Hướng Dẫn 5 Bước Chỉnh Dàn Karaoke Tại Nhà Cực Dễ
Có thể bạn quan tâm
Các cách chỉnh dàn karaoke tại nhà cực dễ bạn có thể tìm hiểu và thực hiện theo sự hướng dẫn dưới đây của Cơn Bão Số. Thao tác thành thạo dàn karaoke của nhà mình sẽ giúp bạn điều chỉnh được giai điệu nhạc, giọng hát, âm bass, âm cao và âm trung như bạn muốn cho sự độc đáo, mới mẻ và dễ chịu.
Nào, cùng theo dõi thật kỹ sự chia sẻ của chúng tôi dưới đây và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc điểm nào chưa hiểu ngay lập tức bạn có thể nhấc máy và gọi liền cho Cơn Bão Số để được giải đáp.
Các vấn đề gặp phải khi không cân chỉnh dàn karaoke gia đình
Nếu không có kiến thức nền về căn chỉnh dàn karaoke của mình chắc chắn trong quá trình hát bạn thường gặp phải một số hiện tượng như dưới đây:
Tiếng vang quá lớn
Tiếng vang trong dàn karaoke nếu biết cách chỉnh nó sẽ mang lại ưu điểm khá nhiều như giúp giọng hát của chúng ta được ngân cao hơn, không hụt hơi khi hát nhờ vậy mà không cần gào lên hết hơi, hát karaoke cũng “đỡ mệt” hẳn.
Những trường hợp tiếng vang quá lớn vô tình sẽ tạo ra tiếng rít, tiếng hú chói tai đáng sợ. Thế nên, để tiếng vang vừa đủ dùng thì bạn cần biết chỉnh echo hoặc reverb. Cách chỉnh chi tiết như thế nào, Cơn Bão Số sẽ hướng dẫn bạn bên dưới sau nhé.
Micro có âm lượng chói tai
Sử dụng micro sao cho nhạc và giọng hát nghe thanh thoát là cả một nghệ thuật. Nếu chỉnh âm thanh phát ra từ micro quá nhỏ thì dải âm có tần số cao và tần số trung trong bài nhạc nền gần như không có, khiến giọng hát trở nên thiếu sức sống, mỏng và nghe không còn như đang hát Karaoke nữa, người hát phải gồng giọng của mình lên rất nhiều.
Nhưng nếu chỉnh âm trầm quá dày lại sẽ khiến micro trở nên ồm, âm thanh nghe nặng nè, kéo đuôi. Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ cần điều chỉnh một chút trên amply và nút LO của Micro để căn chỉnh cho hợp lý. Một âm thanh hay phải đảm bảo được sự cân bằng về âm điệu của các dải tần số cao, trung và thấp.
Âm lượng nhạc quá to át cả giọng hát
Đây là sự cố phổ biến nhất khi hát karaoke mà mọi người vẫn thường gặp. Thường là do âm thanh tần số cao phát ra từ treble không đúng vị trí ngang tai người nghe, nếu treble cứ truyền âm thanh theo một đường thẳng thì nhất định nhạc sẽ to, độ sáng quá mức, át cả giọng hát. Người hát lúc này dường như bất lực với âm thanh nhỏ nhoi của mình, mất hứng trong quá trình karaoke.
Khắc phục tình trạng này cũng không có gì khó, bạn xem lại volume của loa treble và vị trí đặt nó đã đúng chưa. Nếu nguyên nhân này xuất phát từ amply thì nên chỉnh lại âm lượng trên nút Volume master bạn nhé.
“Chỉnh dàn karaoke” là cần phải điều chỉnh thứ gì ?
Một dàn karaoke gồm 5 bộ phận cơ bản:
1 – Bộ đầu thu micro
Bộ đầu thu micro gồm các nút:
- Up: Giúp tăng tần số của bộ đầu thu Micro
- Down: Giúp giảm tần số của bộ đầu thu Micro
- Enter: Nhấn nút này để setup tần số cho tay cầm của Mic không dây. Lưu ý tần số của micro trên bộ thu sóng cần phải trùng khớp với tần số của Mic đang cầm trên tay. Dấu hiệu mic và đầu thu đã tương ứng với nhau là khi trên màn hình LED tại vị trí RF hiển thị các vạch sóng.
