Hướng Dẫn Bật Và Sử Dụng Remote Desktop Trên Windows 10
Có thể bạn quan tâm
Trên Windows 10, Remote Desktop là một tính năng cho phép bạn truy cập máy tính từ xa bằng Remote Desktop Protocol (RDP) để cung cấp hỗ trợ cho người dùng khác hoặc quản lý máy tính hay máy chủ mà không cần phải có mặt tại địa điểm đó.
Mặc dù khả năng truy cập một thiết bị từ xa đã có trước đó, nhưng đó là một tính năng bạn cần phải cài đặt cấu hình bằng Control Panel. Tuy nhiên, giờ đây, bạn cũng có thể bật Remote Desktop trên thiết bị máy tính, laptop của mình bằng ứng dụng Settings.
Trong bài hướng dẫn này, bạn sẽ học được các bước để bật Remote Desktop để quản lý một thiết bị hoặc truy cập các tệp và ứng dụng của bạn từ xa bằng ứng dụng Settings cũng như cách sử dụng Control Panel trên Windows 10.
Chú ý: Remote Desktop không phải là một tính năng có sẵn trên Windows 10 Home, mà nó chỉ có trên Windows 10 Pro và Enterprise. Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản hệ điều hành Windows 10 Home, thì bạn có thể sử dụng Chrome Remote Desktop như một giải pháp thay thế.
- Hướng dẫn nâng cấp Windows 10 Home lên Windows 10 Pro
- Hướng dẫn cách tải xuống Windows Home/Pro chính gốc từ Microsoft
Nội dung chính:
- Cách bật Remote Desktop trên Windows 10 bằng Settings
- Cách bật Remote Desktop trên Windows 10 bằng Control Panel
- Cách kết nối máy tính Windows 10 với Remote Desktop
- Kết nối từ máy tính Windows khác
- Kết nối từ máy tính Mac
- Kết nối từ thiết bị di động (Android/iOS)
- Khắc phục sự cố lỗi Remote Desktop trên Windows 10
Cách bật Remote Desktop trên Windows 10 bằng Settings
Để bật Remote Desktop trên Windows 10 bằng ứng dụng Settings, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở Windows Settings bằng phím tắt Windows + I.
Bước 2: Chọn System > Remote Desktop
Bước 3: Bật công tắc Enable Remote Desktop sang trạng thái ON.
Bước 4: Nhấn Confirm nếu được hỏi.
Sau khi hoàn thành các bước bên trên, bạn cũng có thể kết nối máy tính của mình bằng ứng dụng Remote Desktop (được khuyến nghị) hoặc sử dụng trải nghiệm tích hợp Remote Desktop Connection có sẵn trong Windows 10.
Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng khi bạn đã bật thành công Remote Desktop, hai tùy chọn bổ sung cũng được bật (Keep my PC awake for connection when it is plugged in và Make my PC discoverable on private networks to enable automatic connection from a remote device) để đảm bảo rằng bạn luôn có thể kết nối mỗi khi bạn đi xa.
Trong nút “Advanced settings” ở phía dưới, bạn cũng có thể tìm thấy một số cài đặt bổ sung, chẳng hạn như yêu cầu máy tính sử dụng Network Level Authentication để kết nối. Đây là một tính năng giúp kết nối an toàn hơn bằng cách yêu cầu người dùng cần xác thực với mạng Internet trước khi họ có thể kết nối với thiết bị.
Trang Settings cũng sẽ hiển thị số cổng Remote Desktop hiện tại trong trường hợp bạn cần định cấu hình bộ định tuyến (router) để cho phép thực hiện kết nối từ xa bên ngoài mạng. Nếu không có gì thay đổi trên thiết bị của bạn, số cổng mặc định sẽ là 3389.
Cách bật Remote Desktop trên Windows 10 bằng Control Panel
Mặc dù ứng dụng Settings giúp cho việc truy cập từ xa trên máy tính của bạn được thực hiện vô cùng dễ dàng, nhưng bạn vẫn có thể bật Remote Desktop bằng Control Panel.
Để bật Remote Desktop với Control Panel, bạn hãy làm theo các bước bên dưới:
Bước 1: Mở Control Panel bằng cách nhấn Windows + R, sau đó nhập vào ô tìm kiếm control panel và nhấn Enter.
Bước 2: Thay đổi View by: Category và nhấn chọn System and Security.
Bước 3: Bên dưới phần System, bạn nhấn vào liên kết Allow remote access.
Bước 4: Bên dưới phần Remote Desktop, bạn hãy chọn tùy chọn Allow remote connections to this computer.
Bước 5: Chọn nút Apply và nhấn OK.
Sau khi hoàn thành các bước bên trên, bạn có thể sử dụng ứng dụng Remote Desktop hoặc Remote Desktop Connection client từ một máy tính khác để kết nối với thiết bị của bạn từ xa.
Mặc dù bạn có thể sử dụng Control Panel để cài đặt cấu hình Remote Desktop trên Windows 10 và các phiên bản trước đó, như Windows 8.1 và Windows 7, tính năng bật Remote Desktop thông qua ứng dụng Settings chỉ khả dụng bắt đầu từ phiên bản cập nhật Windows 10 Fall Creators và mới hơn.
