn bột ngô với 1/4 chén nước rồi cho từ từ vào hỗn hợp bí đến khi vừa sánh đặc.
- Cuối cùng , cho lòng trắng trứng vào khuấy đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Tổ yến ngon với cháo gà xé
Tổ yến ngon với cháo gà xé
Nguyên liệu:
- 20gr tổ yến tinh chế
- 200gr thịt ức gà
- 2 con sò khô
- Gia vị
- Hành ta cắt nhỏ
- 2 lít nước
- Dầu ăn
- 100gr gạo
Cách làm:
- Vo gạo, cho thêm 1 ít dầu ăn, muối và ướp gạo trong 1 giờ.
- Ngâm sò khô vào nước đến khi mềm rồi mang ra cắt nhỏ. Hấp thịt ức gà khoảng 20 phút. Để nguội sau đó xé mỏng và cho gia vị vào ướp trong 10 phút.
- Đun nước đun sôi sau đó cho hỗn hợp sò khô và gạo vào nồi nấu thành cháo.
- Cho gà và tổ yến đã sơ chế vào cháo và nấu thêm 3 phút.
- Sau đó nêm nếm gia vị cho phù hợp. Rắc thêm hành lên trên và ăn nóng.
Yến tổ chưng với càng cua
Yến tổ chưng với càng cua
Nguyên liệu:
- 10gr tổ yến sào
- 10gr nấm đông cô
- Cua và càng cua tươi
- 2 muỗng cà phê bột bắp
- 50gr dăm bông
- Gia vị
- 1 trái bắp Mỹ
Cách làm:
- Luộc của chín và để nguội, sau đó bóc vỏ, tách phần thịt cua, xé tơi.
- Bắp mỹ và nấm đông cô cắt nhuyễn sau đó cho hỗn hợp bắp + nấm vào 2 chén nước, đun sôi trong 5 phút.
- Cho tiếp tục thịt cua và tổ yến sào làm sẵn vào đun sôi thêm 3 phút.
- Khi hỗn hợp sôi đều, pha bột bắp vào 1/4 chén nước sau đó cho từ từ vào nồi và khuấy đều đến khi súp trong nồi sánh lại.
- Cuối cùng, bỏ dăm bông vào và nêm nếm gia vị cho phù hợp.
Yến chưng với cháo thịt
Cháo yến thịt
Nguyên liệu:
- 10gr yến sào tinh chế
- 100gr thịt heo xay nhuyễn
- 30gr gạo nếp + gạo tẻ
- Hành , ngò xắt nhuyễn
- 1/2 muỗng dầu mè , dầu ăn
- 1/2 muỗng muối và gia vị
- 1 muỗng nước tương
- 1 muỗng nước gừng
Cách chưng:
- Vo gạo sạch, để ráo nước rồi rang gạo qua chảo nóng.
- Sau đó, cho nước và gạo đã rang vào nồi và bắt đầu nấu cháo. Khi cháo đã sôi, cho lửa nhỏ để ninh mềm từng hạt gạo và tạo độ kết dính.
- Phi hành tỏi cho thơm rồi cho thêm thịt bằm vào xào chín.
- Khi cháo đã chín, ta cho hỗn hợp trên và yến sào đã sơ chế vào nồi, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn và đun sôi thêm 3 phút.
Yến kết hợp chưng với sữa tươi
Yến kết hợp sữa tươi
Nguyên liệu:
- 5 - 10gr yến sào sơ chế
- Sữa tươi không đường
- Đường phèn (tùy theo khẩu vị)
Yến kết hợp chưng với sữa tươi:
- Đổ sữa tươi không đường và đường phèn cho vào một chén (thố) có nắp đậy. Chú ý lượng sữa vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít, rồi bật bếp nấu đến khi sôi. (Đối với những người mắc các bệnh về đường huyết nên cân nhắc lượng đường hợp lý để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.)
- Sau khi sữa tươi sôi, cho yến sào đã sơ chế và đường phèn vào, đun sôi thêm 3 phút.
Yến sào chưng cùng đu đủ
Yến sào chưng với đu đủ
Nguyên liệu:
- 5 - 10gr yến sào tinh chế
- 400gr đu đủ
- 100ml sữa tươi
- Đường phèn (tùy theo khẩu vị)
Cách chưng yến sào:
- Sơ chế yến sào như đã hướng dẫn ở trên. Đu đủ rửa sạch, giữ nguyên vỏ, bổ đôi ⅖ và bỏ phần hạt bên trong.
