Hướng Dẫn Build PC Từ A-Z: Phục Vụ Chơi Game Và Làm Việc Văn ...

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tự Build PC để chơi game, xây dựng cấu hình máy tính để làm đồ họa chi tiết từ A-Z.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. So sánh build PC và nâng cấp máy tính PC

huong dan build pc 9 jpg

Để nâng cấp PC hay Build PC thì bạn đều phải có một chút kiến thức về phần cứng máy tính, cũng như phải mua các linh kiện khác nhau để lắp vào PC.

Bạn sẽ nâng cấp máy tính trong trường hợp đã sở hữu một chiếc máy tính cũ, do hiệu năng hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nên quyết định nâng cấp bằng việc: Thay thế một số thành phần của máy tính nhưng tổng thể vẫn giữ các phần cứng khác nguyên vẹn, cố gắng tận dụng các phần cứng còn có thể sử dụng.

Ví dụ như thay thế RAM, CPU, Mainboard, v.v.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Trong khi đó Build PC là hành động xây dựng một PC mới theo một cấu hình nào đó. Bắt đầu từ việc mua linh kiện -> lắp ráp -> cài hệ điều hành để máy tính có thể hoạt động được.

II. Tại sao bạn nên tự Build PC?

huong dan build pc 6 jpg

Một số lợi ích của việc tự Build PC thay vì mua một cây máy tính có sẵn như sau:

1. Tiết kiệm được chi phí

Với cùng một số tiền, thì chắc chắn việc tự Build một dàn PC chắc chắn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Đơn giản vì bạn sẽ không phải mất tiền trả cho người bán PC, chi trả chi phí cho việc lắp ráp PC của họ.

2. PC tự Build sẽ mạnh hơn đáng kể

Việc tự build PC đồng nghĩa là bạn phải có một chút kiến thức về máy móc, từ đó nắm rõ được hiệu năng / giá thành phần cứng của từng linh kiện và có thể tối ưu sức mạnh PC phù hợp với nhu cầu

3. Cá nhân hóa PC theo phong cách của bản thân

huong dan build pc 5 jpg

Nếu như bạn không thường xuyên di chuyển? Việc Build PC kiểu “lộ thiên” cực kỳ sáng tạo này giúp show toàn bộ linh kiện, rất ngầu và phù hợp với xu hướng “làm đẹp” cho PC ngày nay.

4. Niềm vui khi tự tạo ra đồ PC của riêng mình

Là "con trai đàn ông” với nhau cả nên mình tin rằng bất kỳ ai cũng thích lắp ráp, tự tạo ra một món “đồ chơi” của riêng mình không giống bất kỳ ai.

Trừ khi bạn quá lười và mệt mỏi với việc hiểu, lắp ráp đồ chơi PC thì có thể mua dàn máy tính dựng sẵn để tiết kiệm thời gian.

* Lưu ý: Việc tự Build PC cũng có những rủi do nhất định:

  • Ví dụ như chưa đủ kiến thức về phần cứng dẫn tới lắp đặt sai.
  • Mua nhiều linh kiện không phù hợp với nhau, giả sử như mua một mainboard Socket 1150 - 1151 nhưng CPU lại là thế hệ thứ 10 thì chúng sẽ không tương thích.

Do đó bạn hãy đọc thật kỹ bài viết này để tránh gặp những sai sót khi tự Build PC.

III. Gợi ý hướng Build PC dựa trên hiệu năng và ngân sách

huong dan build pc 8 jpg

1. Build PC với ngân sách tiết kiệm nhất

Phương án 1: Build PC từ đồ cũ

Với ngân sách eo hẹp thì bạn chắc chắn vẫn có thể build một PC cấu hình khủng bằng cách “lượm nhặt” linh kiện cũ. Rất nhiều RAM, CPU, GPU cũ nhưng vẫn còn “ngon bổ rẻ” có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu sử dụng PC hiện nay.

Thế nhưng giá rẻ đồng nghĩa với việc bạn phải đánh đổi một số hạn chế của phần cứng, một chút rủi ro như sau:

  • Tình trạng bảo hành của hãng không còn lâu hoặc hết thời hạn bảo hành
  • Nếu hết bảo hành “hãng” thì thường có bảo hành từ người bán (khoảng 1 tháng - 6 tháng, gia hạn thêm thời gian bảo hành có thể tăng chi phí)
  • Khó khăn trong việc nâng cấp các linh kiện liên quan về sau, ví dụ main cũ sẽ không tương thích với CPU thế hệ mới.
  • PC hoạt động thiếu ổn định: Đôi khi xảy ra hiện tượng Lag, chập chờn, lỗi màn hình xanh, v.v.
  • Một linh kiện cũ bị hỏng có thể kéo theo nhiều phần cứng khác “hỏng theo”. Trường hợp này khá hiếm gặp, theo kinh nghiệm của mình thì thường chỉ có nguồn máy tính (PSU) mới có thể gây ra tình trạng này. Chẳng hạn một bộ nguồn cũ có điện áp chập chờn hoặc công suất không ổn định sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của CPU, ổ cứng, v.v.

