[Hướng Dẫn] 3 Cách Lắp đặt 2 Router Wifi Với Nhau Chi Tiết Từ A-Z

1. Cách lắp đặt 2 router cùng lớp mạng (LAN-LAN)

Hai router cùng lớp mạng là mô hình mạng kết nối giữa 2 router wifi. 1 router wifi đóng vai trò cấp phát DHCP gọi là router chính, router wifi còn lại là một điểm phát sóng trung gian gọi là router phụ. Hai router được kết nối với nhau bởi một sợi dây LAN.

Mô hình lắp đặt này được áp dụng khi bạn đã có sẵn một router wifi hay modem wifi đã được kết nối Internet. Với mô hình này, bạn có thể dễ dàng quản lý các thiết bị trong mạng mà không phải truy cập vào từng trang cài đặt khác biệt của mỗi router wifi. Để lắp đặt 2 router wifi trong mạng, bạn cần làm theo các hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Đặt cho router wifi phụ 1 địa chỉ IP

Bạn truy cập vào trang cài đặt của thiết bị qua thông tin mà nhà sản xuất cung cấp. Địa chỉ IP mặc định thường dùng nhất là 192.168.1.1 hay 192.168.0.1. Sau đó, bạn vào phần thiết lập LAN, gán cho router wifi phụ một địa chỉ IP tùy thích. Lưu ý địa chỉ IP được gán phải nằm trong dãy địa chỉ IP mà router wifi chính đang cấp phát.

Gán địa chỉ IP cố định cho Router Wifi phụ.

Gán địa chỉ IP cố định cho Router Wifi phụ.

Để biết được dãy IP mà router wifi chính đang phát, bạn có thể sử dụng smartphone/laptop kết nối với wifi router chính. Sau đó, bạn vào phần thông tin mạng của máy tính hoặc điện thoại đang kết nối đến router wifi chính.

Bước 2: Lựa chọn chế độ hoạt động cho router wifi phụ

Tùy vào giao diện và thiết lập của từng nhà sản xuất, mỗi router wifi sẽ có các chế độ hoạt động khác nhau. Vì vậy, bạn cần lựa chọn đúng chế độ hoạt động để router hoạt động ổn định. Với router wifi không có thẻ Operation Mode, chế độ hoạt động mặc định sẽ là router. Nếu bạn đang dùng loại tương tự thì chỉ cần tắt DHCP Server tại mục WAN Setting. Với router wifi được phân chia chế độ hoạt động, bạn truy cập vào thẻ Operation Mode và chọn chế độ Access Point hoặc chế độ Bridge.

Chọn Access Point để rút ngắn quá trình cài đặt.

Chọn Access Point để rút ngắn quá trình cài đặt.

Bước 3: Cấu hình wifi phụ

Sau khi chuyển đổi địa chỉ IP và chọn được chế độ hoạt động phù hợp, bạn cài đặt cấu hình các thông tin mạng wifi cho router. Đầu tiên, bạn vào thẻ Wireless, chọn thẻ Wireless Settings. Tiếp đó, bạn điền các thông tin như tên mạng wifi (SSID), chọn loại mã hoá, điền mật khẩu và thiết lập kênh truyền wifi cũng như độ rộng kênh truyền. Lưu ý, bạn thiết lập tương tự cho cả băng tần 2.4GHz hoặc 5GHz nếu router wifi phụ đang dùng là loại 2 hoặc 3 băng tần.

Cài đặt mạng Wifi cho Router phụ.

Cài đặt mạng Wifi cho Router phụ.

Bước 4: Kết nối 2 router với nhau

Sau khi hoàn tất việc cài đặt trên router wifi phụ, bạn cần kết nối 2 router wifi chính và phụ với nhau. Nếu router phụ đang hoạt động ở chế độ router nhưng tắt DHCP server, hãy nối dây mạng từ cổng LAN trên router wifi chính tới cổng WAN trên router wifi phụ. Nếu router phụ đang hoạt động ở chế độ access point, cổng WAN trên router phụ sẽ có chức năng tương tự như các cổng LAN còn lại. Do đó, bạn có thể thực hiện nối dây mạng từ cổng LAN trên router chính tới cổng WAN/LAN bất kỳ trên router phụ.

