Hướng Dẫn Bạn Cách Xử Trí Khi Mắc Bệnh Tiêu Chảy Cấp
Có thể bạn quan tâm
1. Tiêu chảy cấp và những nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn và virus là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng Tiêu chảy cấp ở người lớn. Những loại vi khuẩn, virus gây bệnh này có thể từ những loại thực phẩm bị nhiễm trùng mà người bệnh đã ăn phải. Virus gây bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần hoặc người nhiễm bệnh không đảm bảo vệ sinh khi chuẩn bị đồ ăn cho người khác.
tiêu chảy cấp thường xảy ra khoảng vài ngày
Người sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày hoặc gặp phải tác dụng phụ do một số loại thuốc điều trị huyết áp, trị gout hay điều trị ung thư cũng có thể bị tiêu chảy.
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cũng có nguy cơ khiến ký sinh trùng từ nguồn nước xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa và gây tiêu chảy.
Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột hoặc mắc chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng,...
Uống quá nhiều bia rượu, dị ứng với một số loại đồ uống có chứa chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể gây tiêu chảy mãn tính.
Bệnh nhân tiểu đường có thể gặp biến chứng là bệnh tiêu chảy.
Những bệnh nhân ung thư, sau khi xạ trị thì cũng xuất hiện tình trạng phân lỏng và kéo dài khoảng vài tuần sau điều trị.
Bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa cũng có thể gặp phải biểu hiện tiêu chảy cấp.
2. Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy cấp
Ở người lớn, triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh này là tình trạng phân lỏng, tần suất đi nhiều (có thể hơn 3 lần trong một ngày) và thường kèm theo nôn hoặc buồn nôn. Người bệnh có cảm giác đau bụng, có thể đau quặn, đau dữ dội, sau khi đi ngoài, mức độ đau sẽ giảm dần, phân có thể lẫn máu hoặc không. Một số ít có thể kèm theo đau đầu. Những triệu chứng kể trên có thể kéo dài 1 ngày hoặc vài ngày.
Người bệnh có thể bị đau quặn bụng, giảm đau sau khi đi ngoài
Tình trạng tiêu chảy kèm theo nôn sẽ gây ra mất nước và đây là lúc người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nếu người bệnh chỉ mất nước nhẹ thì người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng sau điều trị. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Vì thế, bạn cần chú ý theo dõi về tình trạng mất nước của người bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy người bệnh đang bị mất nước:
- Người mệt mỏi, mắt trũng, khô miệng, yếu ớt, không uống được nước hoặc uống nước kém, nếp véo da mất chậm, sụt cân nhanh.
- Trường hợp mất nước nặng, người bệnh có thể xảy ra tình trạng mất ý thức, nhịp tim tăng nhanh, người bệnh hôn mê và tiểu ít. Lúc này vô cùng nguy hiểm và cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân là người già hoặc phụ nữ mang thai hay có bệnh lý nền thì càng cần phải chú ý để đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời. Nếu thấy người bệnh bị mất nước, nôn nhiều có thể kèm theo sốt hoặc đau bụng dữ dội chính là lúc cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
3. Hướng dẫn bạn cách xử trí khi bị tiêu chảy cấp
3.1. Xử trí tại nhà
Nếu tình trạng tiêu chảy của bạn không phải do những bệnh lý nguy hiểm gây ra bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị bệnh tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả:
Bù điện giải: Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nhiều nước và cảm thấy mệt mỏi, vì thế, người bệnh cần phải được bổ sung nước và điện giải cho cơ thể. Hãy uống thật nhiều nước lọc và nước ép trái cây. Lưu ý chia đều thời gian uống trong ngày cho người bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn dung dịch oresol để bù điện giải, lưu ý sử dụng theo đúng liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.
Cẩn trọng khi bệnh xảy ra ở người cao tuổi
Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thời gian này. Tuy nhiên, cần lưu ý, tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo hay dầu mỡ, hoặc những loại thức ăn cay nóng, chất kích thích, các loại rau sống,…
Nên bổ sung men vi sinh cho người bệnh: Loại men này có nhiều trong sữa chua và một số thực phẩm khác, rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ đường ruột phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn.
3.2. Khi nào cần đưa bệnh nhân đi thăm khám
Khi chăm sóc người bệnh, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh. Nếu thấy người bệnh có những biểu hiện bất thường bao gồm đau bụng dữ dội hoặc thấy có lẫn máu trong phân, phân có màu đen, mất nước nhiều, tiểu ít kèm theo khô miệng và mệt mỏi, hoặc có sốt trên 39 độ thì nên đưa bệnh nhân đi khám.
Nên uống nước lọc và nước ép trái cây để bù điện giải
Tiêu chảy cấp do nhiễm trùng có thể lây từ người này sang người khác vì thế, nếu đang mắc bệnh này bạn cần phải giữ gìn để hạn chế nguy cơ lây bệnh sang người khác. Hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh, sau đó lau khô tay. Tốt nhất không nên dùng chung khăn tắm hoặc quần áo với người khác và thường xuyên cọ rửa nhà vệ sinh thật sạch sẽ.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách xử trí nếu bị tiêu chảy cấp hoặc biết cách chăm sóc nếu người thân mắc phải tình trạng này. Đây là những cách giúp bạn và gia đình luôn được khỏe mạnh và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này cũng như những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe, bạn đừng ngần ngại gọi đến số 1900 56 56 56. Các chuyên gia đầu ngành tiêu hóa, giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tận tình giải đáp cho bạn. MEDLATEC chính là nơi bạn có thể được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng nhất với mức chi phí vô cùng hợp lý.
Từ khóa » Người Bị Tiêu Chảy Nên Làm Gì
-
8 Chiêu Thức Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cực đơn Giản
-
Tiêu Chảy Nên ăn Gì Cho Nhanh Khỏi, Mau Lại Sức? | Vinmec
-
Bị Tiêu Chảy Nên Làm Gì? Tất Tần Tật "bí Kíp" Giúp Trị Tiêu Chảy Hiệu Quả
-
8 Chiêu Thức Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cực đơn ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tổng Hợp Những Cách Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Hiệu Quả
-
11 Tuyệt Chiêu Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cực đơn Giản
-
Bệnh Tiêu Chảy - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
10 Cách Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cấp Tốc - Cầm Nhanh, Hết Đau Bụng
-
10 Cách Cầm Tiêu Chảy Cấp Tốc Bạn Cần “nằm Lòng” để Tự Cứu Mình
-
Làm Gì Khi Bị Tiêu Chảy - VnExpress Sức Khỏe
-
Đi Ngoài Liên Tục Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
-
Chữa đau Bụng đi Ngoài Hiệu Quả Bằng Mẹo Dân Gian
-
Tiêu Chảy Sau Khi ăn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Những Loại Nước Nên Uống Và Nên Tránh Giúp Nhanh Hết Bệnh Tiêu ...