Hướng Dẫn Các Bước Xây Tường Gạch
Có thể bạn quan tâm
Bài viết hướng dẫn chi tiết các bước xây tường gạch. Các gia chủ hãy tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây nhà nhé
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên vật liệu :
- Gạch
- Cát , xi măng , vôi ( nếu cần ) hoặc vữa khô ( trộn sẵn từ nhà máy )
- Nước sạch
Dụng cụ :
Thước li vô dài , thước đo , dây xây , bay , đinh , búa , đục , xe cút kít, xô , cuốc xẻng , dụng cụ bảo hộ , que đo mạch thước cữ, dụng cụ miết mạch , phản gỗ (1mx1m ) để trộn vữa
Các bước xây dựng tường gạch
Bước 1 : Chọn kiểu xây hay cách đặt gạch .Gạch được xếp đặt theo nhiều kiểu khác nhau khi xây nhưng phải đảm bảo không bị trùng mạch theo chiều đứng. Phổ biến nhất là xếp so le giữa hàng trên và hàng dưới.
Bước 2 :Tính toán số lượng nguyên vật liệu cần dùng . Trong xây dựng , người ta thường dùng đơn vị thể tích để tính toán nguyên vật liệu .
Thể tích của 1 viên gạch : V=Dài x Rộng x Cao (m3)
Chiều dày lớp vữa = 10mm = 0,01m
Thể tích 1 Cữ xây : Vc = (D+0,01) x (R+0,01) x (C+0,01) (m3)
Số lượng viên gạch cần để xây 1m3 tường sẽ là :
SL = 1 / Vc (viên)
Thể tích vữa cần để xây 1m3 tường là :
Vv = 1 – (SL x V ) ( m3)
Như vậy tính toán được thể tích của tường, ta sẽ tính được số lượng gạch và vữa cần dùng . Thường thì thể tích của cát tính bằng thể tích vữa ( tính dư ra ) . Thể tích của xi măng , vôi thì tính theo cát và tỷ lệ pha trộn.
Bước 3 : Chuẩn bị nền, móng . Đánh dấu mốc 2 đầu tường , dùng dây mực lấy dấu đường gạch xây. Đặt hàng gạch khô đầu tiên theo dấu mốc và vạch mực, dùng cữ mạch gạch (bằng gỗ) chia đều khoảng cách giữa 2 viên gạch, tính toán số gạch nguyên và gạch cần cắt ( thường là 1/2 viên ) cho chiều dài bức tường
Bước 4 :Dọn dẹp sạch khu vực xây .
Cắt gạch . Nhớ tính thêm cả chiều dày mạch vữa.
Xếp gạch và gạch đã cắt theo từng chồng ( số lượng vừa đủ cho đoạn xây ) cách nhau khoảng 1,5-2m.
Sắp xếp các bảng trộn vữa trong khu vực này ( vừa tầm tay với )
Bước 5 : Ngâm gạch vào xô nước . Trộn vữa . Cung cấp vữa tới bảng trộn vữa ở đoạn xây .
Bước 6 : Xây hàng gạch đầu tiên .
Cách rải vữa
Đặt gạch vào vị trí vừa rải vữa , dùng cán bay gõ điều chỉnh viên gạch bằng , phẳng , đứng và mạch vữa dày khoảng 10mm.
Tiếp tục cho viên gạch tiếp theo : rải vữa , thêm vữa vào 1 đầu viên gạch (tạo mạch đứng ở chỗ tiếp xúc với viên gạch đã đặt ) và đặt nối tiếp với viên gạch trước. Điều chỉnh gạch , mạch vữa khoảng 10mm.
Xây tiếp vài viên gạch ( khoảng 4-5 viên) , dùng thước tầm dài căn chỉnh sự thăng bằng , thẳng hàng . Dùng bay gạt bỏ những phần vữa thừa.
Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi xây hết hàng gạch đầu tiên. Phải đảm bảo thật thẳng và bằng cho hàng gạch này vì nó sẽ làm chuẩn cho các hàng gạch tiếp theo.