Một số dấu hiệu nhận biết bộ đầu thu micro và micro chưa tương thích tần số với nhau:
- Thử mãi micro nhưng không lên tiếng và hiện chữ Mute ngay trên màn hình LED
- Tần số hiển thị trên Mic và trên đầu thu khác nhau hoàn toàn
- Khi bạn thử phát âm trên Micro thì không thấy phần RF hoặc AF hiện lên vạch sóng
Trường hợp thấy chỉnh mãi nhưng vẫn chưa chỉnh được tần số thích ứng thì bạn nên kiểm tra lại các thiết bị đã được kết nối đúng chưa. Bộ ba đầu thu micro, micro và mixer có vấn đề gì trong dây kết nối không.
2- Amply
Một bộ âm lý thường được thiết kế theo 5 hàng:
- Hàng 1 của amply: Chứa các nút để điều chỉnh micro 1
- Hàng 2 của amply: Dùng để chỉnh micro 2
- Hàng 3 của amply: Điều chỉnh Echo (tiếng vang)
- Hàng 4 của amply: Gồm các nút điều chỉnh music
- Hàng 5 của amply: Điều chỉnh các kênh tổng
Cách chỉnh từng hàng amply sẽ như sau bạn nhé:
Bước 1: Để micro hoạt động bạn cần phải cắm nó vào amply và chỉnh nút low, mid, high về vị trí 12h nhớ xoay theo chiều kim đồng hồ.
Bước 2: Volume tổng, volume mic, volume echo, volume music về vị trí 0. Đây là vị trí giữa, đưa các thông số trên về vị trí này là để dễ setup hơn. Lưu ý:
- Volume micro yêu cầu phải nằm trong khoảng 11-1h để cho âm trầm, trung, cao được cân bằng không gây bất cứ hiện tường rú, rít nào khi phát ra âm thanh.
- Vặn nút Low theo chiều kim đồng hồ sau đó thử phát âm các tiếng “Một”, “Bốn”, “Bảy” qua mic để xem âm trầm ở mức độ nào là ổn. Ổn rồi bạn để nguyên ở mức đó còn dày hơn thì lùi lại.
- Với nút Mid khuyến khích chỉnh ở khoảng 12-1h sau đó thử phát âm “Hai”, “Ba”, “Năm”, “Tám”. Yêu cầu của âm Mid đã chuẩn không cần chỉnh khi bạn nghe được âm 3 không vỡ, âm 2 và 8 đủ độ sáng.
- Với nút cao (treble) chúng ta cũng vặn theo chiều kim đồng hồ sau đó dùng mic thử phát âm “Sáu”, “Chín”. Âm cao đạt yêu cầu khi cả 2 âm 6, 9 đều không bị ré lên, đủ nghe, sáng và vừa tai. Nếu quá ré bạn lùi lại là oke nhé. Treble nằm ở mức 10h là hợp lý nhất.
Bước 3: Chưa dừng lại ở việc xử lý micro dải âm thấp, trung, cao mà bạn còn phải chỉnh cả Echo mic (xử lý cân chỉnh tiếng vang của giọng hát). Thao tác như sau:
- Nút LO sẽ được chỉnh ở mức 10
- Treble sẽ được chỉnh ở mức 11-12h
- Nút RPT là một trong những nút quan trọng có khả năng tăng giảm số lần lặp lại của tiếng vang. Tốt nhất bạn nên chọn hướng 12, độ lặp lại 6 lần, người có giọng hát thực sự khỏe có thể lên cao tốt, hơi dài nên chọn hướng 11.
- Nút DLY tăng hoặc giảm độ dài của tiếng nhạc. Khi giọng của bạn hát ra không bắt kịp nhạc thì nên chỉnh tăng ở mức 12h30 -1h nhưng nếu bạn hát trước cả nhạc thì giảm xuống ở 11-12h. Chuẩn nhất là ở mức 12h bạn nhé.
