HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG ÁN Phòng, Chống Dịch Khi Có Trường ...
Có thể bạn quan tâm
- Thư điện tử
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Lịch sử ngành XD
- Cơ cấu tổ chức
- Chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo
- Các phòng ban chuyên môn
- Các tổ chức đoàn thể
- Công đoàn ngành
- Công đoàn Sở Xây dựng
- Đoàn thanh niên
- Đơn vị trực thuộc
- TT kiểm định chất lượng CTXD
- Viện quy hoạch KTXD Hà Tĩnh
- Danh sách Email Sở
- Hoạt động cơ quan
- Thông báo
- Lịch làm việc, công tác
- Công khai về tổ chức cán bộ
- Đảng, Đoàn thể
- Công khai ngân sách
- Chương trình kế hoạch
- Thông tin mua sắm, đấu thầu
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
- Thông báo kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo
- Báo cáo
- Tin tức - Sự kiện
- Tin hoạt động
- Tin trong ngành
- Tin tổng hợp
- Thông tin phòng Las- XD
- Tin cải cách hành chính
- Công khai giấy phép xây dựng
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Chuyển đổi số
- Quản lý ISO
- Sổ tay chất lượng
- Tài liệu hệ thống
- Quy định yêu cầu năng lực
- Các quy trình bắt buộc
- Các quy trình nội bộ
- Quy trình thủ tục hành chính
- Lĩnh vực hoạt động
- Quản lý nhà - TT .Bất động sản
- Thanh tra xây dựng
- Hoạt động xây dựng
- Hạ tầng - Kỹ thuật đô thị
- Kiến trúc - Quy hoạch
- Kinh tế xây dựng
- VBPL về xây dựng
- Quyết định
- Thông tư hướng dẫn
- Văn bản khác
- Nghị quyết
- Liên hệ
- Sơ đồ trang
|
HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG ÁN Phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Thứ Sáu 16 Tháng Bảy - 2021 16:10:45 UBND TỈNH HÀ TĨNH BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 Số: 2442/HD- BCĐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 7 năm 2021 |
HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG ÁN
Phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19
tại cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Văn bản số 3488/UBND-VX ngày 08/6/2021 của UBND tỉnh về việc giao ban hành Phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp”; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh ban hành Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế (sau đây gọi là doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
- Phát hiện sớm và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có trường hợp mắc, nghi ngờ mắc COVID-19 tại các doanh nghiệp, nhanh chóng ổn định tình hình để khôi phục sản xuất kinh doanh; hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của dịch bệnh tác động đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
- Các doanh nghiệp có phương án bố trí, sắp xếp, quản lý công nhân/người lao động (NLĐ) làm việc hợp lý, chặt chẽ để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 cho sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất khi có ca F0. Đối với doanh nghiệp có đông NLĐ phải chủ động phương án bố trí cách ly F1 tại doanh nghiệp hoặc ký túc xá doanh nghiệp theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng sử dụng khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.
- Thành lập, kiện toàn Tổ an toàn COVID trong các doanh nghiệp; mỗi phân xưởng/tổ/bộ phận sản xuất phải có ít nhất 01 Tổ an toàn COVID, hàng ngày thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; kịp thời phát hiện các trường hợp có bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đảm bảo thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho ít nhất 20% NLĐ bằng test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh.
II. CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19
1. Khi xuất hiện trường hợp mắc (F0) tại 01 doanh nghiệp
1.1. Các biện pháp phòng, chống dịch cần làm ngay
- Kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 của doanh nghiệp, địa phương đã xây dựng và phê duyệt.
- Phong tỏa tạm thời toàn bộ doanh nghiệp hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có F0 theo thực tế.
- Cách ly ngay các trường hợp F0 tại phòng/khu cách ly của doanh nghiệp và báo cáo khẩn cấp với cơ quan quản lý, cơ quan y tế địa phương để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
- Thông báo, yêu cầu toàn thể NLĐ đang có mặt tại doanh nghiệp không hoang mang, lo lắng, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó, thực hiện 5K, nghiêm túc khai báo y tế, không để xảy ra tình trạng mất trật tự trong đơn vị.
- Rà soát toàn bộ NLĐ trong doanh nghiệp theo danh sách quản lý; phối hợp với cơ quan chức năng khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2, tuyệt đối không để bỏ sót; thực hiện cách ly tập trung với tất cả F1 và cách ly tại nhà/nơi lưu trú với tất cả F2. Trước khi đưa các trường hợp F1 đi cách ly tập trung phải thực hiện phân nhóm theo vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc để bố trí cách ly y tế trong cùng khu với những trường hợp có cùng vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc giống nhau.
