Hướng Dẫn 7 Bước Thi Công Vách Panel Nhà Xưởng
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật vào 07/10/2024 bởi An Tâm Cách Nhiệt
Trong bài viết này An Tâm sẽ hướng dẫn các bạn cách Thi công vách Panel nhà xưởng. Tấm Panel tường cách nhiệt hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Và điểm đặc biệt của loại vách sử dụng panel này dễ lắp ghép và sử dụng. Cách Nhiệt An Tâm chia sẻ hướng dẫn dựng vách bằng panel.
Mục Lục
- Nhu cầu thi công tấm panel nhà xưởng 2024
- Báo giá thi công tấm panel cách nhiệt nhà xưởng tại Cách Nhiệt An Tâm
- Các loại vách ngăn panel nhà xưởng phổ biến
- Thông số kỹ thuật của các loại tấm panel nhà xưởng
- Ưu điểm và hạn chế khi lắp đặt panel nhà xưởng
- Hướng Dẫn 7 Bước Thi Công Vách Panel Nhà Xưởng
- Địa chỉ thi công vách panel nhà xưởng uy tín
Nhu cầu thi công tấm panel nhà xưởng 2024
Thi công vách ngăn panel nhà xưởng được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng. Với đặc tính nhẹ, bền, khả năng cách nhiệt, cách âm và chống thấm hiệu quả, tấm panel dựng vách được xem là vật liệu thay thế tốt nhất cho nhiều loại hình công trình như: nhà xưởng, xí nghiệp, phòng sạch, khu công nghiệp, kho bảo quản hàng hoá,…
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, tấm tường panel này còn có khả năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây hại vào môi trường sống của con người. Chính vì thế mà nó góp phần bảo vệ hàng hóa, sản phẩm cũng như sức khoẻ của người lao động 1 cách triệt để, an toàn.
Đặc biệt, với tính năng cách nhiệt từ bên ngoài vào môi trường bên trong và ngược lại của tấm dựng vách tường panel. Vách tường panel còn có tác dụng làm mát không gian rất hiệu quả. Chính yếu tố này cũng tạo nên nhiều tên gọi cho tấm nhà xưởng cách nhiệt.
Cụ thể, như: vách panel cách nhiệt, vách panel chống thấm, tấm panel làm tường, tấm panel ốp tường, tấm panel dựng vách, tấm panel tường ngoài, tấm panel chống cháy nhà xưởng, …
Thông thường, vách ngăn panel nhà xưởng trên thị trường đều được cấu tạo với 3 lớp. Trong đó, vách tường lắp ghép bao gồm 2 mặt tôn ngoài và 1 lớp lõi xốp ở giữa. Cụ thể:
- Mặt ngoài: 2 lớp tôn lạnh, tôn mạ kẽm, tôn mạ nhôm kẽm hoặc lớp tôn sơn tĩnh điện,…
- Lớp lõi: Xốp Polystryrene hay còn gọi là xốp EPS – Expanded Polystryrene, xốp Polyurethane- xốp PU, bọt Polyisocyanurate hoặc bông khoáng Rockwool, sợi thuỷ tinh Glasswool.
Các thành phần này kết hợp lại với nhau tạo thành 1 chỉnh thể cấu trúc hoàn chỉnh, thống nhất. Giúp cho tấm tôn vách nhà xưởng phát huy được những ưu điểm vượt trội trong quá trình sử dụng. Cũng như thi công tấm panel vách ngăn cho nhà xưởng.
Báo giá thi công tấm panel cách nhiệt nhà xưởng tại Cách Nhiệt An Tâm
Hiện nay, vách panel thi công cho nhà xưởng có đa dạng chủng loại. Tương ứng với mỗi loại sẽ có 1 mức giá quy định trên thị trường cụ thể. Tuỳ vào từng thời điểm, kích thước, đơn vị cung cấp, chất liệu, chất lượng và thương hiệu mà giá thành của vách ngăn lắp ghép có sự chênh lệch nhất định.
