Hướng Dẫn Bé Xì Mũi đúng Cách - Không Phải Mẹ Nào Cũng Biết

Home » Blog » Hướng dẫn bé xì mũi đúng cách Hướng dẫn bé xì mũi đúng cách admin 23/11/2020 ThíchĐã thíchRemoved 0 Điểm yêu thích+1 0 Điểm yêu thích+1 0

Hướng dẫn bé xì mũi đúng cách . Dạy một đứa trẻ chập chững biết đi hay chuẩn bị vào mẫu giáo cách xì mũi là một thách thức không nhỏ với các bậc phụ huynh. Nhưng đừng lo lắng, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng 98% trẻ trên 2 tuổi đều có thể xì mũi được. Tất cả bố mẹ thì đều cảm thấy mệt mỏi khi nhìn thấy những đứa con của mình với cái mũi sụt sịt chạy xung quanh và ước rằng có một cách dễ dàng nào đó có thể giúp con xì được hết đống dịch viêm đó ra ngoài, kể cả có hoặc không có sự giúp đỡ của người lớn, thực ra điều đó không dễ chút nào. Chúng tôi có một vài ý tưởng có thể giúp bạn dạy bé cách xì được mũi.

Mục lục

Hướng dẫn bé xì mũi đúng cách

Bố mẹ phải nhớ rằng, hít thở là một khả năng tự nhiên bẩm sinh còn xì mũi hay thổi bằng miệng chủ động là một kỹ năng cần phải học mới có. Nó cũng là một hành động khá trìu tượng, trong khi trẻ nhỏ thì làm theo rất nhanh những gì cụ thể và thường lúng túng với những suy nghĩ trìu tượng. Vì vậy nếu con bạn có thể thực hiện điều này nhanh chóng thì bé quả thật thông minh.

Phần 1 hãy dạy con hiểu tầm quan trọng của hơi thở:

Bước 1: Dạy con cách thổi để kiểm soát hơi thở

Dạy Bé cách hít thở

Dạy Bé cách hít thở

XEM THÊM  : Hướng dẫn cách sử dụng bình rửa mũi Dr Green

Trước hết bố mẹ cần dạy con tự thổi. Không giống như việc hít thở hàng ngày, thổi xuất phát từ ý định của cá nhân. Nếu trẻ thích bắt chước hành động của bạn, hãy làm mẫu để trẻ làm theo. Bài thực hành đầu tiên là cho bé thổi bong bóng. Cho bé nhúng đũa vào hỗn hợp xà phòng và thổi. Đó là cách rất tốt để bé kiểm soát hơi thở của mình bằng kỹ năng thổi.

Thổi nến cũng là cách rất tốt để trẻ học kỹ năng này. Vì thế, bố mẹ có thể giả vờ đốt nến sinh nhật để làm bé vui. Sau đó để bé thổi nến để thực hành kỹ năng.

>>>>> XEM THÊM: SẢN PHẨM ĐƯỢC XEM NHIỀU

Sỉ trà gạo lứt quê việtViên Tinh Nghệ Sữa Ong Chúa NGUYÊN BẢN Thuận Thiên - Viên Mềm Tan Thơm Ngon

Bố mẹ cũng có thể giữ một mảnh giấy mỏng đặt cách mặt con khoảng 2 cm và chỉ cho bé làm tờ giấy phất phơ bằng cách thổi vào nó. Ngoài ra, bố mẹ có thể thay thế chong chóng hoặc bóng bay trong bài thực hành này.

Bước 2: Dạy con cách thở:

– Làm sao để bé biết mình đang thở? Hãy đặt tay bé dưới mũi của bố để bé có thể cảm nhận luồng không khí đi qua. Sau đó, chỉ cho bé biết hơi thở của bé bằng cách đặt tay ở từng lỗ mũi. – Lần đầu tiên dạy con cách thở bằng mũi, bố mẹ nên nhắc nhở bé ngậm kín miệng nhé! Nó sẽ giúp bé tăng cường cảm giác về luồng không khí đi qua mũi. – Để dễ dàng hơn, bố mẹ có thể cho bé chơi trò di chuyển một chiếc khăn giấy hoặc một chiếc lông bằng cách dùng hơi thở qua mũi. Các bé vốn rất thích những cuộc đua và sẽ hào hứng tham gia ngay.