Bước 7 : Xây những viên gạch ở 2 đầu tường (hay góc tường) trước để làm mốc căn chỉnh cho các viên gạch ở giữa hàng . Đặt gạch so le với lớp bên dưới, xây giật cấp lên cao khoảng 4-5 hàng gạch , dùng thước li- vô căn chỉnh kỹ độ bằng phẳng và thẳng hàng của những viên gạch này , kiểm tra sự đồng đều của mạch gạch bằng que đo hay thước
Bước 8 : dùng dây xây căng theo các viên gạch dẫn vừa xây. Tiếp tục xây những viên gạch ở giữa cho đến viên gạch dẫn trên cùng .Thường xuyên kiểm tra độ bằng , phẳng , đứng của đợt tường vùa xây .
Trong trường hợp bức tường quá dài , dây căng bị võng sẽ khó khăn cho việc căn chỉnh độ bằng của hàng gạch , thì phải xây1 hoặc vài viên gạch ở giữa chiều dài bức tường trước để làm mốc .Dùng một miếng thép hoặc nhựa mỏng( như thẻ ngân hàng ) , cắt rãnh để kẹp dây xây .
Bước 9 : dùng dụng cụ để tạo bề mặt mạch theo ý muốn . Khoảng 20-30 phút sau khi rải , mạch vữa đã đủ khô ,ta nên tiến hành miết mạch.
Bước 10: dùng chổi , bàn chải làm sạch bề mặt của tường
Quay lại bước 7 đến bước 10 để tiếp tục xây cho đến độ cao mong muốn.
Làm sạch : Đừng bao giờ để quá 2 ngày sau khi xây . Dùng nước và chổi phun rửa và cạo hết vữa và xi măng bám vào bề mặt tường. Pha 1 phần thuốc tẩy HCl với 10 phần nước dùng để làm sạch các vết xi măng còn đọng lại . Sử dụng dụng cụ bảo hộ , găng tay cao su , kính bảo hộ .Tiến hành từng mét vuông tường , tưới nước , dùng bàn chải và dung dịch tẩy chà rửa sạch , tưới nước rửa sạch dung dich tẩy.Không được để dung dịch khô ở trên gạch. Nếu bị dây vào người , ngay lập tức phải rửa sạch bằng nước
Một số kiểu xếp gạch
Kinh nghiệm:
– Trộn vữa vừa đủ dùng trong khoảng 2 giờ đồng hồ . Nếu quá thời giân này thì nên bỏ đi vì nó sẽ khô rất nhanh và không đủ chắc
– dùng ca nhỏ hoặc miếng mút thấm nước để điều chỉnh lượng nước dễ dàng khi trộn vữa
– Nếu vữa quá khô sẽ khó thi công , nếu quá nhão thì không giữ được gạch tại vị trí cần đặt . Thử bằng cách lật ngược bay , nếu vữa không rơi là đạt yêu cầu.
– nếu có thể , nên thiết kế tường có kích thước sao cho vừa chẵn kích thước hoặc 1/2 của các viên gạch
– nên ngâm gạch vào nước trước khi xây , gạch khô sẽ hút nước từ vữa làm cho quá trình thuỷ hoá không đủ dẫn đến vữa bị yếu
Từ khóa » Gạch Xếp Không Cần Vữa
-
Gạch Xây Không Cần Vữa – Tư Vấn Tất Tần Tật Từ A-z
-
Gạch Xây Không Vữa Là Gì? Ưu điểm Và Những Lưu ... - Kiến Trúc Tây Hồ
-
"Gạch Xây Không Cần Vữa" Quá Hay Cho Các Bác Thợ Xây Dựng
-
Gạch Xây Không Vữa đánh Giá Chi Tiết ưu Nhược điểm - YouTube
-
Quên Chuyện Xây Tô Và Trát Tường Gạch Đi - YouTube
-
Gạch Xây Không Vữa Có Thực Sự Hiệu Quả Và Thực Tế Với Chúng Ta
-
Gạch Xây Không Vữa Là Gì? Ưu điểm Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Gạch Xây Không Trát Vữa ở Tại TP Vinh Nghệ An Hà Tĩnh
-
Bảng Giá Gạch Xây Không Trát Viglacera Mới Nhất 2021
-
#6 Cách Xây Nhà Không Cần Xi Măng Vẫn Bền Và đẹp | Tập đoàn Trần ...
-
Xu Hướng Mới Tường Gạch Không Trát Trong Thiết Kế Nội - Ngoại Thất.
-
Gạch Xây Không Cần Vữa Là Gì? Những ưu điểm Của Gạch Không ...
-
Nguyên Tắc Và Kỹ Thuật Xây Tường Gạch Trong Các Công Trình Xây Dựng