- Cho 150ml nước lọc cùng đường phèn vào nồi, đun đến khi đường phèn tan hết.
- Cho hỗn hợp gồm sữa tươi, nước đường vừa đun vào phần lớn hơn của trái đu đủ đã cắt, dùng nửa còn lại làm nắp đậy. Đem chưng trong khoảng 1 giờ đồng hồ, đến khi đu đủ mềm.
- Sau khi đu đủ mềm, cho phần yến đã làm sạch vào chưng thêm 5-10 phút rồi tắt bếp và thưởng thức. Lưu ý khi chưng đu đủ, loại trái này khá cứng, nên cần phải có thời gian để mềm, tránh cho yến vào chung ngay khi nấu hỗn hợp sữa tươi, nước đường và đu đủ, nấu quá lâu sẽ làm mất đi dinh dưỡng của yến.
Yến tổ chưng tại nhà với lá dứa
Nguyên liệu:
- 5 - 10gr tổ yến
- Lá dứa
- Đường phèn (tùy theo khẩu vị)
- Nước tinh khiết
Yến tổ chưng với lá dứa
Cách chưng yến với lá dứa:
- Ngâm tổ yến trong chén nước từ 30 – 45 phút để tổ yến mềm ra, sau đó dùng tay xé nhỏ sợi yến để yến được nở tơi đều (nếu là tổ yến tươi thì không cần ngâm nữa).
- Cho yến vào chén có nắp, bỏ vào nồi nước và tiến hành chưng trong vòng 20 phút.
- Nấu sôi 2 lít nước nếu thích uống nước yến loãng, cho sẵn đường phèn vừa ngọt theo sở thích và một ít nước lá dứa xay. Khi nước sôi ta vặn nhỏ lửa rồi cho phần yến đã chưng chín vào, đậy nắp để sôi thêm 5 phút là xong.
- Sau khi nước yến nguội, chiết ra chai để tủ lạnh uống dần.
Cách chưng yến đúng cách để không bị tanh
Làm sao để chưng yến cho đúng cách
Chưng yến đúng cách là quá trình chế biến tạo ra món yến chưng thành phẩm đẹp mắt, vừa thơm ngon, vừa dinh dưỡng và chắc chắn hoàn toàn không đọng lại bất kỳ vị tanh nào trong chén yến dù là hương vị nhỏ nhất.
Dù là chưng vụn yến hay yến nguyên tổ thì để làm được điều đó, cần phải nắm bắt được các thông tin, đặc điểm cơ bản của yến sào. Bên cạnh đó, cũng cần biết về các nguyên liệu thành phần kết hợp cũng như biết qua về cách chưng yến đúng cách. Nhưng vì sao yến sau khi chưng lại sợ đọng lại mùi tanh, nguyên nhân là do đâu, bạn đã biết chưa?
Theo các nhà khoa học, yến thô sẽ có mùi tanh đặc trưng và mùi mốc nhẹ tự nhiên vì nó được làm từ nước bọt của chim yến. Tuy đây là hương vị không mấy dễ chịu với nhiều người nhưng nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng của yến và không gây hại gì đến sức khỏe khi ăn. Do đó, một người chế biến chuyên nghiệp cần nắm rõ quy trình từ sơ chế cho đến chế biến, đảm bảo làm theo cách chưng yến không bị tanh để được chén yến hoàn hảo nhất từ hương vị đến chất lượng.
Đến lúc gần hoàn thành, bạn cho thêm vào món yến này một vài lát gừng tươi thái mỏng. Lúc này, vị cay nồng của gừng không chỉ có thể loại bỏ hoàn toàn vị tanh của tổ yến mà còn góp phần làm cho phần yến chưng đường phèn này thêm phần thơm ngon. Ngoài ra, tổ yến có tính bình, nếu kết hợp với gừng sẽ trở nên trung hòa và tốt hơn cho cơ thể khi sử dụng trong thời gian dài.
Mức nước sử dụng hợp lý cho 1 tai yến
Theo kinh nghiệm của Thọ An Nest, không khó để xác định 1 tai yến chưng bao nhiêu nước là hợp lý. Bởi trên lý thuyết, không hề có một công thức nào quy định về cách chưng tai yến bao nhiêu gram với bao nhiêu ml nước sạch cả. Thực tế điều này phụ thuộc phần lớn vào dụng cụ dùng để đựng yến trong quá trình chưng mà người nấu sử dụng.