2. Cách lắp đặt 2 router khác lớp mạng (LAN-WAN)

Hệ thống kết nối 2 router khác lớp mạng chính là hệ thống gồm cả 2 router đều có khả năng cấp phát DHCP. 1 router chính (quay PPPoE) và 1 router phụ sẽ tạo lập thành 2 môi trường mạng độc lập và không bị phụ thuộc lẫn nhau. Mô hình này được triển khai đối với hệ thống mạng lưới phức tạp, phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau hoặc hệ thống có số lượng kết nối lớn và router wifi chính không có đủ khả năng chịu tải toàn bộ.

Kết nối 2 router wifi khác lớp mạng có tính ứng dụng cao khi hệ thống mạng phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau.

Kết nối 2 router wifi khác lớp mạng có tính ứng dụng cao khi hệ thống mạng phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau.

Lắp đặt 2 router wifi khác lớp mạng giúp chia tải đều hơn, tránh trường hợp 1 router chịu quá nhiều kết nối làm dẫn đến tình trạng treo hay hỏng cả router. Hơn nữa, với 2 router wifi phát DHCP độc lập, bạn sẽ dễ dàng phát hiện được node mạng nào có vấn đề khi hệ thống mạng xảy ra lỗi tiết kiệm thời gian sửa chữa. Cách lắp đặt 2 router khác lớp mạng được thực hiện dựa trên các bước sau:

Bước 1: Cài đặt trên router phụ

Lựa chọn chế độ hoạt động: Trường hợp router đang hoạt động ở chế độ khác. Bạn chỉ cần vào mục Operation Mode, chọn chế độ hoạt động là Router Mode hoặc Gateway Mode. Nếu router wifi vừa được mua về thì bạn có thể bỏ qua bước này chế độ hoạt động của router wifi là chế độ router mode.

Thiết lập dãy địa chỉ IP cấp phát: Trước khi thay đổi địa chỉ IP của router phụ, bạn cần kết nối điện thoại với mạng wifi của router wifi chính. Mở phần thông tin mạng đang kết nối trên điện thoại để xác định được dãy địa chỉ IP mà router wifi chính đang phát. Sau đó, bạn truy cập phần DHCP Server để biết được dãy địa chỉ IP hiện tại mà router phụ đang cấp. Nếu dãy địa chỉ IP này đang trùng với dãy IP mà router wifi chính đang cấp phát thì bạn cần thực hiện chuyển đổi lớp mạng. Ví dụ: nếu dãy địa chỉ IP của 2 router đều đang là 192.168.0.2 - 192.168.0.255 thì bạn cần đổi dãy địa chỉ IP của router phụ thành 10.0.0.2 - 10.0.0.255.

Thay đổi IP nếu trùng với dãy IP mà Router chính đang cấp phát.

Thay đổi IP nếu trùng với dãy IP mà Router chính đang cấp phát.

Thiết lập các thông số cho mạng wifi: Truy cập phần Wireless, bạn lựa chọn thẻ Wireless Setting để tiến hành thiết lập các thông số cần thiết cho mạng wifi. Tại thẻ Wireless Setting, bạn cần điền các thông tin như SSID (tên mạng Wifi), mật khẩu wifi và thay đổi chế độ mã, kênh truyền hay độ rộng kênh truyền (nếu cần thiết).

Nhập các thông tin cần thiết để tạo mạng wifi.

Nhập các thông tin cần thiết để tạo mạng wifi.

Bước 2: Kết nối 2 router wifi

Với mô hình này, dây mạng bắt buộc phải được nối từ cổng LAN trên router wifi chính tới cổng WAN trên router wifi phụ. Nếu nối không đúng, router phụ sẽ không nhận được Internet.