Phương án 2: Build PC mới 100%

Nếu cùng một ngân sách so với phương án Build PC từ đồ cũ thì cấu hình PC của phương án 2 (đồ mới) thường sẽ “yếu” hơn.

Ví dụ: Hiệu suất chơi game của CPU Intel Core i7 2600 (thế hệ thứ 2 - 2011) vs Intel i3 8100 (thế hệ thứ 8 - 2018) trong thời điểm hiện tại (2021) là gần ngang nhau, bạn có thể quan sát một bài đo hiệu suất qua video dưới đây. Thậm chí Core i7 thế hệ thứ 2 còn nhỉnh hơn Core i3 thế hệ thứ 8 một chút.

Vậy còn về giá thành thì sao?

huong dan build pc 1 jpg So sánh giá Core i7 2600

huong dan build pc 2 jpg So sánh giá Core i3 8100

Tóm lại: Linh kiện cũ có hiệu năng cao hơn so với linh kiện mới mà giá lại còn rẻ hơn đáng kể.

Vẫn trong bài toán này giả sử chúng ta quyết định mua CPU mới thay vì cũ thì khi đó CPU và RAM cũng bắt buộc phải nâng cấp theo. Cụ thể là CPU thế hệ thứ 8 sẽ cần mainboard socket 1151 và RAM DDR4.

Do đó khi mua một linh kiện mới thì một loạt các linh kiện kèm theo cũng phải "mới" khiến giá thành đắt hơn khá nhiều. Vậy thì lý do gì mà chúng ta phải mua đồ mới trong khi đồ cũ đã "khỏe lại còn rẻ"? Bạn vui lòng đọc lại phương án 1 giúp mình nhé, có rất nhiều rủi do đấy.

Một vài lợi ích khi mua linh kiện mới như sau:

1. Cực kỳ dễ dàng trong việc nâng cấp về sau:

  • Ví dụ ngay từ ban đầu trong quá trình Build PC, bạn quyết định sẽ mua một chip vi xử lý đời thấp i3 10320 nhưng lại là CPU thế hệ thứ 10 (mới nhất 2020), kèm theo mainboard socket 1200 (cũng đang là mới nhất).
  • Kết quả là sau này khi nâng cấp lên một CPU đời mới hơn thì mainboard socket 1200 có thể vẫn hỗ trợ. Gọi là "có thể" vì đôi khi main cũ cũng không hỗ trợ CPU mới, nhưng ngay cả khi điều này xảy ra thì bạn vẫn có thể sử dụng một CPU thế hệ thứ 10 thuộc dòng Core i5, i7 hoặc Core i9 siêu mạnh.

2. Chế độ bảo hành:

  • Nếu là hàng mới cứng, còn ZIN thì bảo hành hãng sẽ rất lâu có khi là 2-3 năm hay thậm chí lâu hơn.
  • Nếu hàng đã sử dụng được 3 năm gì đó thì sẽ có bảo hành của "cửa hàng". Hàng cũ từ 3 năm trước hoạt động vẫn khá ổn định.

Tổng kết

Trong phần 1: Cách Build PC với ngân sách tiết kiệm nhất thì chúng ta có hai phương án:

  1. Build PC hiệu năng cao từ đồ cũ: Cuộc chơi đường ngắn, mạo hiểm.
  2. Build PC hiệu năng thấp / trung bình từ đồ mới: Xác định chơi đường dài, về sau dễ dàng nâng cấp cũng như nhận được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bảo hành, v.v.

2. Build PC ngân sách thoải mái - không cần tiết kiệm

Với kiểu Build PC này thường ít người “dám chơi”, thế nhưng do không phải đắn đo chi li về ngân sách nên việc lựa chọn phần cứng rất dễ dàng.

Lúc này bạn hãy cứ tìm linh kiện nào thế hệ mới nhất -> mua nó và tiến hành vọc vạch + Build PC thỏa mãn đam mê :)

IV. Hướng dẫn Build PC từng bước một

huong dan build pc 3 jpg

Bước 1: Mua linh kiện

Sau khi hiểu được Build PC là gì thì bạn cần nắm rõ một số điều sau đây trước khi bắt tay vào Build PC:

Nhu cầu sử dụng máy tính của bản thân: trong bài hướng dẫn nâng cấp PC thì mình đã tư vấn cách mua linh kiện ở đâu để lượm được những linh kiện "ngon - bổ - rẻ", cũng trong bài viết ấy thì mình có đề cập một số cấu hình PC kèm theo từng thiết bị mà bạn có thể mua để nâng cấp hoặc Build PC mới, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng cụ thể.