Do đó, tốt nhất nên cho nước vào cùng yến sao cho đạt được tỷ lệ thích hợp, cụ thể:
- Mực nước trong tô (chén,..) bao gồm cả yến sào, nước và các thành phần khác nên đạt khoảng 70-75% chiều cao của chính dụng cụ đang dùng để đựng yến.
- Lượng nước cần ngập vừa đủ hết lượng yến nên chưng để đảm bảo món yến chín đều.
Vì sao yến chưng không nở?
Lý do yến không nở cũng có thể là cách chưng chưa đúng cách. Hai lý do phổ biến khiến cho yến sào không nở đó chính là:
- Nước chưng không ngập hết yến.
Nhiều chị em vì sợ yến sào bị mất chất, có thói quen cho ít nước khi chưng để món ăn được đậm đặc. Tuy nhiên nước lại chính là môi trường giúp yến chưng được nở to và mềm, nếu thiếu nước, yến sẽ không nở nhiều. Phương pháp như thế hoàn toàn sai. Do vậy, hãy nhớ thêm nước ngập hết lượng yến nên chưng trong chén bạn nhé!
- Cho đường phèn và các nguyên liệu như hạt sen, táo tàu, nhãn nhục vào chén yến để chưng cùng ngay từ đầu
Tốt hơn hết, nên cho đường phèn và nguyên liệu khác vào thố (chén) khi sợi yến đã nở bung hết. Ngoài ra, các nguyên liệu như hạt sen, táo tàu, nhãn nhục nên được nấu chín trước khi cho vào chung hỗn hợp yến.
Tránh những cách chưng tổ yến sào sai lầm
Chưng sai cách không chỉ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có của yến sào, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ thơm ngon, hấp dẫn của món ăn.
Dưới đây là các cách chưng tổ yếnsai lầm mà nhiều người dùng thường hay mắc phải:
- Nấu yến sào trực tiếp dưới lửa hoặc hâm yến trong lò vi sóng
Để chưng tổ yến đúng cách và ngon, người nấu nên sử dụng hũ, thố bằng men hoặc thuỷ tinh, không nên nấu bằng nồi inox hoặc nhôm. Nếu được có thể sử dụng nồi chưng chuyên dụng hoặc cho yến vào thố sứ rồi chưng trong xửng hấp, một vật dụng nhà bếp mà gia đình nào cũng có, để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi chưng, người nấu nên chỉnh lửa nhỏ, vừa phải để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng và hương vị thơm ngon của món ăn.
- Thời gian quá lâu dẫn đến cách chưng tổ yến sai.
Chỉ nên giới hạn thời gian chưng trong khoảng 20 phút. Với lượng thời gian như vậy, yến sào sẽ mềm, dai mà vẫn giữ được mức độ giòn ngon đúng điệu. Nếu nấu quá lâu, các chất dinh dưỡng trong yến sào có thể sẽ bị suy giảm, hơn thế sợi yến còn bị nhão - ảnh hưởng đến trải nghiệm khi thưởng thức.
- Chưng chân yến không được chưng lâu hơn yến nguyên tổ.
Cách chưng chân yến hầu như không có quá nhiều khác biệt so với cách chưng tổ yến. Chân tổ yến ở đây chính là phần vững chắc nhất của tổ yến. Để tạo ra được một tổ yến chất lượng thì những chú chim yến phải làm hai chân tổ trước. Bởi vậy chân tổ chính là phần già nhất của tổ yến. Sau khi làm hai chân tổ thì chim yến mới kéo sợi từ chân này sang chân kia. Nhờ đó, chân tổ thường rất dày và có cấu tạo từ nhiều lớp. Khi chưng, chân yến thường nở nhiều hơn so với yến sợi. Vì hình thức không đẹp bằng các loại sản phẩm yến sào khác, do đó chân yến lại sở hữu mức giá yến sào cực kỳ tốt.
