Hướng Dẫn áp Dụng Tiêu Chuẩn VietGAP Trồng Trọt | G-GLOBAL

VIETGAP (là từ viết tắt của VIETNAMESE GOOD AGRICULTURAL PRACTICE) là một bộ Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Trươc đây tiêu chuẩn VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Tới năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt. TCVN 11892-1:2017 do Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn. Sau đó Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP. Tiêu chuẩn có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P, JGAP. Mục đích hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Nội dung tiêu chuẩn VietGAP, các bạn có thể tham khảo tại bài viết:

– Nội dung tiêu chuẩn VietGAP TCVN 11892-1:2017

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt rau củ quả  vào thực tế. Mong rằng, sau bài viết này, Doanh nghiệp, HTX có thể tự mình xây dựng và áp dụng VietGAP thành công.

 PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA TIÊU CHUẨN VIETGAP TRỒNG TRỌT

Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng cho hoạt động canh tác, trồng trọt tất cả các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm: – Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại; – Trái cây các loại; – Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, …); – Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều, …

Nói dung, tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt áp dụng cho đơn vị sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt dùng làm thực phẩm.

CÁC YÊU CẦU TRONG TIÊU CHUẨN VIETGAP THEO TCVN 11892-1:2017

Các điều khoản yêu cầu trong Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 gồm:

1. Các yêu cầu chung theo Tiêu chuẩn VIETGAP

1.1 Đào tạo và tập huấn

1 .2 Cơ sở vật chất 1.2.1 Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác 1.2.2 Nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) 1.2.3 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế 1.3 Quy trình sản xuất. 1.4 Ghi chép và lưu trữ hồ sơ. 1 .5 Quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc 1.6 Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân 1.7 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1.8 Kiểm tra nội bộ 1.9 Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất 1.10 Yêu cầu riêng đối với cơ sở canh tác rau, quả tươi 1.11 Yêu cầu riêng đối với cơ sở sản xuất chè búp tươi

2. Yêu cầu đối với quá trình sản xuất

2.1 Đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất 2.2 Quản lý đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào 2.2.1 Đất, giá thể, nước 2.2.2 Giống 2.2.3 Phân bón và chất bổ sung 2.2.4 BVTV và hóa chất 2.3 Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm 2.4 Quản lý rác thải, chất thải 2.5 Người lao động

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VIETGAP TRỒNG TRỌT THEO TCVN 11892-1:2017

 1. YÊU CẦU CHUNG

  • Cơ sở vật chất
  • Quy trình sản xuất
  • Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
  • Quản lý sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc
  • Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
  • Kiểm tra nội bộ

2.  YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

    • Đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất
    • Quản lý đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào
    • Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm
    • Quản lý rác thải, chất thải
    • Người lao động
    • Thành lập THT/HTX
    • Khảo sát hiện trạng sản xuất
    • Xây dựng hồ sơ hệ thống quản lý, hồ sơ nông trại và các tài liệu tập huấn
    • Tập huấn

3. ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT

  • Nên khảo sát, đánh giá điều kiện sản xuất thực tế về các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý.
  • Nên phân tích hàm lượng KLN, hóa chất, VSV trong đất, nước tưới đảm bảo:
    • QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép KLN trong đất
    • QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước tưới
  • Nếu không đáp ứng điều kiện, cần chứng minh có thể khắc phục/làm giảm nguy cơ tiềm ẩn.
  • Nên trồng loại cây trồng trong vùng  được  quy  hoạch phát triển cây trồng đó của địa phương.

4. Thành lập THT/HTX sản xuất theo VietGAP

  • Vận động thành lập THT/HTX sản xuất theo VietGAP
  • Chọn thành viên có diện tích sản xuất lớn, liền kề nhau, có khả năngđọc viết tốt, tự nguyện, thật sự có nhu cầu
  • Cần sự hỗ trợ THT/HTX của lãnh đạo địa phương
  • Cần đào tạo nhân sự cho THT/HTX
  • Chọn ban lãnh đạo THT/HTX có trình độ nhất định, có đạo đức tốt, kỹ năng quản lý tốt, có thành viên có khả năng kinh doanh, đoàn kết, nhiệt tình
  • Phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm VietGAP cho thành viên
  • Tổ chức họp định kỳ cùng trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn
  • Có bộ phận theo dõi và quản lý quá trình thực hiện của tổ viên (Tổ trưởng phải là người có kiến thức nhất định, am hiểu về VietGAP và nhiệt tình)
  • Cán bộ tư vấn phải hiểu biết rõ về VietGAP, luôn cập nhật thông tin kịp thời, có kiến thức KHKT nhất định cho từng loại cây trồng, nhiệt tình, hướng dẫn tư vấn sát sao cho từng nông dân trong sản xuất

5. Khảo sát hiện trạng sản xuất

Để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, việc lựa chọn vùng trồng là rất quan trọng và cần quan tâm đầu tiên. Vùng trồng có thể chịu ảnh hưởng của nhiều loại mối nguy như vi sinh vật, thuốc BVTV, kim loại nặng và các chất ô nhiễm. Vì vậy, cần phải đánh giá kỹ lưỡng về lịch sử cũng như các mối nguy sinh học, hoá học của vùng đất trước khi trồng rau hoặc cây ăn quả .