Dưới đây, Cách Nhiệt An Tâm giới thiệu đến bạn đọc bảng báo giá thi công vách panel nhà xưởng. Thông tin mới được cập nhật và chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ với Hotline, Zalo An Tâm 0901.37.34.39 để được tư vấn và báo giá chính xác nhất.
STT | Dịch vụ | Số lượng (m2) | Đơn giá (VNĐ/m2) | Ứng dụng thực tế |
---|---|---|---|---|
1 | Thi công tấm panel EPS | >200 | 380.000 | Thi công vách ngăn, tường bao cách nhiệt cho văn phòng, thi công nhà panel, nhà máy, xí nghiệp,… |
2 | Thi công tấm panel PU | Trên 200 | 390.000 | Thi công vách panel ngoài trời, ứng dụng lắp đặt tường cách âm, chống nóng cho nhà ở, nhà xưởng, kho bao quản,… |
3 | Thi công và lắp đặt vách ngăn phòng panel Rockwool/ Glasswool | >200 | 370.000 | Thi công tường cách nhiệt, chống cháy, vách ngăn cho nhà xưởng công nghiệp, kho lạnh,… |
Xem thêm: Đơn Giá Thi Công Vách Panel Nhà Xưởng { Mới Nhất 2024}
Các loại vách ngăn panel nhà xưởng phổ biến
Tùy vào chất liệu cấu tạo lõi của tấm panel dựng vách bằng tôn xốp mà người ta phân ra nhiều loại hình khác nhau. Cụ thể có thể kể đến như:
1/ Vách panel EPS
Vách panel EPS thi công cho nhà xưởng có khả năng chống nóng, cách âm. Đồng thời, tấm panel eps còn có khả năng chống thấm rất tốt. Do đó, vách lắp ghép EPS có thể bảo vệ hàng hoá, vật tư bên trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,…
Không những thế, với giá cả tương đối rẻ hơn so với các loại tấm cách nhiệt khác. EPS Panel còn giúp chủ đầu từ tiết kiệm được kinh phí xây dựng 1 cách tối đa và hiệu quả.
Với những loại vách panel EPS không bọc bạc, người ta thường sẽ làm tấm lót, hoặc thi công panel tường trong, tường gạch. Điều này không những góp phần cách nhiệt, điều hoà không khí trong không gian đó mà còn hạn chế tình trạng bụi phân tán gây ô nhiễm môi trường.
2/ Vách panel PU
Tấm panel PU thường được sử dụng để làm vách ngăn panel tường ngoài đặt bên ngoài của công trình. Với đặc tính bền bởi lớp tôn được mạ kẽm cao cấp, tấm tôn panel PU mang đến khả năng sử dụng lâu dài, chống chịu với thời tiết lâu hơn. Giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Đồng thời, hạn chế tình trạng hình thành nấm mốc, gây mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, vách panel PU nhà xưởng còn được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ khả năng chịu lực khá tốt. Yếu tố này góp phần tạo nên chất lượng, cũng như tuổi thọ của vật liệu được tăng cường rất nhiều.
3/ Vách panel bông khoáng
Vách panel Rockwool có lớp lõi là bông khoáng Rockwool chất lượng. Đây là dòng vật liệu chống cháy tốt nhất. Bông khoáng Rockwool giúp ngăn chặn tình trạng cháy lan rất hiệu quả trong các trường hợp nguy cấp như cháy nổ hay hoả hoạn.
Chính vì lý lo trên mà tấm panel bông khoáng Glasswool được ứng dụng phổ biến trong các công trình đòi hỏi khả năng chống cháy cao. Ví dụ như: nhà xưởng, kho hàng hoá, kho gỗ, khu chung cư, toà nhà cao tầng,…
4/ Vách panel sợi thuỷ tinh
Giống như dòng sản phẩm tấm panel Rockwool nhà xưởng, vách panel sợi thuỷ tinh Glasswool cũng mang đến tính năng chống cháy tối ưu cho công trình. Bên cạnh đó, với thiết kế lõi sợi bông thuỷ tinh Glasswool mang đến tác dụng ưu việt trong việc cách âm. Nhờ đó mà sợi bông thủy tinh Glasswool hạn chế tiếng ồn cực kỳ hiệu quả.