Cách làm yến chưng trị ho hiệu quả
Yến chưng lê gừng
- Bước đầu tiên của cách làm yến chưng lê gừng, bạn cần ngâm yến sào trong nước tầm 20 – 30 phút để yến nở và mềm;
- Thái lê thành hình hạt lựu hoặc cắt lát mỏng tùy ý thích;
- Gừng tươi gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành sợi nhỏ;
- Cho yến và lê vào tô, đổ ngập nước và chưng trong 20 phút;
- Bước cuối cùng của cách làm yến chưng với lê gừng là cho thêm đường phèn và gừng tươi vào, chưng khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Yến chê lê mật ong
Đối với cách làm tổ yến chưng lê mật ong, cách thực hiện món này tương tự như yến chưng lê gừng. nhưng bạn sẽ dùng mật ong thay cho đường phèn. Bạn cần chuẩn bị 1 tổ yến tinh chế, nửa quả lê, 2 muỗng cà phê mật ong. Pha mật ong pha với nước ấm cho tan hoàn toàn rồi cho vào chén yến đang chưng, chưng thêm 5 phút nữa là hoàn thành.
Cách hấp yến sào cách thủy bằng nồi cơm điện
Cách hấp yến sào bằng nồi cơm điện
Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng đều có hầu hết ở mọi gia đình Việt Nam. Mặc dù, công dụng của nồi là để nấu cơm. Tuy nhiên, vì khả năng khả năng kiểm soát được nhiệt độ phù hợp mà nó còn có thể được sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Cách hấp yến bằng nồi cơm điện cũng được nhiều người sử dụng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 5 - 10gr yến sào
- Đường phèn
- Vài lát gừng tươi
- Nước tinh khiết
Cách hấp tổ yến:
- Bước 1: Ngâm yến trong thố khoảng 30 phút hoặc lâu hơn cho đến khi yến nở đều hết.
- Bước 2: Vớt yến bỏ vào thố sành hoặc sứ và đổ 200ml nước sạch vào tô sao cho ngập yến vừa đủ để khi sôi nước không bị tràn ra ngoài.
- Bước 3: Đặt thố yến vào nồi cơm điện đã cho sẵn nước để chưng trong nồi. Đậy nắp và bật chế độ cooking. Thông thường khoảng thời gian chưng khoảng tầm 20 phút.
- Bước 4: Sau khi chưng được 20 phút. Lúc này hãy cho thêm đường phèn vào thố chưng yến cách thủy cùng vài lát gừng tươi rồi đậy nắp thêm khoảng 5 phút nữa là bạn có thể múc yến ra thưởng thức.
Với cách hấp yến sào trên, bạn không phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị dụng cụ nấu mà vẫn đảm bảo giữ được dinh dưỡng có trong yến sào.
Hướng dẫn chưng yến sào để bảo quản được lâu
Để bảo quản yến sào được lâu, bạn cần đảm bảo làm theo đúng hướng dẫn chưng yến và bảo quản đúng cách:
- Nên chưng yến với đường phèn hoặc không đường. Với cách này, bạn có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh tối đa đến 14 ngày.
- Đối với các món chưng với các nguyên phụ liệu khác thì thời gian bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 10 ngày. Vì các nguyên phụ liệu khác có thể ảnh hưởng đến độ tươi ngon của yến nên giới hạn thời gian bảo quản để đảm bảo chất lượng của món ăn.
Sau khi làm theo hướng dẫn cách chưng yến, việc bảo quản đúng cách sẽ giúp yến sào tồn tại lâu hơn. Khi chưng với đường phèn hoặc không đường, bạn nên luôn đảm bảo bảo quản yến trong chén hoặc lọ đậy kín. Điều này giúp ngăn không cho không khí hay mùi lạ xâm nhập vào yến sào và làm ảnh hưởng đến chất lượng của nó.
Cách hầm canh tổ yến thơm ngon bổ dưỡng
Tổ yến sau khi sơ chế sẽ được mang đi chế biến thành nhiều món ăn với hương vị thơm ngon hấp dẫn, tốt cho sức khỏe gia đình. Gợi ý 7 cách hầm tổ yến sau đây từ Thọ An cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo và thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị của riêng mình.
Canh tổ yến nấu gà
Canh yến nấu gà
Nhiều người hay thắc mắc canh tổ yến có tác dụng gì. Theo các chuyên gia, canh yến là một trong những món ăn yến sào có hàm lượng dưỡng chất cao nhất. Thế nên sẽ không có lựa chọn nào thú vị hơn việc khai tiệc với món canh yến hầm gà đúng không nào.
Món ăn tuyệt vời này sẽ giúp người ăn cảm nhận được vị giòn đặc trưng của yến trong nước dùng thơm ngọt vị gà. Một chút dai dai của thịt gà xé nhỏ cũng tạo thêm điểm nhấn cho món ăn hấp dẫn hơn.