3. Cách lắp đặt 2 router với nhau không dây

Ở mô hình này, 2 router wifi vẫn hoạt động theo dạng chính - phụ và được kết nối cùng lớp mạng với nhau qua kết nối không dây, cụ thể là sử dụng tính năng WDS. Vì kết nối không dây nên bạn có thể tiết kiệm được chi phí đi dây, thời gian lắp đặt. Đặc biệt là không phải lo vẻ mỹ quan của ngôi nhà bị mất đi do dây lằng nhằng. Quá trình lắp đặt được diễn ra như sau:

Bước 1: Thiết lập mạng wifi cho router wifi chính

Đầu tiên, bạn thiết lập tên wifi và mật khẩu wifi cho router chính trong thẻ Basic Setting của mục Wireless. Sau đó, bạn chọn một kênh truyền cố định cho router wifi chính.

Cài đặt wifi trên Router chính.

Cài đặt wifi trên Router chính.

Bước 2: Thiết lập địa chỉ IP cố định cho router phụ

Tiếp đó, bạn đặt cho router wifi phụ một địa chỉ IP truy cập cố định để giúp bạn dễ dàng quản lý thiết bị sau khi kết nối 2 router wifi thành công. Địa chỉ IP được đặt cho router wifi phụ bắt buộc phải thuộc danh sách dãy địa chỉ IP mà router chính cấp phát. Ví dụ: Dãy IP mà router chính cấp phát là 192.168.0.2 - 192.168.0.255 thì địa chỉ IP đặt cho router phụ sẽ là 192.168.0.5.

Đặt cho Router phụ một địa chỉ IP cố định.

Đặt cho Router phụ một địa chỉ IP cố định.

Bước 3: Thiết lập mạng wifi cho router wifi phụ

Sau đó, bạn tiếp tục truy cập mục Wireless Setting để cài đặt các thông số cần thiết cho mạng như tên mạng wifi (SSID), mật khẩu. Đặc biệt, bạn cần thiết lập kênh truyền wifi (channel) của router phụ giống với kênh truyền của router wifi chính.

Bước 4: Kích hoạt tính năng WDS trên router phụ

Bạn cần tích chọn Enable WDS trong phần cài đặt các thông tin mạng wifi để kích hoạt tính năng WDS trên router phụ.

Kích hoạt tính năng WDS trên router phụ.

Kích hoạt tính năng WDS trên router phụ.

Bước 5: Kết nối với router wifi chính

Trên giao diện của tính năng WDS, bạn click nút Scan để tìm kiếm và chọn mạng wifi của router wifi chính. Sau đó, bạn thiết lập thêm 1 vài thông số như mật khẩu kết nối, chế độ mã hoá… để bảo vệ kết nối được an toàn hơn. Cuối cùng, mời bạn bấm Save để chờ 2 router tự hoàn tất quá trình kết nối.

Bước 6: Kích hoạt tính năng WDS trên router chính

Bạn thực hiện lại quá trình kích hoạt tính năng WDS trên router phụ (bước 4 và bước 5) trên router chính.

Bước 7: Vô hiệu hóa DHCP Server trên router phụ

Cuối cùng, bạn cần quay lại trang cài đặt của router phụ dựa vào địa chỉ IP cố định đã đặt trước đó. Sau đó, bạn vào mục DHCP Setting và chọn Disable DHCP để vô hiệu hoá khả năng cấp phát IP trên router wifi phụ.

Vô hiệu hóa DHCP Server.

Vô hiệu hóa DHCP Server.

Ba cách lắp đặt 2 router wifi trên đây đã được Viettel mô tả một cách chi tiết nhất. Hy vọng các kiến thức được cung cấp trong bài sẽ giúp cho bạn tự thực hiện kết nối được 2 router wifi với nhau. Bạn hãy liên hệ ngay với Viettel qua Hotline 1800 6168 để được tư vấn thêm.

Từ khóa » Thiết Lập Dhcp Cho Wifi