Tiếng vang sẽ thực sự rất tuyệt khi bạn biết tận dụng thế mạnh của nó. Chẳng hạn với những người hát đã rất xịn và hay, lên được nhạc có nhiều nốt cao, cần nhiều hơi thì chỉ cần DLY trong 11-1h. Với những bạn hơi còn yếu nên chỉnh echo ở mức trên 12h một xíu để kéo dài âm vang hơn và thời gian lặp lại hơn.
Bước 4: Nếu bạn muốn Volume Music ra được âm hài hòa hãy chỉnh các âm này theo quy tắc được tổng hợp dưới đây:
- Âm tần số cao chỉnh ở mức 11h
- Âm trung chỉnh 10-11h
- Âm siêu trầm cũng chỉnh tương tự âm trung từ 10-11h
Chỉnh theo quy tắc trên 3 dải tần số âm thanh đều đã đạt đến sự cân bằng và cho nhịp điệu hài hòa nhất rồi.
Bước 5: Sau khi đã điều chỉnh các nút trên bạn bắt đầu điều chỉnh Volume Echo tổng, nên chọn ở mức 10h và 12h cho các đường Mic. Còn với các nút RPT hoặc DLY bạn có thể chọn theo sở thích của mình.
3– Loa siêu trầm, loa sub
Bước 1: Kết nối
Để loa siêu trầm hoạt động chúng cần phải kết nối với bộ trộn âm thanh (mixer) và amply. Trên amply karaoke ở thời điểm hiện tại đều có cổng tín hiệu Line out hoặc Sub out. Để kết nối vào sub in của loa Sub và Sub trên Amply thì cần một sợi dây tín hiệu siêu chất lượng có 2 đầu để đấu nối.
Bước 2: Cân chỉnh âm thanh cho loa sub
Các dòng loa Sub điện hiện nay đều tích hợp bảng điều khiển ngay trên chính bề mặt của loa. Chúng ta sẽ cần quan tâm và cân chỉnh âm thanh của 3 nút trên loa sub:
- Nút Volume
Với nút này bạn thích nghe âm lượng ở mức nào cứ xoay về mức đó cho đến khi vừa tai. Thuận theo chiều kim đồng hồ là tăng còn ngược lại sẽ giảm.
- Nút Phase (tinh chỉnh lệch pha)
Nếu loa sub khi phát ra âm thanh nhưng không đi cùng pha với loa chính thì chúng ta sẽ thấy xuất hiện tình trạng lệch pha, tức là nhịp điệu của 2 loa không trùng khớp nhau. Pha trên loa sub được thiết kế ở mức từ 0-180 độ. Khi này bạn cần đủ kiên nhẫn để chỉnh từng mức cho đến khi nghe được âm trầm phù hợp thì thôi bạn nhé.
- Nút LPF (cắt dải tần số)
Với những loa có chất lượng âm thanh không tốt lắm thì chức năng cắt dải tần số của loa Sub sẽ cắt dải từ 30Hz-150Hz để bù vào những dải âm còn thiếu. Tuy nhiên việc điều chỉnh nút LPF trên loa Sub sẽ phụ thuộc vào loa chính. Bạn cần chỉnh sao cho nút LPF trên loa Sub phù hợp với tần số trên loa chính.
4- Đầu karaoke
Đầu karaoke đa số mọi người đều có thể sử dụng và không cần căn chỉnh nhiều, chỉ cần hiểu một số chức năng của nó như hát lại, tạm dừng, tắt tiếng, chọn bài theo tên của ca sĩ, chọn theo thể loại nhạc, ưu tiên bài hát, tăng giảm âm lượng…có trên điều khiển. Còn kết nối đầu đĩa với các thiết bị khác đều đã có đội ngũ thi công thực hiện giúp bạn.
