Hướng Dẫn 10 Cách Làm Tăng Sóng WiFi Trong Nhà Mạnh Gấp đôi

Thông thường, có một số lý do khiến tốc độ WiFi bị chậm. Nếu bạn muốn mọi thứ hoạt động trơn tru và ít bị gián đoạn, TP-Link hướng dẫn 10 cách tăng sóng WiFi trong nhà giúp truyền internet mạnh lên gấp đôi qua nội dung dưới đây.

Xem thêm:

  • 18 cách xử lý điện thoại bắt WiFi kém ĐƠN GIẢN tại nhà
  • 8 cách tăng sóng WiFi cho nhà cao tầng ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ

Nội dung chính:

1. Đặt bộ phát WiFi ở vị trí phù hợp giúp tăng khoảng cách phát sóng 2. Giảm nhiễu sóng từ các thiết bị điện tử khác 3. Chọn một băng tần tốt hơn để kết nối là cách phát WiFi mạnh hơn 4. Điều chỉnh một kênh khác tốt hơn 5. Hạn chế các kết nối không cần thiết 6. Thiết lập bảo mật mạng không dây 7. Lắp đặt thêm một bộ mở rộng sóng không dây (WiFi Repeater) 8. Lắp đặt thêm một thiết bị phát WiFi 9. Nâng cấp bộ phát WiFi với công nghệ WiFi mới nhất 10. Khởi động lại router và modem thường xuyên

1. Đặt bộ phát WiFi ở vị trí phù hợp giúp tăng khoảng cách phát sóng

Việc đặt bộ phát WiFi ở vị trí phù hợp rất quan trọng. Tường, cửa ra vào, sàn nhà, trần nhà và các vật cản có thể ảnh hưởng đến tốc độ WiFi. Vị trí lý tưởng của bộ phát WiFi là càng gần trung tâm nhà càng tốt và ở khu vực thoáng đãng không có quá nhiều thiết bị điện tử xung quanh. Để tối đa hóa vùng phủ sóng WiFi, bạn nên đặt bộ phát WiFi ở vị trí cao hơn thay vì đặt trên sàn nhà.

Đặt WiFi ở vị trí hay sử dụng và tráng cách thiết bị điện tử là cách tăng sóng dễ dàng

Đặt WiFi ở vị trí hay sử dụng và tráng cách thiết bị điện tử là cách tăng sóng dễ dàng

2. Giảm nhiễu sóng từ các thiết bị điện tử khác

Thực tế là ít bị nhiễu sóng giúp cho hiệu suất kết nối WiFi tốt hơn. Tránh xa các nguồn gây nhiễu và thiết bị gây nhiễu bao gồm lò vi sóng, thiết bị Bluetooth, màn hình giám sát trẻ em và thậm chí cả đèn nhấp nháy trang trí.... điều này sẽ giúp tăng tốc độ WiFi nhà bạn.

3. Chọn một băng tần tốt hơn để kết nối là cách phát WiFi mạnh hơn

Hiện nay, hầu hết các bộ phát WiFi đều là bộ phát WiFi băng tần kép, hỗ trợ cả hai tần số 2.4 GHz và 5 GHz. Thông thường, băng tần 2.4 GHz có độ phủ sóng xa hơn và băng tần 5 GHz cho tín hiệu mạnh hơn.

Đa số các thiết bị điện tử thường sử dụng băng tần 2.4 GHz, vì vậy số lượng kết nối tại băng tần này có thể đông hơn băng tần 5 GHz. Để tốc độ WiFi nhanh hơn, bạn chỉ cần chuyển kết nối đến băng tần 5 GHz và đừng quên đến gần bộ phát WiFi hơn.

Thay đổi băng tần WiFi sử dụng cho tín hiệu mạnh hơn

Thay đổi băng tần WiFi sử dụng cho tín hiệu mạnh hơn

4. Điều chỉnh một kênh khác tốt hơn

Một bộ phát WiFi có thể phát nhiều kênh. Cố gắng tránh kênh được sử dụng nhiều nhất trong khu vực quanh bạn và hãy sử dụng kênh ít chồng chéo hơn nếu có thể.

  • Tại băng tần 2.4 GHz, các kênh 1, 6 và 11 là 3 kênh không trùng lặp với ít nhiễu nhất.
  • Nếu đang kết nối tại băng tần 5 GHz, có tổng cộng 24 kênh để bạn dễ dàng lựa chọn.

5. Hạn chế các kết nối không cần thiết

Khi bạn đang thực hiện các cuộc gọi video, chơi game trực tuyến và xem phim trực tuyến, bạn sẽ thấy tốc độ kết nối chậm vì những thiết bị kết nối này đều chiếm nhiều băng thông. Bạn cần ưu tiên các kết nối của mình bằng cách giới hạn thiết bị sử dụng và tối ưu hóa cài đặt.

Các bộ phát WiFi hiện đại hỗ trợ cài đặt Chất lượng Dịch vụ - Quality of Service (QoS), cho phép bạn:

  • Thiết lập ưu tiên ứng dụng cần thiết hơn các ứng dụng khác.
  • Giới hạn lượng băng thông mà các ứng dụng sử dụng.