Chọn hướng xây dựng dàn PC: trong phần III thì mình đã gợi ý một vài hướng xây dựng, bạn có thể dựa vào đó kết hợp với nhu cầu để mua linh kiện phù hợp.

huong dan build pc 7 jpg

Xem bài viết sau để biết cấu tạo của máy tính (PC / laptop) gồm những bộ phận nào?

Dưới đây là danh sách những phần cứng cần có khi Build PC (lưu ý một số linh kiện có thể không cần thiết tùy vào nhu cầu, giả sử PC vẫn có thể hoạt động mà không cần card đồ họa VGA):

  1. Bộ vi xử lý (CPU): Nếu sau khi Build PC mà nhiệt độ quá cao, bạn có thể tìm hiểu cách hạ nhiệt máy tính. Bạn cũng nên xem cách tháo và lắp CPU để tránh gặp lỗi trong quá trình lắp ráp các phần cứng.
  2. Vỏ máy tính (Case).
  3. Ổ đĩa quang (có khả năng hỗ trợ DVD RW và SATA - Không cần thiết phải mua linh kiện này).
  4. Bộ nhớ (RAM): Tham khảo các bài viết sau để có thêm kiến thức về RAM:
    • Cách phân biệt các loại RAM trên máy tính
    • Khi nào nên nâng cấp RAM?
    • Bus RAM là gì? Cách xem thông tin Bus của Ram máy tính
  5. Bộ nguồn (PSU).
  6. Cáp SATA: Đây là dây cáp truyền dữ liệu giữa ổ cứng và mainboard, hãy xem bài viết giải thích khe cắm SATA là gì để biết chi tiết cấu tạo của nó.
  7. Bo mạch chủ (Mainboard).
  8. Quạt / bộ tản nhiệt của vi xử lý (CPU).
  9. Quạt của thùng máy.
  10. Ổ cứng (Ổ cứng SSD / HHD sẽ cần cáp SATA. Ổ cứng SSD M.2 thì không cần nhưng mainboard phải hỗ trợ khe cắm này).
  11. Các loại ốc vít của vỏ và ổ đĩa (Không có trong ảnh).
  12. Card màn hình (Không có trong ảnh).
  13. Màn hình máy tính và các thiết bị ngoại vi khác (chuột, bàn phím, loa, v.v).

Bước 2: Lắp ráp

Sau khi chuẩn bị xong các linh kiện cần thiết để Build PC, việc tiếp theo đó là lắp ráp chúng lại với nhau.

Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách lắp ráp phần cứng máy tính tại nhà kết hợp xem video dưới đây để được hướng dẫn chi tiết:

Bước 3: Cài đặt hệ điều hành

Sau khi hoàn tất việc lắp ráp PC thì bước cuối cùng để máy tính hoạt động là cài đặt hệ điều hành. Thông thường PC sẽ được cài HĐH Windows, thế nhưng bạn cũng có thể cài đặt Linux hay thậm chí là MacOS với một vài thủ thuật.

Tuy nhiên để PC hoạt động ổn định nhất thì bạn nên sử dụng HĐH Windows của Microsoft nha! Cài đặt Windows có nhiều cách khác nhau, một trong những phương phương pháp nhanh nhất đó là ghost máy.

Bạn hãy tham khảo chuyên mục Ghost Win của freetuts để biết chi tiết việc cài HĐH windows lên PC nhé!

Giả sử bây giờ bạn đang có một chiếc laptop hay một máy tính khác hoạt động được, hãy tạo USB Boot cứu hộ để cài Win theo các bước sau (nếu không có thì mượn, hoặc cầm USB ra quán net để tạo USB Boot):

1. Tham khảo chuyên mục cứu hộ để biết cách tạo USB Boot.

2. Sau khi tạo xong USB Boot, bạn hãy chọn và tải một trong những bản Ghost sau đây rồi copy nó vào USB Boot đã tạo:

  • Ghost Windows XP
  • Ghost Win 7
  • Ghost Win 10

4. Bạn cũng đừng quên xem bài viết này để biết Ghost Win là gì cũng như cách bung file ghost. Hoặc xem bài viết sau để biết cách Ghost Windows chuẩn GPT - UEFI bằng Acronis True Image.

Bài hướng dẫn Build PC từ A-Z tới đây là kết thúc. Mình tin rằng với những bước chi tiết như vậy thì bất kỳ ai cũng có thể Build PC phù hợp với nhu cầu bản thân.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào thì hãy để lại comment, mình sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.

Từ khóa » Build Pc Cần Những Gì