Có một số lỗi trên đầu karaoke thường gặp nhất là đầu karaoke không xuất hiện ra hình và ra tiếng vì jack cắm tròn và cổng HDMI bị rỉ sét. Lỗi mất hình khi kết nối với TV do dây kết nối không đúng vị trí hoặc do đầu đĩa không được vệ sinh thường xuyên.
Còn một lỗi khá phổ biến đó điều khiển hay hết Pin, bạn nên để ý thay pin cho điều khiển thường xuyên.
5- Vang số
=> Vang số là thứ mà bạn sẽ điều chỉnh khi muốn âm thanh được phát ra đúng ý mình
Tuy nhiên ở phân khúc giá từ 5-10 triệu, sẽ có những đầu karaoke mà tích hợp tất cả những bộ phận trên trong 1 đầu được gọi chung là “đầu amply”. Và Cơn Bão Số sẽ hướng dẫn bạn cả 2 cách, gồm chỉnh Vang số và chỉnh Đầu Amply tích hợp nhé!
Hướng dẫn chỉnh vang số để hát Karaoke hay
Những thông số kỹ thuật cần biết ở một chiếc vang số:
Echo (tức là tiếng vang của âm thanh):
- Echo lặp từ: Từ 0 đến 90%
- Độ chậm trễ: Từ 0 đến 500ms
- Bộ lọc có băng thông: Từ 4Hz đến 20.8Hz
- Bộ lọc giúp vang cao hơn: Từ 0 đến 1000Hz
- Độ vang tiếng: Từ 0 đến 100%
Reverb (số lần lặp lại tiếng vang)
- Thời gian tiếng vang từ 0ms đến 3000ms
- Hỗn hợp mức karaoke: Từ 0 đến 100%
- Độ chậm trễ trước: Từ 0 đến 200ms
- Cao hơn với bộ lọc: Từ 0 đến khoảng 1000Hz
- Cấp từ: 0- 100%
Main output (công suất âm thanh)
- Tiếng vang từ 0 đến 200%
- Trình âm thanh: Cũng từ 0- 200%
- Âm thanh trực tiếp: Mức độ từ 0 – 200%
- Mức độ chậm trễ: Từ 0 đến 50ms
Sub output (Điều chỉnh âm trầm)
- Độ trễ: Từ khoảng 0ms đến 50ms
- Mức nhạc trình: Từ khoảng 0 đến 400%
- Mức độ tiếng Mic: Từ khoảng 0 đến 200%
Mic:
- Chế độ chống hú: Off, 1,2,3
- Giới hạn Mic: 0db- 5db
- 15 đoạn cân bằng tham số
Cách chỉnh vang số chuẩn hát karaoke như sau
Cách chỉnh sub output
- Sub HPF dùng 12dB & Freq: 46.0Hz Q: 0.50
- Sub LPF dùng butter 24dB & Freq: 75,8Hz Q: lock
- Sub 2 PEQ chỉnh mức 56,8Hz & Gain: +2.8dB Q:1.00
- Sub AT là 45ms & RT:8 LU:+14 dBu Ratio :4.0
- Sub delay R 0.0ms. SUR Mute L: No; Mute R: No
- Mixer music:+132
- Mic :+0
Cách chỉnh Echo: Nếu bạn có tham khảo sẽ thấy nhiều nơi có hướng dẫn khác nhau về cách chỉnh Echo. Sở dĩ vậy là do mỗi người thích một tiếng vang ở mức độ khác nhau, còn phụ thuộc vào diện tích phòng nữa. Dưới đây là các chỉ số chuẩn và phù hợp cho nhiều không gian:
- Echo Delay R: 0% Pre-Delay R: 45%
- Echo: 1 PEG: 63,8Hz
- Gain: -1,4dB Q:1.00.
- Echo EFF level +100
- Direct level +100
- Echo Pre- Deplay: 250ms HPF: 47.8Hz LPF: 16.6K
- Echo Delay: 492ms Repeat: 22%
Cách chỉnh Mic
- Micro, music, Effect chúng ta sẽ chọn ở mức 20
- Mic feedback để ở mức 3
- Mic Filter HPF FREQ chọn 40.9Hz.