Canh yến sào tuy trông khá đơn giản nhưng cách hầm yến sào lại vô cùng cầu kỳ, người nấu bắt buộc phải cần đến bí quyết ninh xương gà để lấy được vị ngọt nguyên chất. Dù món ăn này khi để nguội rất dễ tanh, thế nhưng có thể cho thêm một ít gừng tươi xắt lát mỏng để khử.
Đây có thể là phương pháp chế biến yến khó chiều nhất, tuy nhiên đối với nhiều người sành ăn, họ vẫn muốn thưởng thức hương vị thanh tao của yến từ những bát canh nóng thơm lừng.
Canh tổ yến bạch vân
Canh yến bạch vân
Canh tổ yến bạch vân chinh phục được tình cảm của những tín đồ ăn yến bởi sự đơn giản và độ dinh dưỡng đặc biệt của nó.
Tuy không có hương thơm từ các gia vị, thế nhưng đây lại là một món yến sào có mùi vị đặc trưng của tổ yến, hấp dẫn người ăn từ những tinh túy thuần khiết có trong tổ yến nguyên chất.
Canh tổ yến với gà ác thuốc Bắc
Canh yến gà ác thuốc Bắc
Cách hầm tổ yến với gà ác thuốc Bắc được xem là một trong những công thức dinh dưỡng hàng đầu được các chuyên gia khuyên dùng. Chính vì vậy quá trình nấu đòi hỏi phải cần đến nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
Để chuẩn bị cho nước dùng nấu súp, người nấu phải dùng 15 nguyên liệu. Việc này là để tạo hương thơm cho món ăn. Vậy chúng ta nên hầm yến với gì? Các nguyên liệu thường được sử dụng chính là sâm quy, kỳ tử, thịt hun khói, táo tàu, táo đỏ, sâm quy, nấm thủy tiên... những loại rất hợp để đưa đẩy vị yến.
Nếu món canh trên được biết đến như một món khai vị hấp dẫn thì gà ác tiềm với yến được coi là món ăn chính trong bữa tiệc.
Súp yến bồ câu non
Súp yến bồ câu non
Súp yến chim bồ câu là món ăn giàu chất dinh dưỡng rất thích hợp cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe hay mẹ bầu đang mang thai.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chim bồ câu có chứa 22,14% protid, 1% liquid và các loại muối khoáng cần thiết khác cho cơ thể. Thịt bồ câu tính bình còn tiết bồ câu có tính ấm khi kết hợp với yến sào có tính hàn sẽ bổ trợ lẫn nhau.
Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa là đã có thể thưởng thức. Món này dùng nóng rất ngon.
Suy cho cùng, cách chưng yến tại nhà không khó, chỉ cần bạn áp dụng đầy đủ các bước theo đúng hướng dẫn mà Thọ An Nest chia sẻ là đã có thể tự mình nấu được một món yến chưng thơm ngon và bổ dưỡng.
Từ khóa » Cách Chưng Yến Không Cần Nồi Chưng
-
4 Cách Chưng Tổ Yến Tại Nhà Ngon đúng Chuẩn đủ Dinh Dưỡng
-
Bí Quyết Chưng Yến đúng Cách Giúp Giữ Trọn “tinh Hoa” Của Yến Sào
-
3 CÁCH CHƯNG YẾN ĐƠN GIẢN CHO HIỆU QUẢ CAO
-
Cách Chưng Yến Không Dùng đường Mà Vẫn Ngon
-
Cách Chưng Yến Bổ Dưỡng Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
-
3 Cách Làm Tổ Yến Chưng đường Phèn, Hạt Sen Và Lê Ngọt Bổ Dưỡng ...
-
Hướng Dẫn Cách Chưng Yến Sào Chi Tiết Nhất
-
Cách Chưng Yến đường Phèn Ngon Mà Không Mất Chất Cùng Thọ An ...
-
TOP 3 Cách Chưng Tổ Yến Cực Bổ, Vẫn Bảo Toàn Dưỡng Chất | VinID
-
Hướng Dẫn Bạn Cách Chưng Yến đúng Chuẩn Thơm Ngon Trọn Dinh ...
-
Chưng Yến đúng Cách Thế Nào để Giữ Nguyên 100% Dưỡng Chất?
-
6 Cách Chưng Yến Ngon, Bổ Dưỡng Cho Người Già, Người Bệnh
-
YẾN CHƯNG THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG MẤT CHẤT DINH DƯỠNG ...
-
Cách Chưng Tổ Yến Và Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng Yến Sào