Đặc biệt, vách panel sợi thuỷ tinh Glasswool này còn sở hữu độ bền vượt trội hơn so với những loại vật liệu chống nóng thông thường trên thị trường. Sợi bông thủy tinh Glasswool có tuổi thọ trung bình cao hơn gấp 2 lần. Do đó, Glasswool mang đến hiệu quả kinh tế về lâu dài cho người sử dụng.
Thông số kỹ thuật của các loại tấm panel nhà xưởng
Để khách hàng có sự so sánh khách quan, cũng như nhận định đúng đắn. Dưới đây, chúng tôi cung cấp bảng mô tả thông số kỹ thuật của các loại tấm panel nhà xưởng phổ biến trên thị trường.
Đặc điểm | Tấm panel EPS | Tấm panel PU | Tấm panel Rockwool | Tấm panel Glasswool |
---|---|---|---|---|
Tỷ trọng (kg/m³) | 10– 12– 14 | 40 | 80– 120 | 48– 64 |
Khổ sản phẩm (mm) | 1030 |
| 1120 | 1000 |
Độ dày lớp tôn (mm) | 0.3– 0.5 | 0.4– 0.5 | 0.34– 0.5 | 0.3– 0.6 |
Độ dày lớp lõi(mm) | 50– 75– 100 | 40– 200 | 50– 100 | 50– 200 |
Ưu điểm và hạn chế khi lắp đặt panel nhà xưởng
Bất cứ sản phẩm hay hàng hoá nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Sau đây, Cách Nhiệt An Tâm sẽ khái quát cho bạn đọc những tính năng vượt trội, cũng như những hạn chế đang tồn tại trong dòng sản phẩm tấm panel nhà xưởng.
1. Ưu điểm
Nhờ đa dạng loại hình cùng thiết kế đặc biệt mà tấm panel tôn xốp lắp đặt cho nhà xưởng sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt vượt trội. Cụ thể, như:
Tiết kiệm thời gian thi công
Tấm panel chuyên thi công nhà xưởng được thiết kế với kiểu dáng lắp ghép vô cùng thuận tiện, dễ dàng. Với yếu tố này, chúng ta có thể lắp đặt sản phẩm 1 cách cực kỳ đơn giản. Nhờ đó mà đội thi công rút ngắn được tối đa thời gian cho cả quá trình xây dựng.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn có thể tháo dỡ hoặc dời đi 1 cách dễ dàng trong trường hợp cần nâng cấp và cải tạo công trình. Theo 1 vài chia sẻ từ những thợ chuyên thi công tấm cách nhiệt, thì vật liệu panel dùng cho nhà xưởng có thể rút ngắn được 1/3 tiến độ thi công của công trình.
Tối ưu hoá chi phí lắp đặt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm vách panel nhà xưởng. Do đó, chủ đầu tư, các kiến trúc sư có thể thoải mái lựa chọn dòng vật liệu phù hợp với yêu cầu thi công cả về kích thước lẫn kiểu dáng.
Bên cạnh đó, vách panel còn sở hữu giá thành rẻ hơn so với các tấm cách nhiệt truyền thống. Trong thực tế, lắp đặt tấm panel nhà xưởng sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được lên tới 40% ngân sách dành cho việc thi công.
Dễ dàng vận chuyển
Vách panel nhà xưởng với cấu tạo là các chất liệu xốp siêu nhẹ, cùng với đó là độ bền cao. Tấm panel nhà xưởng dễ dàng vận chuyển hơn so với các VLXD khác. Nhờ đặc điểm vừa nêu, đơn vị thi công, nhà thầu, thợ kỹ thuật có thể phân phối và thi công sản phẩm tại nhiều vị trí khó cũng như dễ dàng vận chuyển đi các tỉnh thành trên cả nước.