- Lập danh sách NLĐ là F1, F2, các trường hợp không có mặt tại doanh nghiệp tại thời điểm phong tỏa, gửi cho Sở Y tế/Trung tâm y tế nơi NLĐ đang lưu trú để xử lý theo quy định; đồng thời thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà/nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan y tế.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngay cho những NLĐ theo mức độ nguy cơ.
- Đánh giá mối liên quan dịch tễ của các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc khác với khu vực có F0:
(i) Nếu có mối liên quan dịch tễ với khu vực có F0 và có nguy cơ lây lan rộng trong toàn bộ doanh nghiệp thì xử lý như Tình huống 1, mục 1.2, phần II của Hướng dẫn này.
(ii) Nếu chỉ có mối liên quan dịch tễ với khu vực có F0 thì doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương quyết định cách ly tại nhà, nơi lưu trú đối với tất cả NLĐ của các phân xưởng này theo quy định; lấy mẫu xét nghiệm với người cách ly tại nhà để khoanh vùng.
(iii) Nếu không có mối liên quan dịch tễ với khu vực có F0 thì tiếp tục rà soát kỹ để phát hiện F1. Nếu có F1 thì tách ra và đưa đi cách ly tập trung ngay.
1.2. Các phương án xử lý tình huống tiếp theo khi có kết quả xét nghiệm
a) Tình huống 1: Phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh làm việc tại hầu hết các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc.
- Cách ly tạm thời các trường hợp F0 tại chỗ, thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
- Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định. Tất cả NLĐ trong doanh nghiệp được coi là F1 và thực hiện cách ly tập trung ngay. Phong tỏa toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
- Thông báo khẩn cấp cho chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp; khẩn trương điều tra, truy vết tất cả các trường hợp có liên quan và thông tin cho các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp lân cận biết để có phương án xử lý;
- Thiết lập phương án cách ly tập trung ngay tại doanh nghiệp trong trường hợp cần cách ly tập trung số lượng lớn NLĐ.
b) Tình huống 2: Phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh tập trung trong cùng 01 phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc.
- Cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
- Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định. Tất cả NLĐ trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc nơi có trường hợp mắc bệnh được coi là F1và thực hiện cách ly tập trung ngay.
- Yêu cầu toàn bộ NLĐ khai báo y tế bắt buộc với chính quyền địa phương và y tế cơ sở nơi cư trú để phối hợp theo dõi và quản lý.
c) Tình huống 3: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh; tất cả các mẫu xét nghiệm trong doanh nghiệp âm tính
Rà soát toàn bộ NLĐ trong doanh nghiệp theo danh sách quản lý để tiếp tục theo dõi, giám sát và định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc để kịp thời phát hiện các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
2. Khi xuất hiện trường hợp bệnh tại nhiều doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có trường hợp mắc bệnh áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như hướng dẫn tại Mục 1 phần II của Hướng dẫn này.
- Từng doanh nghiệp thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 và bảng điểm đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm do Sở Y tế ban hành.
Căn cứ kết quả đánh giá nguy cơ và diễn biến tình hình dịch thực tế tại doanh nghiệp, Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định việc tiếp tục hoặc dừng hoạt động để đảm bảo quy định phòng, chống dịch và an toàn sản xuất.
3. Vệ sinh khử khuẩn tại doanh nghiệp có trường hợp mắc bệnh
Tiến hành vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn tại Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khử khuẩn và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng
III. PHƯƠNG ÁN XÉT NGHIỆM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Khi chưa xuất hiện trường hợp mắc COVID-19
a) Tổ chức xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp tối thiểu 07 ngày/lần cho toàn bộ NLĐ cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như: ăn uống, khách sạn/ký túc xá cho chuyên gia/người lao động, vận chuyển vật tư, hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì máy móc...và tối thiểu 20% người lao động có nguy cơ cao (lưu ý các đối tượng: tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, người vận chuyển, giao nhận hàng, bảo vệ, tổ an toàn COVID...).
b) Nếu kết quả xét nghiệm (test nhanh, mẫu gộp) dương tính, thực hiện ngay các biện pháp sau:
- Cách ly ngay các trường hợp nghi ngờ và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn để khẳng định.
