Hướng Dẫn Biện Pháp Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Bằng Sinh Học An ...
Có thể bạn quan tâm
Danh mục
- Kiểm soát rầy nâu hại lúa bằng các biện pháp sinh học an toàn hiệu quả
- Đặc điểm hình thái và vòng đời rầy nâu hại lúa
- Rầy nâu hại lúa đặc điểm hình thái
- Vòng đời rầy nâu hại lúa
- Triệu chứng gây hại và quy luật phát triển của rầy nâu hại lúa
- Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa
- Cách phòng trừ rầy nâu hiệu quả bằng biện pháp canh tác
- Diệt rầy nâu bằng phương pháp sinh học – Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa an toàn cho môi trường
- Đặc điểm hình thái và vòng đời rầy nâu hại lúa
Rầy nâu là truyền bệnh vàng lùn lùn xoắn lá do virus gây ra trên cây lúa cực kỳ nguy hiểm mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Chúng là một loài động vật chích hút nhựa cây, làm cho cây suy giảm hệ miễn dịch và chết héo dần. Nếu xuất hiện với mật độ cao có thể xảy ra hiện tượng cháy rầy thiệt hại rất lớn. Vì vậy ngày hôm bà con cùng mình đi tìm hiểu đặc điểm vòng đời rầy nâu, triệu chứng gây hại và quy luật phát triển của chúng từ đó áp dụng những biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa cực kỳ hiệu quả!
Kiểm soát rầy nâu hại lúa bằng các biện pháp sinh học an toàn hiệu quả
Đặc điểm hình thái và vòng đời rầy nâu hại lúa
- Tên khoa học: Nilaparvata lugens (Stal)
- Họ: Delphacidae
- Bộ: Homoptera
Rầy nâu hại lúa đặc điểm hình thái
- Rầy trưởng thành đẻ trứng từ 5-12 quả nằm sát nhau có hình lưỡi liềm, trứng thường nằm trên bẹ và gân chính của lá. Lúc đầu có màu trắng, đến khi gần nở thì chuyển sang màu vàng nâu và có 2 chấm mắt đỏ.
- Rầy non có 5 tuổi khá linh hoạt với thân hình mập tròn. Mới đẻ có màu xám trắng, đến tuổi 2-3 thì chuyển dần sang màu nâu vàng.
- Sau khi hết tuổi 5 rầy non tiến hành lột xác và biến thành rầy trưởng thành. Có màu nâu tối với hai dạng cánh ngắn và cánh dài, rầy đực thường nhỏ hơn rầy cái.
Vòng đời rầy nâu hại lúa
Vòng đời rầy nâu thay đổi theo mùa thường từ 25-30 ngày tùy điều kiện môi trường.
Đặc điểm sinh thái rầy nâu hại lúa
Các bạn nên đọc kỹ phần này và nắm thật chắc đặc điểm sinh thái của chúng để áp dụng những biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa sao cho hiệu quả nhất.
- Rầy trưởng thành thường chỉ hoạt động vào chiều tối, bò lên chích hút thân và lá cây lúa.
- Rầy thường phát triển mạnh ở những nơi có điều kiện ngập nước liên tục, ruộng sử dụng quá nhiều phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật ở đầu mùa.
- Tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng mà tỉ lệ xuất hiện rầy dạng cánh dài hay ngắn khác nhau. Dạng cánh ngắn chỉ xuất hiện khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và thức ăn phong phú. Ngược lại thì sẽ xuất hiện dạng cánh dài nhiều hơn.
- Rầy cái trưởng thành đẻ từ 150-250 trứng, có tính hướng sáng mạnh. Chúng xâm nhập vào ruộng ngay từ giai đoạn mới cấy và gây hại trên mạ. Phát sinh mật độ cao trong các giai đoạn trước lúc trổ bông, ngậm sữa và bắt đầu chín dẫn tới thiệt hại nặng. Rầy có tính kháng thuốc cao và khả năng đi dự đám đông đi rất xa nên phòng trừ loại rầy này tương đối khó.
- Một năm phát sinh từ 6 – 7 lứa, trong đó có hai lứa cần chú ý theo dõi và phòng trừ đó là lứa rầy phá hại vào tháng 4 – 5 với lúa vụ xuân và tháng 8 – 9 với lúa vụ mùa.
Triệu chứng gây hại và quy luật phát triển của rầy nâu hại lúa
Rầy nâu hại lúa ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Vì thế không nên chủ quan với các dấu hiệu sau đây:
- Rầy nâu là côn trùng chích hút nhất là vào dảnh và lá lúa.
- Lúa thời kỳ đẻ nhánh: khi bị nhiễm thì xuất hiện các vết màu nâu đen, nếu bị gây hại nặng thì cây sẽ vàng còi cọc, khô héo và chết.
- Lúa thời kỳ làm đòng, trỗ bông: Nếu mật độ rầy cao dẫn đến cây khô héo hạt và bông lép nặng
- Không chỉ chích hút, chúng còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa. Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị nên cần lưu ý phòng ngừa trước. Khi bị nhiễm cây sẽ còi cọc, lá chuyển vàng dẫn đến thiệt hại nặng nề. Phần thân lúa khô cứng nên rầy nâu tập trung ở những chỗ non, mềm của cuống bông để hút nhựa.