Với QoS, bạn sẽ không bị gián đoạn khi tải xuống các tệp có dung lượng lớn trong lúc đang chơi game trực tuyến. Tham khảo thêm thông tin liên quan dưới đây:

  • Hướng dẫn cài đặt QoS trên Router WiFi TP-Link
  • Sử dụng tính năng HomeCare QoS trên Router TP-Link

6. Thiết lập bảo mật mạng không dây

Thiết lập mật khẩu cho WiFi nhà bạn thật sự cần thiết, vừa giúp bạn an toàn trước tin tặc, vừa tránh việc hàng xóm khu vực lân cận kết nối mạng nhà bạn và tải xuống các tệp dung lượng lớn hoặc xem video trực tuyến. Để đặt mật khẩu cho WiFi, chỉ cần chọn WPA2 làm phương thức mã hóa và đặt mật khẩu cho riêng bạn.

7. Lắp đặt thêm một bộ mở rộng sóng không dây (WiFi Repeater)

Đôi khi, bạn vẫn nhận tín hiệu WiFi rất chậm ngay cả khi bạn đặt bộ định tuyến hoàn hảo ở trung tâm ngôi nhà, đặc biệt là khi ở trong một ngôi nhà lớn nhiều tầng. Ở đây, bạn cần các bộ mở rộng sóng để tăng thêm vùng phủ sóng WiFi. Thiết bị này giúp:

  • Tăng cường WiFi hiện có trong nhà của bạn bằng cách nhận tín hiệu không dây từ bộ phát WiFi gốc và phát lại.
  • Mở rộng thêm phạm vi phủ sóng WiFi. Để tín hiệu được tốt hơn.

Bạn nên đặt bộ mở rộng sóng ở giữa bộ phát WiFi, modem hoặc điểm truy cập và thiết bị của mình. Tuy nhiên, một số bộ mở rộng có thể làm giảm tốc độ WiFi bộ phát chính và khó cấu hình.

Lắp thêm các bộ mở rộng để tăng vùng phủ sóng WiFi

Lắp thêm các bộ mở rộng để tăng vùng phủ sóng WiFi

RE: https://www.tp-link.com/vn/home-networking/range-extender/

8. Lắp đặt thêm một thiết bị phát WiFi

Để tăng vùng phủ sóng WiFi trong nhà, và đảm bảo tốc độ tối đa, bạn có thể lắp đặt thêm bộ phát WiFi (Accesspoint hoặc Router WiFi) . Ưu điểm là tốc độ sẽ đảm bảo hơn so với việc sử dụng thiết bị mở rộng sóng không dây. Khuyết điểm là cần phải kéo dây mạng từ Router/Modem WiFi chính, có thể gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.

9. Nâng cấp bộ phát WiFi với công nghệ WiFi mới nhất

Cập nhật công nghệ WiFi mới nhất giúp tối ưu kết nối internet. Để tận hưởng trải nghiệm không dây tốt hơn, bạn có thể cân nhắc mua bộ phát WiFi và các thiết bị điện tử khác (PC, điện thoại di động, máy tính bảng, v.v.) hỗ trợ công nghệ WiFi 6.

WiFi 6 giải pháp tăng sóng WiFi hiệu quả

WiFi 6 giải pháp tăng sóng WiFi hiệu quả

Bên cạnh đó, hãy mua một bộ phát WiFi với công nghệ MU-MIMO. MU-MIMO cải thiện khả năng và hiệu quả mạng gia đình bằng cách cho phép WiFi giao tiếp với nhiều thiết bị cùng lúc.

Để nâng cấp mạng gia đình của bạn lên một tầm cao mới, hãy thử mua một hệ thống WiFi Mesh. Hệ thống WiFi Mesh loại bỏ vùng chết và cung cấp WiFi liền mạch trong toàn bộ ngôi nhà của bạn. Hãy dùng thử bộ phát TP-Link OneMeshTM của chúng tôi để tận hưởng kết nối WiFi liền mạch chỉ với một tên mạng và không có vùng chết WiFi. Tham khảo thêm thông tin liên quan bên dưới:

  • Các sản phẩm Router WiFi 6 TP-Link
  • Các sản phẩm TP-Link OneMesh
  • Một vài câu hỏi về OneMesh™ và Mesh

10. Khởi động lại router và modem thường xuyên

Bộ định tuyến router và modem của bạn cần nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc. Đó có thể là cách khắc phục WiFi chập chờn như tốc độ Wi-Fi chậm, trang không tải, video/phim bị treo giữa chừng và nhạc ngừng phát. Khởi động lại sẽ giải phóng bộ nhớ của bộ router/modem và cho phép thiết bị hoạt động mượt mà hơn. Theo phản hồi của Người tiêu dùng, kết nối WiFi sẽ trở nên chậm hơn nếu bộ định tuyến router không được nghỉ ngơi thường xuyên.

Khởi động lại router và modem thường xuyên cũng là cách giúp bạn tăng sóng WiFi trong nhà

Khởi động lại router và modem thường xuyên cũng là cách giúp bạn tăng sóng WiFi trong nhà

Đã thử hết tất cả các cách? Tuyệt vời. Hãy cho TP-Link biết cách tăng sóng WiFi nào trong số những cách này đã giúp tăng tốc độ WiFi của bạn. Nếu bạn có đề xuất riêng, hãy chia sẻ với TP-Link. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, internet nhanh chóng, liền mạch là điều bắt buộc.

Từ khóa » Cài đặt Tăng Tốc Wifi