2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, vách panel nhà xưởng vẫn tồn tại 1 số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, như:
- Thiết kế dạng tấm khiến vật liệu không thể chịu được trọng tải lớn theo phương hay chiều nằm ngang.
- Khó đáp ứng tính linh hoạt đối với những công trình có kiểu thiết kế góc cạnh.
- Tấm panel vách ngăn có tuổi thọ thấp hơn tường bê tông, cốt thép.
Xem thêm: Những đặc điểm nổi bật của trần panel
Hướng Dẫn 7 Bước Thi Công Vách Panel Nhà Xưởng
Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt và đánh dấu lắp vách panel.
Xác định vị trí cần lắp đặt vách ngăn Panel rất quan trọng để tạo khung vách ngăn đúng yêu cầu. Sử dụng thước đánh dấu điểm trên tường. Nhắm các vị trí chính xác nhất bằng máy laze và đánh số trên sàn.
- Bắt đầu dựng các trụ chính của nhà lắp ghép
- Sau đó thả các cây kèo và xà gồ mái
- Các modul có thể liên kết với nhau bằng mối hàn hoặc bằng đinh tán, ốc.
Bước 2: Lắp đặt phần khung panel vách ngăn nhà xưởng chống nóng, cách nhiệt bằng thép chịu lực
Lắp đặt thanh ngang: Lựa chọn thanh ngang chữ U theo kích thước phù hợp, trên thị trường có các loại thanh chữ U . Lắp thanh này ở những nơi đã đánh dấu và bắn vít cố định chúng vào nền.
Lắp đặt thanh đứng: Sử dụng các thanh đứng hay còn gọi là thanh chữ C theo kích thước từ bản vẽ, có nhiều loại. Ốp thanh chữ C vào tường ghép nối vuông góc với thanh chữ U dưới nền. Bắn vít cố định thanh này sao cho khoảng cách giữ các thanh khoản 406mm. Nếu các thanh chữ C dài quá so với chiều cao tường thì cắt bỏ bớt.
Bước 3: Lắp đặt phần vách ngăn panel
Sau khi lắp thanh chữ U và chữ C liên kết với nhau tạo thành khung, bạn chỉ việc dùng khoan và vít chặt các tấm cách nhiệt lên khung thanh lắp sẵn. Thông thường khoảng cách các điểm vít này khoảng 300 m, khoảng cách càng nhỏ thì càng cố định chắc chắn.
Khi khoan vị trí bắt vít cần dùng dây mực đánh dấu thật chuẩn để tránh bắn lỗ sai gây mất thẩm mỹ bề mặt vách ngăn panel.
Đặt thẳng đứng vách ngăn panel vào trong các thanh U dẫn hướng và ghép các tấm lại với nhau.
Các tấm liên kết với nhau bằng ngàm âm dương rất chắc chắn, bắn rivet cố định tại các vị trí chân, chỗ liên kết… Khi lắp phần vách lưu ý khoét chừa sẵn các vị trí để lắp cửa chính, cửa sổ.
Bước 4: Dựng vách ngăn panel xốp cách nhiệt và bắn vít
Đầu tiên ta chọn đúng vách ngăn panel có kích thước đúng với vị trí cần lắp đặt vào. Tiếp theo sử dụng hai cây vít và thanh chắn bắn vào.
Lưu ý: bắn đúng loại vít và bắn vào vị trí ngàm nối, không được thực hiện sai điểm này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng panel và công trình.
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình Hướng dẫn thi công vách panel mà bạn cần chú ý. Vì rất nhiều người không bắn vào vị trí này mà thi công ở vị trí khác gây mất thẩm mỹ.
Thực hiện đến khi xong vách ngăn panel.
Bước 5: Nối mí và cố định vách ngăn panel
Bạn cần thực hiện ghép vào từ từ, đúng chiều và khớp mí nối phải xác và đụng chạm vào 100%, không được ép mạnh hoặc làm biến dạng tấm panel xốp cách nhiệt.
Đây là kỹ thuật lắp ghép tấm panel mà nhiều người thấy đơn giản nhưng hay bị mắt lỗi.