- Khi lúa bị rầy nâu gây hại sẽ trở nên yếu ớt hơn, tạo điều kiện cho nấm, bệnh xâm nhập và phát triển; có thể khiến cây lúa bị thối nhũn, đổ rạp.v.v. và có nguy cơ dịch bệnh lan nhanh ra cả ruộng, thậm chí cả cánh đồng nếu như không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa
Để hạn chế tác hại của rầy, cần phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa một cách đồng bộ như sau:
Cách phòng trừ rầy nâu hiệu quả bằng biện pháp canh tác
Diệt rầy nâu bằng phương pháp sinh học – Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa an toàn cho môi trường
Chúng ta có thể tiêu diệt rầy nâu bằng phương pháp sinh học với 4 cách dưới đây tuy nhiên các bạn cần lưu ý nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học tối đa vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phương pháp này.
- Trong vụ lúa nên lợi dụng mưa giữ nước lại làm ngập cao và kết hợp nuôi cá rô, thả vịt con trên dưới một tháng tuổi để diệt rầy.
- Bẫy đèn: Rầy trưởng thành có tính hướng sáng mạnh, do đó bẫy đèn sẽ rất hiệu quả đặc biệt trong điều kiện trời lặng gió (8-11h đêm).
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt rầy nâu hại lúa:
-
-
Nhện ăn thịt (Lycosa pseudoannulata): thường chủ động đến định cư rất đông trên ruộng lúa nước. Loài này rất nhanh nhẹn, chủ động tấn công ăn thịt rầy trực tiếp chứ không kéo màng. Mỗi ngày chúng ăn từ 10-15 con mồi.
- Nhện lùn (Atypena formosana): Cơ thể khá bé, một bụi lúa có thể chứa đến ba, bốn mươi con. Chúng kéo màng lưới ở gần gốc lúa để bẫy rầy nâu, một con nhện có thể ăn 4 – 5 con rầy nâu mỗi ngày.
- Bọ rùa: Gồm một số loài như bọ rùa đỏ (Micraspis sp.), bọ rùa vàng (M. crocea), bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata)… Đây là các loài bọ có kích cỡ nhỏ. Rầy trưởng thành, rầy non và trứng rầy đều là đối tượng mà chúng tấn công. Mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5 – 10 con rầy nâu.
- Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis) Con trưởng thành màu xanh và đen. Chúng thường đi tìm rầy và trứng ở bẹ lá và thân lúa để hút khô trứng. Mỗi ngày một con trưởng thành có thể tiêu diệt được 7 – 10 trứng hoặc 1 – 5 rầy cám.
- Bọ xít nước (Mesovelia vitigera và Microvelia douglasi atrolineata) sinh sống trên mặt nước và tấn công những con rầy cám (rầy non) bị rơi xuống nước. Một con trưởng thành có thể tiêu diệt 5 – 7 con rầy non mỗi ngày.
- Bọ xít gọng vó (Limnogonus fossarum) có tập tính giống bọ xít nước cũng tấn công rầy nâu khi chúng rớt xuống nước, một con bọ xít gọng vó có thể tiêu diệt 5 – 10 con rầy mỗi ngày.
- Ong ký sinh trứng: gồm nhiều loài như: Anagrus optabilis, A. flaveolus, Oligosita naias, O. aesopi, Gonatocerus spp… Những loài ong này bay khắp ruộng lúa và dùng vòi đẻ của chúng vào bên trong trứng rầy nâu, làm trứng rầy nâu bị hỏng không thể nở ra rầy non. Mỗi con ong một ngày có thể làm ung 2 – 8 trứng rầy, đặc biệt có loài tới 15 – 30 trứng.
- Nấm gây bệnh cho rầy: Gồm nhiều loài như Hirsutella citriformis, Beauveria bassiana… khi xâm nhập được vào con rầy, chúng sẽ phân hủy “thịt” con rầy làm thức ăn cho chúng. Những loài nấm này có lúc đã “ăn thịt” đến 90-95% rầy nâu trên ruộng lúa.
-
Ngoài 3 cách phòng trừ rầy nâu hiệu quả được gợi ý, các bạn có thể tham khảo các loại chế phẩm sinh học diệt trừ rầy nâu: https://congnghecaogroup.vn/san-pham/phong-tru-sau-con-trung/
Từ khóa » đặc điểm Hình Thái Của Rầy Nâu Hại Lúa
-
Chủ động Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Cuối Vụ Đông Xuân 2020- 2021
-
Đặc điểm Về Hình Thái Và Tập Tính Của Rầy Nâu Hại Lúa ... - 123doc
-
Rầy Nâu
-
(PDF) Phân Tích đặc điểm Hình Thái Và Trình Tự Vùng ITS Của Rầy Nâu ...
-
Top 15 đặc điểm Hình Thái Của Rầy Nâu Hại Lúa
-
Rầy Nâu Hại Lúa - 2lua
-
Cách Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa
-
Rầy Nâu Hại Lúa - Cẩm Nang Cây Trồng
-
KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ RẦY NÂU, RẦY LƯNG TRẮNG TRONG ...
-
Rầy Nâu, Biện Pháp Phòng Trừ Và Thuốc đặc Trị Hiệu Quả - .vn
-
Sâu Bệnh Hại Lúa
-
Hướng Dẫn Hạn Chế Bệnh "rầy Nâu" Gây Hại Cây Lúa Theo Hướng Hữu ...
-
Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Xuân - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương
-
Rầy Nâu Là Gì? Top 3 Cách Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Cuối Mùa Vụ