Cách chỉnh tần số của Micro
- Gain: +1.6dB Q: 1.00
- Chọn 7 PEQ 6233Hz
- Chọn HPF 48.7Hz/12dB
Hướng dẫn chỉnh Amply tích hợp để hát Karaoke hay
Cách chỉnh vang số tích hợp trên Amply
- Chỉnh vang trên Mic EQ
- Âm thấp sẽ mức điều chỉnh tốt nhất sẽ từ 2-3
- Âm vừa lấy mức độ vừa đủ từ (-1) đến 0
- Âm cao lấy ở mức độ từ (-3) đã đủ sáng và không cần cao quá
- Chỉnh vang trên Mic Menu
- Echo Repeat chọn mức 24-25 để lặp từ 4 hoặc 5 lượt
- Echo Delay L, Delay R chỉnh trùng nhau
- Echo Gain để ở mức 28 yêu cầu phải cao hơn Reverb. Nếu bạn thích bạn có thể tăng Reverb lên rồi giảm Echo Gain lại.
- Chỉnh lại Reverb Gain và Reverb Time
- Chỉnh Max phải phù hợp với Max Mic Volume
Cách chỉnh nhạc
- Mic EQ gồm âm thấp, âm trung, âm cao bạn có thể tăng hoặc giảm tùy theo sở thích của mình
- Music ALC bật Off cho đứng yên, Music Balance để cân loa, Music Vocal chỉ cần điều chỉnh 2 kênh L/R.
- Max Music Level và Music Menu chỉnh ở mức vừa vì có chỉnh hết cỡ vẫn không lên cao được như khóa.
Kết luận
Với cách chỉnh dàn karaoke như trên áp dụng cho người mới quả thực rất khó khăn. Hơn nữa, các thông số trên cũng mang tính tương đối chứ không phải dàn loa karaoke nào cũng áp dụng được. Cách tốt nhất để cho được âm thanh hay với những người không chuyên chính là nhờ Công ty mua loa họ setup hết luôn cho bạn, cho đến khi bạn nghe cảm thấy vừa tai.
Bạn cũng có thể ghé Cơn Bão Số để chọn những dàn loa karaoke hay nhất. Đặc biệt chúng tôi luôn hỗ trợ khách hàng hết mình trong khâu setup âm thanh để giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt.
Từ khóa » Cách Chỉnh Dàn âm Thanh Karaoke Hay Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Cân Chỉnh Amply Hát Karaoke Chuẩn, Nghe Nhạc ...
-
Cách CHỈNH AMPLY KARAOKE Gia đình Hay Nhất đúng Chuẩn
-
Cách Chỉnh Amply Hát Karaoke, Nghe Nhạc Đúng Chuẩn
-
Cách Chỉnh Amply Karaoke Chuẩn, Nghe Nhạc Hay Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Chỉnh Amply Hát Karaoke Chuẩn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Chỉnh Dàn Karaoke để âm Thanh Hay Nhất
-
Cách Chỉnh Dàn Karaoke Hay Cho Chất Lượng Tốt Nhất
-
Cách Chỉnh Loa Amply Hát Karaoke Chuẩn, Hát Nhẹ
-
Cách Chỉnh Amply Karaoke Hát Chuẩn Như Ca Sỹ - YouTube
-
Cách Chỉnh Amply Nghe Nhạc, Hát Karaoke Hay Nhất Của Chuyên Gia
-
Cách Chỉnh Dàn âm Thanh Karaoke Hay Nhất, Tư Vấn Hướng Dẫn Kỹ ...
-
Cách Chỉnh âm Thanh Loa Kéo để Hát Karaoke Hay Nhất Mà Bạn Nên ...
-
Các Bước Chỉnh âm Thanh Karaoke Hay - Thiên Vũ Audio
-
Hướng Dẫn Căn Chỉnh Amply Karaoke Hay Nhất, Dễ Nhất Cho Gia ...