[Hướng Dẫn] 5 Cách Cải Tạo đất Bạc Màu Mới Nhất Hiện Nay

Thực trạng đất nông nghiệp ngày nay ở Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề. Đặc biệt nhất là tình trạng đất bạc màu ngày càng nhiều, làm cho cây trồng sinh trưởng kém, không năng suất. Vậy để đất trồng màu mỡ hơn, hôm nay mình cùng các bạn sẽ tìm hiểu về các cách cải tạo đất bạc màu hiệu quả cho khu vườn nhà bạn.

Cây trồng sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đất. Nhưng hiện nay đất trồng ngày càng bị thoái hóa, mất dinh dưỡng làm cho cây còi cọc, phát triển chậm, bên cạnh đó có một số diện tích đất bỏ hoang do bạc màu, thái hóa diễn ra nhiều. Để biết rõ các vấn đề này hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn biết thêm về Đất bạc màu là gì? Nguyên nhân đất gây đất bạc màu? Có bao nhiêu cách cải tạo đất bạc màu? Điểm danh 5 cách xử lý đất bạc màu hiệu quả nhất và tên những biện pháp cải tạo đất bạc màu.

Nếu bạn đã chán ngấy các cách cải tạo đất bạc màu truyền thống, hãy thử ngay cách mới nhất hiện nay

Nguyên nhân gây đất bạc màu? Có bao nhiêu cách cải tạo đất bạc màu?

Đất bạc màu là gì?

Đất bạc màu là những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, Kết cấu kém hoặc không có kết cấu, dễ bị chặt bí, rất nghèo các chất dinh dưỡng và thường bị khô hạn.

Đất xám bạc màu có cấu trúc kém, dễ bị dính chặt nên dung trọng của đất tầng mặt khá lớn và biến động rộng.

Chế độ nhiệt trong đất xám bạc màu: Trong đất xám bạc màu mùn là nhân tố điều hòa nhiệt độ, tránh được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ của đất ảnh hưởng cho cây.

Khái niệm đất bạc màu là gì

Khái niệm đất bạc màu là gì

Nguyên nhân đất bạc màu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đất xám bạc màu. Sau đây là 6 nguyên nhân chính làm cho đất bị bạc màu:

  1. Trồng độc canh
  2. Lạm dụng phân bón hóa học
  3. Chặt, đốt rừng làm nương rẫy
  4. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) quá nhiều
  5. Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người
  6. Đất bị nhiễm mặn do sử dụng phân bón không đúng cách

Trồng độc canh: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì người dân thường chạy theo xu hướng trồng những loại cây trồng đang có giá trị cao trên thị trường. Chính vì vậy, người dân hay trồng độc canh một loại cây trồng để nâng cao năng suất, nào ngờ sau một thời gian sẽ làm cho đất bị thoái hóa bạc màu, mất kết cấu đất và mất hết chất dinh dưỡng có trong đất. Từ đó, làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Đặc biệt, chúng ta có thể thấy rõ ở những vùng chuyên trồng cây công nghiệp như: cao su, cà phê, tiêu, điều…

Lạm dụng phân bón hóa học: Người dân thường sử dụng những loại phân hóa học thay vì sử dụng phân hữu cơ vì nó có tác dụng nhanh đối với cây trồng. Nhưng không hề nghĩ đến những hậu quả sau này. Việc lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ làm cho đất không tiêu hủy hết các chất hóa học tồn dư trong đất khiến cho đất trồng bị ngộ độc và làm đất bị chua, dẫn đến cây trồng phát triển kém.

Chặt đốt rừng làm nương rẫy: Ở những vùng sâu, vùng xa thường là các dân tộc thiểu số chặt phá rừng để lấy đất canh tác đang là vấn đáng quan tâm nhất hiện nay. Trong đó, các quá trình sản xuất nông nghiệp thì người dân ở đây không có các biện pháp chống xói mòn vào mùa mưa làm cho đất bị rửa trôi khiến cho đất ngày càng cạn kiệt tài nguyên, mất các kết cấu đất, làm cho đất ngày càng bị thoái hóa.

Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người: Hiện nay thì ô nhiễm môi trường ngày càng cao do chất thải từ công nghiệp, nước thải từ chế biến thực phẩm, rác thải từ sinh hoạt đã làm cho đất ngày càng bị thoái hóa.  Đặc biệt những loại đất này bị nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người là chủ yếu.

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) quá nhiều: Khi cây trồng gặp phải bệnh hại và sâu hại thì người nông dân thường sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng nhà mình vì nó có tác dụng tiêu diệt bệnh và sâu hại nhanh. Khi sử dụng quá nhiều thì lâu ngày chất hóa học còn tồn dư trong đất chưa phân hủy được. Từ đó, đất ngày càng bị thoái hóa, bạc màu và không có chất dinh dưỡng trong đất.

Đất bị nhiễm mặn do sử dụng phân bón không đúng cách: Ở một số vùng gần biển, khi người ta trồng rau và họ sử dụng các loại phân cá tự ủ chưa qua xử lý nên còn chứa nhiều Nitrat, khi bón vào đất sẽ làm cho đất bị phá vỡ các cấu trúc có trong đất khiến cho đất bị chai cứng, không thoát nước được. Từ đó khiến cho đất bị thoái hóa, bạc màu nặng. Chính vì thế, người dân trồng rau vài vụ sẽ thay đất mới canh tác cho hiệu quả.

Có bao nhiêu cách cải tạo đất bạc màu?

Có 7 cách cải tạo đất khô cằn, đất bạc màu do bị thoái hóa gồm:

  1. Thuỷ lợi
  2. Biện pháp hữu cơ
  3. Đa dạng hoá cây trồng
  4. Che phủ đất
  5. Bón vôi
  6. Trồng cây phân xanh
  7. Cày xới sau mỗi vụ canh tác

Điểm danh 5 cách xử lý đất bạc màu hiệu quả nhất – được tin tưởng dùng nhiều nhất

Có rất nhiều cách cải tạo đất bạc màu nhưng hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho bạn 5 cách xử lý đất bạc màu hiệu quả nhất.

Tên những biện pháp cải tạo đất

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn 5 biện pháp cải tạo đất bạc màu hiệu quả nhất

Các biện pháp cải tạo đất bạc màu hiệu quả nhất

Các biện pháp cải tạo đất bạc màu hiệu quả nhất

1. Thủy lợi

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo lại đất bạc màu. Cần xây dựng một hệ thống tưới hoàn chỉnh nhằm giúp đất màu mỡ, tơi xốp cho đất, giữ nước tốt.

2. Biện pháp làm đất:

Đất bạc màu thường là đất nghèo chất dinh dưỡng, khô và cứng. Vậy nên chúng ta không nên cày xới nhiều nhằm hạn chế quá trình bốc hơi nước. Thường xuyên tưới nước để làm cho đất mềm hơn và tăng độ ẩm cho đất.

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng Chế phẩm sinh học cải tạo đất bạc màu RV18 của  Công Ty TNHH Nông Nghiệp Công Nghệ Cao là một sản phẩm chuyên cải tạo đất bạc màu hiệu quả nhất hiện nay.

Từ khóa » Khái Niệm đất Xám Bạc Màu