Cách kết nối máy tính Windows 10 với Remote Desktop
Sau khi bạn đã bật Remote Desktop trên máy tính của mình, hãy kết nối nó từ một thiết bị PC Windows, Mac, Android và iOS khác. Tuy nhiên để truy cập từ xa thì bạn cần phải được địa chỉ IP của máy được truy cập.
Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng cách nhấn phím tắt Windows + R, sau đó nhập cmd vào ô tìm kiếm và nhấn Enter.
Bước 2: Bạn hãy nhập đoạn lệnh ipconfig vào cửa sổ cmd sau đó nhấn Enter.
Bước 3: Tìm và copy địa chỉ IP tại mục IPv4 Address:
Kết nối từ máy tính Windows khác
Bước 1: Nhấn phím Windows trên bàn phím máy tính, sau đó gõ Remote Desktop Connection.
Bước 2: Trong cửa sổ Remote Desktop Connection, hãy nhập địa chỉ IP máy tính của mà bạn cần truy cập vào trường Computer.
Bước 3: Nhấn vào nút Connect.
Bước 4: Nếu được yêu cầu, hãy điền tên người dùng (Username) và mật khẩu (Password).
Kết nối từ máy tính Mac
Bước 1: Tải xuống ứng dụng Microsoft Remote Desktop 10 từ App Store.
Bước 2: Mở Finder từ dock của bạn, lựa chọn Applications từ phía bên trái của cửa sổ, sau đó chọn và mở Microsoft Remote Desktop.
Bước 3: Lựa chọn nút Add Desktop.
Bước 4: Trong cửa sổ Add Desktop, hãy nhập địa chỉ IP máy tính của bạn vào trường PC name.
Bước 5: Nhấn vào nút Add.
Bước 6: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng Remote Computer bạn mới vừa tạo trong cửa sổ Remote Desktop.
Bước 7: Nếu được nhắc nhở, hãy nhập tên người dùng (username) mà mật khẩu (password).
Kết nối từ thiết bị di động (Android/iOS)
Bước 1: Tải xuống ứng dụng Microsoft Remote Desktop từ cửa hàng ứng dụng tương ứng của bạn cho hệ điều hành Android hoặc iOS.
- Tải xuống cho Android
- Tải xuống cho iOS
Bước 2: Mở ứng dụng Microsoft Remote Desktop trên thiết bị của bạn.
Bước 3: Chọn biểu tượng dấu + ở góc trên bên phải.
Bước 4: Chọn tùy chọn Desktop trong Menu Add New.
Bước 5: Nhập địa chỉ IP máy tính của bạn vào trường PC name.
Bước 6: Nhấn nút Save.
Bước 7: Nhấp vào biểu tượng Remote Computer bạn mới vừa tạo trong cửa sổ Remote Desktop.
Bước 8: Nếu được nhắc nhở, hãy điền tên người dùng và mật khẩu vào hộp thoại.
Khắc phục sự cố lỗi Remote Desktop trên Windows 10
Thực hiện theo những đề xuất này để giúp máy tính và mạng Internet của bạn được thiết lập đúng kết nối.
- Xác minh rằng Remote Desktop đã được bật trên máy tính Windows 10 của bạn.
- Đảm bảo rằng tài khoản người dùng của bạn đã được cấp quyền truy cập vào Remote Desktop.
- Kiểm tra kỹ địa chỉ IP máy tính của bạn.
- Cấu hình chính xác cổng chuyển tiếp để kết nối với máy tính Windows của bạn từ bên ngoài mạng nội bộ.
- Xác minh rằng Windows FireWall cho phép Remote Desktop kết nối đúng cách.
- Máy tính chính của bạn đã bật kết nối mạng Internet để Remote Desktop có thể hoạt động.
Từ khóa » Thiết Lập Remote Desktop Win 10
-
Cách Bật (enable), Sử Dụng Remote Desktop Trên Windows 10
-
Hướng Dẫn Kích Hoạt Và Sử Dụng Remote Desktop Trên Máy Tính ...
-
Hướng Dẫn Kích Hoạt Và Sử Dụng Remote Desktop Windows 10
-
Cách Remote Desktop Trên Windows 10 - Thủ Thuật
-
Remote Desktop Win 10 Là Gì? Cách điều Khiển Máy Tính Từ Xa - Vietnix
-
Cách Thiết Lập Remote Desktop Trên Windows 10
-
How To Use Remote Desktop - Microsoft Support
-
Cách Bật Và Sử Dụng Remote Desktop Win 10
-
Kích Hoạt Và Sử Dụng Remote Desktop (RDP) Trên Windows 10 / 11
-
Hướng Dẫn Kích Hoạt Và Sử Dụng Remote ... - Bản Quyền Windows
-
Hướng Dẫn Bật Remote Desktop Trên Windows 10 Và Cách Sử Dụng
-
Cách Sử Dụng Remote Desktop để điều Khiển Máy Tính Từ Xa
-
Cách Sử Dụng Remote Desktop Win 10? - Tạo Website
-
Cách Kích Hoạt Và Sử Dụng Remote Desktop Trên Windows 10