Hướng Dẫn Bố Trí Cọc Trong đài Hiệu Quả Chịu Lực-Kỹ Thuật Móng Cọc

Mục lục

  • 1 Bài viết hôm nay đơn vị ép cọc Trung Đoàn sẽ hướng dẫn bố trí cọc cho các bạn đang có ý định xây nhà và cần tìm hiểu về ép cọc bê tông.
  • 2 Chúng tôi sẽ đi vào một ví dụ cụ thể để cho quý vị dễ hình dung hơn.
  • 3 Sau đây chúng ta sẽ đi vào bố trí cọc cho từng đài cụ thể:
    • 3.1 Giả sử với đài 1 cọc:
    • 3.2 Đài 2 cọc tương  tự như đài 1 cọc:
    • 3.3 Đài 3 cọc ta sẽ có 2 cách bố trí:
    • 3.4 Đài 4 cọc ta cũng có 2 phương pháp:
    • 3.5 Đài 5 cọc
    • 3.6 Đối với đài 6 cọc
  • 4 Các cọc ở vị trí các góc nhà, góc công trinh:
    • 4.1 Đài 2 cọc:
    • 4.2 Đài 3 cọc trong góc nhà cũng tương tự như vậy.
    • 4.3 Đài 4 cọc và 5 cọc cũng tương tự như các đài trên.
  • 5 Trường hợp đài ở trong đất của chúng ta vẫn còn rộng hoặc xung quanh vẫn chưa có nhà xây dựng
    • 5.1 Như đài 1 cọc:
    • 5.2 Đài 2 cọc
    • 5.3 Đài 3 cọc và 4 cọc
    • 5.4 Đài 5 cọc
    • 5.5 Đài 6 cọc
    • 5.6 Đài 7,8,9 cọc
  • 6 Chúng tôi sẽ mô tả lực truyền qua cột rồi xuống cọc của 1 công trình qua hình vẽ đơn giản.
  • 7 Ví dụ cụ thể một ngôi nhà 3 tầng bên vách đã có sẵn công trình.

Bài viết hôm nay đơn vị ép cọc Trung Đoàn sẽ hướng dẫn bố trí cọc cho các bạn đang có ý định xây nhà và cần tìm hiểu về ép cọc bê tông.

Trong thời gian qua chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi của các bạn mong muốn tìm hiểu về ép cọc.

Ví dụ như:

  • Đối với những đài 3 cọc thì ép như thế nào?
  • Đối với những đài 4 cọc thì ép như thế nào?….

Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về kĩ thuật bố trí cọc so với cột để đat được hiệu quả chịu lực tốt nhất và tránh được độ lệch tâm tốt nhất.

Chúng tôi sẽ đi vào một ví dụ cụ thể để cho quý vị dễ hình dung hơn.

Giả sử chúng ta có một nhà ống 2 bên đều đã có công trình. Đây là những loại nhà mà chúng ta rất thường hay gặp phải. Đó là nhà phố.

Trên hình vẽ ta sẽ thấy các ô đỏ là cột. Các ô trắng gần đó chính là số lượng cọc cắm tại cột.

Bởi vì 2 bên đều đã có công trình. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn lùi cọc vào từ mép công trình, mép đất một khoảng từ 350-400 (mm). Ta sẽ không thể ép cọc sát hơn bởi vì sẽ vướng máy và vướng hệ khung đỡ, giá đỡ ép cọc.

Vì vậy cọc sẽ luôn luôn lệch vào so với cột. Trường hợp này được gọi là móng lệch tâm (Tâm của cột không trùng với tâm của hệ cọc). Ví dụ như: đối với đài có 2 cọc, trọng tâm sẽ nằm giữa 2 cọc. Khi đó sẽ xuất hiện moment lệch tâm và ta cần phải bố trí cọc so với cột sao cho hạn chế được moment lệch tâm nhất.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào bố trí cọc cho từng đài cụ thể:

Giả sử với đài 1 cọc:

Một chiều ta phải luôn luôn bố trí sao cho thẳng cột nhất. Tránh lệch tâm theo phương ngang. Còn theo chiều dọc ta bắt buộc phải lùi vào 350-400 (mm) vì 2 bên đã có sẵn công trình.

Đài 2 cọc tương  tự như đài 1 cọc:

Tâm của hệ cọc phải thẳng với cột, ta phải làm cho ít nhất có 1 phương  tâm của hệ cọc phải thẳng với cột (thường sẽ là phương truc ngang dưới hình). Để hạn chế ít nhát moment gây ra.

Đài 3 cọc ta sẽ có 2 cách bố trí:

Phương pháp 1: Bố trí đài theo hình tam giác.

Phương pháp 2: Bố trí theo đường thẳng:

Trong cả 2 phương pháp chúng ta nên chọn phương pháp 2 sẽ giảm thiểu được moment lệch tâm theo phương trục ngang giữa đài cọc so với cột hơn.

Đài 4 cọc ta cũng có 2 phương pháp:

Phương pháp 1: Bố trí cọc theo hình tam giác với 3 cọc thảng hàng

Phương pháp 2: bố trí đài cọc theo hình vuông:

Cả 2 phương pháp này đều tương tự nhau. Vì độ lệch tâm không quá chênh nhau. Nhưng khi đặt đài cọc vào hệ móng cọc thì phương pháp 1 sẽ tốn diện tích, bê tông và thép hơn so với phương pháp 2. Nhưng nhìn chung lại thì cả 2 cách đều không quá chênh nhau quá nhiều về cả moment lẫn chi phí.

Đài 5 cọc

Ta bố trí 3 cọc trong và 2 cọc ngoài. Để trọng tâm của hệ cọc gần với cột nhất.