Bước 6: Lắp đặt các cửa sổ và cửa chính
Cửa sổ và cửa chính có rất nhiều lựa chọn nhưng nên sử dụng của bằng vách ngăn panel để thi công cửa chính để tăng khả năng chống nóng, cách âm hiệu quả hơn đồng thời tạo tính đồng bộ, thẫm mỹ cho công trình.
Bước 7: Gia cố tôn dựng vách bằng phụ kiện nhôm phòng sạch
Giữa các khoảng cách tấm panel ở vị trí góc hoặc các điểm giữa có khoảng cách cần sử dụng các loại phụ kiện nhôm panel phụ hợp để lắp đầu vào khoảng trắng.
Mục đích là lắp đặt tạo 1 mảng vách panel kín, tăng cường độ vững chắc cho công trình thi công cách nhiệt mái nhà xưởng của bạn.
Nếu bạn cần hỗ trợ về vách ngăn panel liên hệ Cách Nhiệt An Tâm 0901373439.
Xem thêm: Đơn vị thi công panel uy tín
Địa chỉ thi công vách panel nhà xưởng uy tín
An Tâm chuyên tư vấn và lắp đặt vách ngăn nhà xưởng, nhà tiền chế, văn phòng, nhà tạm ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm panel với giá tốt nhất trên thị trường.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CHỐNG NÓNG AN TÂM
Văn phòng giao dịch: 51/26/20 đường Vườn Lài nối dài, P.Thạnh Lộc, Q.12
Địa chỉ kho hàng TPHCM: 1420 Vườn Lài (Nối Dài) Phường An Phú Đông Quận 12 Tp Hồ Chí Minh
Chi nhánh HN: Ngõ 176 đường Cao Lỗ, xã Uy Lỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: 028.3720.3028 – Fax: 028.6282.0433
Email: cachamchongnong@gmail.com
Website: https://cachnhietantam.com
*Chi nhánh miền Nam:
0901.37.34.39 Ms. Thủy
0911.78.28.28 Mr. Dương
0911 78 86 68 Ms. Khánh
0934 090 593 Mr. Vi
0933.156.195 Ms. Tiên
0938.87.34.39 Ms Lan
0847.33.28.28 Ms. An
0707.34.36.39 Mr. Ry
0901.476.667 Ms. An
0838.14.28.28 Ms. Phương Thi
*Chi nhánh miền Bắc:
0921 38 28 28 Mr.Hùng
084 533 28 28 Ms.Ngọc
0842 808 288 Ms.Quỳnh
0847 808 288 Ms.Tuyết
Từ khóa » Thi Công Lắp đặt Tấm Panel
-
Hướng Dẫn Thi Công, Lắp Đặt Vách Panel Cách Nhiệt CỰC DỄ
-
Báo Giá Thi Công Vách Panel Chuyên Nghiệp Chuẩn Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Thi Công Tấm Vách Panel PU Panel EPS, Sandwich ...
-
Hướng Dẫn Thi Công Vách Ngăn Panel
-
Hướng Dẫn Thi Công Vách Ngăn Panel | Mectech – Việt Nam
-
Báo Giá Thi Công Tấm Tôn Panel Chống Nóng Nhà Xưởng Giá Tốt ...
-
Tìm Hiểu Quy Trình Thi Công Lắp đặt Vách Ngăn Bằng Tấm Panel
-
Hướng Dẫn Thi Công Vách Panel - Panel Home Cung Cấp, Sản Xuất Và ...
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Nhà Bằng Tấm Panel EPS - Nhà Lắp Ghép
-
Hướng Dẫn Thi Công Panel Pu Chi Tiết - Kingpanel
-
Hướng Dẫn Thi Công Tấm Panel Pu
-
Cách Thi Công Tấm Panel Vách Ngoài (tường) Panel Pu Cho Mọi Công ...
-
Hướng Dẫn Thi Công Lắp đặt Vách Ngăn Panel Và Trần ... - YouTube
-
Thi Công Lắp đặt Tấm Panel