Bước 3: Dạy con biết tầm quan trọng của hơi thở

– Giải thích cho bé hiểu những gì xảy ra khi bé thở: Hãy dùng hơi bên trong cơ thể, hít thật sâu và thở nhanh ra ngoài. Đây là cách dạy con biết kiểm soát không khí đi qua mũi. – Giải thích mục đích của việc thở bằng mũi: Cho con biết chất nhầy bên trong mũi của bé bằng cách dùng gương soi bên trong mũi bé. Sau khi bé biết nó là gì hãy dạy trẻ hiểu nó liên quan đến cảm lạnh, dị ứng,… để giúp bé tăng sự hiểu biết về nguyên do tại sao thở bằng mũi lại quan trọng. Điều đó sẽ khuyến khích trẻ tự ý thức hỉ mũi khi cần.

Phần 2: Dạy con cách sử dụng khăn giấy và cách hỉ mũi

Bước 4: Để trẻ cho bạn biết loại khăn giấy mình thích

Hãy thử dùng nhiều loại khăn giấy khác nhau và bé sẽ cho bạn biết loại mình thích. Một số trẻ có thể rất nhạy cảm với khăn tẩm mùi nhưng bạn không hay biết vì thế đây là cách để giúp bạn nhận ra điều đó. Tốt nhất, nên để sẵn loại khăn giấy bé thích để dùng khi bệnh vì lúc ấy, bé có xu hướng chống lại bất cứ điều gì mới mẻ và chỉ thích ở một mình hoặc được ôm ấp.

Bước 5: Chỉ cho bé biết khi nào bản thân hoặc những người lớn phải sử dụng khăn giấy để hỉ mũi

Dậy Bé xì mũi

Dậy Bé xì mũi

XEM THÊM :  Viên uống lợi sữa Mabio

– Cho bé biết khi bạn bị cảm lạnh, là lúc phải dùng đến khăn giấy để hỉ mũi và khuyến khích con nên bắt chước. – Nếu trong nhà có anh chị em lớn hãy làm mẫu cho bé. Thông thường, cách này sẽ hiệu quả hơn. – Chỉ từng bước cách hỉ mũi và thực hành ngay trước mặt bé để giúp bé ghi nhớ nhanh hơn và thực hành thành thạo hơn.

Bước 6: Dạy trẻ cách hỉ mũi khi bệnh

– Giúp con hỉ mũi khi bé bị bệnh bằng cách đặt khăn giấy trên mũi của bé và yêu cầu bé hỉ mũi thật nhanh. Bố cần phải nhắc nhở con khép miệng lại khi làm động tác này. Lưu ý không được bóp 1 hoặc 2 cách mũi của bé vì như vậy sẽ gây áp lực sang tai. – Nếu con muốn giữ khăn, hãy để bé thực hành vì một số bé không thích bố mẹ cầm khăn nhưng lại muốn tự mình hỉ mũi.

Đặc biệt, bố mẹ hãy nhớ dành thật nhiều tiếng vỗ tay và khen ngợi sau mỗi hành động và cố gắng của con. Trẻ con rất thích khen và đó là động lực rất lớn để con cố gắng tiếp.

Bước 7: Dạy cho bé biết cách bỏ khăn giấy bẩn

– Dạy con vứt bỏ các khăn giấy ngay lập tức sau khi hỉ mũi. Mặc dù khăn có thể chưa bẩn và tiếp tục sử dụng nhưng đó là cách để dạy trẻ tự giữ gìn vệ sinh. Đôi khi thói quen ném khăn giấy vào thùng rác sẽ là một niềm vui nho nhỏ nếu các con được khen ngợi vì việc làm của mình. – Luôn luôn để sẵn thùng rác gần nơi bé để bỏ khăn giấy, bằng không hãy dạy trẻ quẳng nó vào những vật trống như thùng nhựa, bát như một thùng rác tạm.

Đối với người lớn thực hành liên tục là những gì mang đến thành công. Trẻ em cũng không loại trừ, sự khác biệt ở trẻ là học tập bằng cách chơi vì vậy bố mẹ hãy sáng tạo ra những trò chơi để bé tham gia vào trong niềm thích thú.

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Hỉ Mũi