Đối với đài 6 cọc

Ta bố trí 2 hàng mỗi hàng 3 cọc. Để hạn chế moment lệch nhất.

Các cọc ở vị trí các góc nhà, góc công trinh:

Đài 2 cọc:

Ta cho 1 chiều cách 350-400 mm do có công trình 2 bên.

Đối với chiều còn lại nếu sử dụng phương pháp ép neo (neo trong hình vẽ có dạng xoắn ốc). Chúng ta phải đặt khoảng cách từ mép công trình đến tâm cọc vào khoảng 800 mm. Bởi vì chúng ta phải chừa vị trí để đặt neo vào (Ví dụ như hình dưới ta khoang 2 neo rồi mới ép cọc vào bên trong). Như vậy để thuận tiện cho việc thi công ta phải cần 1 khoảng cho đầu máy vào để neo vào rồi rút ra, nên khoảng cách tối thiểu phải là 800mm. Lưu ý: trên bản vẽ thiết kế thường người thiết kế sẽ để vào khoảng 400-500 mm. Nhưng trên thực tế thì sẽ luôn phải lùi ra.

Đài 3 cọc trong góc nhà cũng tương tự như vậy.

Ta sẽ đặt cọc theo phương tùy vào thực tế để hạn chế tạo ra moment lệch tâm nhất. Bắt buộc phải có 1 con neo vào trong góc. Do vậy mà hệ cọc sẽ bị đẩy ra.

Đài 4 cọc và 5 cọc cũng tương tự như các đài trên.

Luôn nhớ 1 chiều có khoảng cách từ mép công trình đến cọc khoảng 350mm – 400mm và 1 chiều khoảng 800mm.

Tất cả các phương pháp bố trí cho các hệ cọc trên đều là cách bố trí cho nhà phố khi 2 bên đã có sẵn công trinh.

Trường hợp đài ở trong đất của chúng ta vẫn còn rộng hoặc xung quanh vẫn chưa có nhà xây dựng

Ta sẽ sử dụng phương pháp ép cọc đúng tâm. Khi đó ta phải luôn luôn bố trí cho tâm của cột sao cho tâm của cột trùng với tâm của hệ cọc.

Như đài 1 cọc:

Tâm của cọc được bố trí trùng vào tâm cột (nằm ngay phía dưới cột).

Đài 2 cọc

Tâm hệ cọc chính là trung điểm, nằm ngay dưới tâm cột (như hình vẽ).

Đài 3 cọc và 4 cọc

Cũng tương  tự.

Đài 5 cọc

(1 cọc giữa và 4 cọc xung quanh)

Đài 6 cọc

(khoảng cách giữa các cọc là 600mm cho cọc 200mm, bằng với 3 lần đường kính).

Đài 7,8,9 cọc

Cũng bố trí theo các nguyên tắc như trên:

Tất cả các cách bố trí trên là cách bố trí cọc chuẩn và hạn chế lệch tâm nhât ( nếu không hiểu có thể nhìn các bố trí trên hình vẽ).

Chúng tôi sẽ mô tả lực truyền qua cột rồi xuống cọc của 1 công trình qua hình vẽ đơn giản.

2 mũi tên đi xuống chính là lực tác dụng lên cột và truyền xuống đài móng phía dưới. (hình tam giác chính là tâm của hệ cọc và phần màu đỏ là giằng móng).

Qua hình vẽ ta thấy tâm của hệ cọc và cột đang lệch nhau. Vì vậy khi ấn lực xuống vào phía 2 bên cột nếu tâm của hệ cọc và cột lệch càng nhiều. Thì giằng và đài móng sẽ vồng lên. Khi đó các cọc nằm ở vị trí sát chân cột sẽ bị chịu tải trọng rất lớn. (lớn hơn so với tải thiết kế). Còn cá cọc trong hệ có vị trí xa hơn thì chịu ít lực hơn.

Nếu ta bố trí đài cọc lệch tâm nhiều so với cột thì khi đó giằng sẽ bị bẻ cong lên rất lớn. Nếu như không bố trí đủ thép thì sẽ bị nứt lớn hoặc thậm chí là gãy.

Ví dụ cụ thể một ngôi nhà 3 tầng bên vách đã có sẵn công trình.

Ta sẽ thiết kế hệ cọc bên vách đã có sẵn công trình đó là phương pháp bố trí hệ cọc lệch tâm. Như chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.

Với các đài cọc bên trong chung ta bắt buộc. Phải luôn luôn bố trí cọc đúng tâm( chỉ bố trí lệch tâm trong tình huống bắt buộc).

Nên bố trí cọc luôn luôn đủ cọc, không cần thiết phải bố trí thừa. Bố trí một cách hợp lý về kết cấu nhất. Giảm thiểu chi phí về sắt thép, bê tông và phá hoại về kết câu.

Qua bài viết, chúng tôi mong các bạn các có thể hiểu hơn về cách bố trí cọc trong đài móng. Cũng như bố trí đài cọc và sắp xếp các cọc sao cho hợp lý. Với nhà sát vách có công trình, bố trí lệch tâm. Đúng tâm đối với các trường hợp không có công trình nào sát bên.

Nếu các bạn muốn biết thêm những vấn đề chưa rõ như: cần ép loại cọc nào, ép bao nhiêu cọc… . Thì các bạn có thể liên hệ trực tiếpTrung Đoàn để được tham khảo và hướng dẫn chi tiết. Cũng như tham khảo các bài viết khác của chúng tôi.

Từ khóa » Cách Bố Trí 7 Cọc Trong đài