Cần khảo sát thực trạng áp dụng qui trình sản xuất ở địa phương.

6. Quản lý vật tư đầu vào

Một số lưu ý về giống trồng:

  • Phải có nguồn gốc rõ ràng, được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc giống địa phương đã được sản xuất, sử dụng lâu năm không gây độc cho người.

Một số lưu ý khi sử dụng phân bón và chất bổ sung:

  • Phải sử dụng phân bón và chất bổ sung được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
  • Nên có  danh  mục  phân  bón  áp  dụng  cụ thể cho THT/HTX
  • Phân bón và chất bổ sung phải giữ nguyên trong bao bì
  • Cách ly phân bón trước thu hoạch phù hợp với từng cây trồng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV và hóa chất:

  • Cần áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
  • Người chịu trách nhiệm về kỹ thuật phải được tập huấn về IPM
  • Trang bị kiến thức sử dụng thuốc BVTV phù hợp với phạm vi công việc
  • Tập huấn kỹ cho nông dân nhận biết dịch hại và thiên địch trên vườn
  • Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cần được bảo vệ khỏi sự tấn công của dịch hại,…
  • Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
  • Nên có kế hoạch phòng trừ dịch hại đồng bộ
  • Khả năng kháng thuốc của sâu hại rất cao
  • Đảm bảo thời gian cách ly
  • Nên có biện pháp phòng tránh nhiễm thuốc BVTV cho sản phẩm từ việc sử dụng thuốc của vùng lân cận
  • Nên có danh mục thuốc BVTV sử dụng phù hợp cho THT/HTX và được cập nhật
  • Phải có danh mục các hoá chất cấm sử dụng trên thị trường tiềm năng tại trang trại
  • Không nên sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV bị cấm ở thị trường dự kiến xuất khẩu
  • Đối với quả xuất khẩu, cần kiểm tra danh mục hóa chất được phép và MRL của quốc gia nhập khẩu trước khi sử dụng
  • Nếu phát hiện sản phẩm có dư lượng thuốc BVTV vượt MRL, cần cách ly và điều tra nguyên nhân ô nhiễm
  • Phải tiến hành phân tích dư lượng thuốc BVTV hàng năm.

7. Tập huấn

Nội dung tập huấn phải bao gồm những nội dung sau: Tiêu chuẩn VietGAP; ATTP; Sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV; ATLĐ và sơ cấp cứu tại chỗ.
  • Số lượng: 25-30 người/lớp
  • Thời điểm tổ chức tùy theo nông dân.
  • Cán bộ  kỹ thuật  có  chuyên  môn  và am hiểu sâu về VietGAP, nhiệt tình
  • Nên dạy  thực  hành  để  nông dân  dễ tiếp thu.
  • Nên đào tạo TTNB cho ban quản lý của THT/HTX

8. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

  • Phải đảm bảo
    • Sơ đồ  nông  trại,  có  ký  hiệu  lô/liếp  ngoài vườn
    • Kho chứa  phân  bón, thuốc         BVTV và     hóa chất
    • Dụng cụ đo lường thuốc BVTV, phân bón
    • Dụng cụ, vật liệu xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất trong kho
    • Hố cát xử lý chất thải thuốc BVTV, hóa chất
  • Nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm đúng qui định (nếu có)
  • Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế phải được làm sạch trước, sau khi sử dụng và bảo dưỡng định kỳ

9. Xây dựng hồ sơ hệ thống quản lý, hồ sơ nông trại và các tài liệu tập huấn

•       Sổ tay chất lượng, quy trình sản xuất và tài liệu cần đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, chữ to dễ đọc

10. Quy trình sản xuất

  • Quy trình sản xuất nội bộ cho cây trồng phù hợp địa phương và các yêu cầu của VietGAP (trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch)

11. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm

Thu hoạch

  • Nông hộ dự báo sản lượng thu hoạch với BQL VietGAP, BQL lên kế hoạch thu mua sản phẩm của nông hộ
  • Có hướng dẫn nhân công về vệ sinh cá nhân, về quy trình thu hoạch quả Sản phẩm bảo đảm thời gian cách ly với phân bón theo quy định cho từng loại quả và thuốc BVTV theo khuyến cáo trên bao bì
  • Cần thu hoạch vào thời điểm sản phẩm có chất lượng tốt nhất
  • Có hướng dẫn nhân công về vệ sinh cá nhân, về quy trình thu hái quả
  • Dụng cụ thu hoạch phải được vệ sinh và bảo quản riêng biệt
  • Không để sản phẩm tiếp xúc với nước sông (mương) và để trên mặt đất (phải trải bạt) Kiểm soát, tránh sự xâm nhập của động vật vào khu vực sản xuất trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch và thời điểm thu hoạch

Bảo quản

  • Nơi bảo quản sản phẩm phải sạch sẽ, ít có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm
  • Điểm chờ thu gom có bóng mát hoặc có mái che, nếu nền đất phải trải bạt lót cách ly với đất, không để thú nuôi qua lại
  • Quả nên  được  bảo  quản  theo  quy  trình  phù  hợp  cho  từng quả (nhiệt độ, ẩm độ,…)

Vận chuyển

  • Phải vận chuyển sản phẩm trong điều kiện thích hợp theo yêu cầu của sản phẩm
  • Phương tiện vận chuyển được chuẩn bị sạch sẽ.

12. Quản lý rác thải, chất thải

•   Rác thải trong quá trình sản xuất, sơ chế; chất thải phải thu gom và xử lý đúng quy định.

•   TT số 36/2015/TT-BTNMT

13. An toàn lao động

  • Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất
  • Cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết
  • Trang bị các hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, hướng dẫn sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị, hướng dẫn xử lý sự cố tai nạn tại nông trại
  • Công nhân cần đọc kỹ và hiểu các hướng dẫn trong nông trại
  • Trang bị BHLĐ và thiết bị phun thuốc phù hợp
  • Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất vừa mới được phun thuốc
  • Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hoá chất.

Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân

  • Cần cung cấp điều kiện làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị tối thiểu, an toàn cho người lao động
  • Nhà vệ sinh, chỗ rửa tay cần sạch sẽ và có hướng dẫn vệ sinh cá nhân
  • Phối hợp với ban NN địa phương tuyên truyền vận động nông dân phá bỏ cầu cá

14. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

  • Yêu cầu về ghi chép nhật ký sản xuất phải ngắn gọn, thuận tiện cho nông dân ghi chép
  • Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất
  • Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ
  • Bao bì, thùng chứa sản phẩm xoài cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng
  • Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm
  • Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng
  • Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.

Quản lý sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc

  • Sản phẩm phải đáp ứng quy định về
    • Giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV theo thông tư 50/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT
    • QCVN 0-3:2012/BYT đối với ô nhiễm VSV trong thực phẩm
  • Phải lấy mẫu và phân tích sản phẩm theo quy định
  • Phải có quy định xử lý sản phẩm không đảm bảo ATTP
  • Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải phân biệt với sản phẩm cùng loại không sản xuất theo VietGAP trong quá trình thu hoạch, sơ chế.
  • Phải có quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

15. Kiểm tra nội bộ

  • Phải tổ chức kiểm tra theo  các yêu cầu của VietGAP không quá 12 tháng/lần
  • Nên yêu cầu cán bộ được tập huấn về KTNB/TTNB kiểm tra hoạt động của thành viên

16. Đánh giá chứng nhận VietGAP

    • Phân tích mẫu đất, mẫu nước (5 ha/mẫu), mẫu quả (số mẫu= căn bậc 2 của số nông hộ). Kết quả phải phù hợp QCVN 03-MT:2015/BTNMT; QCVN 08-MT:2015/BTNMT; QCVN 0-3:2012/BYT; TT 50/2016/TT-BYT
    • Mời đơn vị đến đánh giá chứng nhận VietGAP cho mô hình.

17. Tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP

  • Cần xây dựng các mô hình liên kết giữa nông dân cùng sản xuất theo qui trình thống nhất, tạo sản phẩm đồng nhất, số lượng lớn và đồng đều, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
  • THT/HTX cần liên kết với các cơ sở/doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, tiêu thụ tốt sản phẩm cho thành viên sẽ sản xuất VietGAP được bền vững
  • Cần có chiến lược quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm.

Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất:

✅ VĂN PHÒNG TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ  G-GLOBAL ✅

💒 Văn phòng Hà Nội:           Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

💒 Văn phòng Đà Nẵng:        73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

💒 Văn phòng HCM:              Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

☎️ Hotline:                                 0985.422.225

📩  Email:                                    info@ggobal.vn

🌐 Website:                                https://chungnhanquocte.com/ – https://gglobal.vn/

☎️0985.422.225 ✅Nhận chứng chỉ nhanh ⭐️Chi phí thấp

Từ khóa » Trồng Trọt Theo Tiêu Chuẩn Vietgap