- Trong khi chờ kết quả xét nghiệm khẳng định, khẩn trương khoanh vùng cách ly tạm thời khu vực làm việc của trường hợp nghi ngờ;
- Điều tra các trường hợp có tiếp xúc (F1, F2) và yêu cầu NLĐ không được ra khỏi nơi làm việc, nơi lưu trú trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm; thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác.
- Đánh giá yếu tố nguy cơ, thống kê số lượng NLĐ, các chốt kiểm soát ra vào khu vực dự kiến phong tỏa
- Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính phải thực hiện ngay các công việc theo Mục 1 phần II của Hướng dẫn này
- Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì gỡ bỏ phong tỏa khu vực cách ly tạm thời; thông báo cho NLĐ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 trong điều kiện bình thường.
2. Khi xuất hiện trường hợp bệnh tại 01 doanh nghiệp
- Đối với các trường hợp F1 làm cùng phân xưởng/tổ sản xuất/cùng vị trí làm việc: Xét nghiệm RT- PCR mẫu đơn; nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính phải thực hiện ngay các công việc theo Mục 1 phần II của Hướng dẫn này.
- Đối với các trường hợp làm việc cùng trong doanh nghiệp, trong các phân xưởng/tổ sản xuất/cùng vị trí làm việc khác được coi là F1: Thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
+ Nếu kết quả dương tính thì tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn, trong thời gian chờ kết quả phải thực hiện các công việc theo điểm b mục 1, phần III của Hướng dẫn này.
+ Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nguyên tắc gộp mẫu các trường hợp cùng phân xưởng/tổ sản xuất/cùng vị trí làm việc, cùng phòng trọ, nơi lưu trú...
- Đối với toàn bộ NLĐ còn lại: Xét nghiệm nhanh kháng nguyên, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn và thực hiện các công việc như trên.
3. Khi xuất hiện trường hợp mắc tại nhiều doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp có trường hợp bệnh: Tiến hành sàng lọc như hướng dẫn tại Mục 2 phần III của Hướng dẫn này.
b) Doanh nghiệp không có trường hợp bệnh: Thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR mẫu gộp cho toàn bộ NLĐ nếu đủ năng lực hoặc tối thiểu 50% NLĐ. Ưu tiên xét nghiệm cho nhóm NLĐ có nguy cơ cao.
IV. CÁC PHƯƠNG ÁN CÁCH LY Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nguyên tắc và yêu cầu chung
- Ưu tiên cách ly tại chỗ trong doanh nghiệp, hạn chế di chuyển NLĐ ra các khu vực không có dịch, trừ trường hợp doanh nghiệp không thể bố trí khu cách ly tập trung. Căn cứ vào quy mô lao động, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp để thiết lập bố trí khu vực cách ly tập trung đảm bảo phù hợp và đáp ứng với các tình huống cấp độ dịch bệnh.
- Bố trí cách ly F1 theo nhóm nguy cơ trên nguyên tắc những người cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc được bố trí cùng khu vực/đơn nguyên trong khu cách ly; thực hiện xét nghiệm cho F1 định kỳ để xử lý kịp thời.
- Trường hợp số lượng F1 vượt quá năng lực cách ly của khu cách ly tập trung trên địa bàn, Ban Chỉ đạo PCD cấp huyện, Ban Quản lý khu kinh tế và các đơn vị liên quan xem xét áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung khu vực phong toả ngay tại khu vực/địa điểm có đông NLĐ là F1 lưu trú như khu nhà trọ, khu lưu trú tập trung đông NLĐ nhưng phải đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ.
- Các huyện, thành phố, thị xã phải có phương án sẵn sàng tiếp nhận cách ly tập trung cho các đối tượng F1 của doanh nghiệp tại cơ sở cách ly của địa phương.
2. Cách ly y tế tại khu vực phong toả có nhiều F1 lưu trú
- Thực hiện theo các hướng dẫn tại Quyết định 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19”.
- Trường hợp mật độ NLĐ trong khu nhà trọ quá đông, liên tục xuất hiện các trường hợp mắc COVID-19 thì tiến hành rà soát đưa 50% số NLĐ không phải là F1 ra các cơ sở cách ly y tế tập trung khác.
- Tổ chức vệ sinh khử khuẩn sau khi giãn cách (có thể hướng dẫn cho NLĐ tự khử khuẩn) theo hướng dẫn tại Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế.
- Xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 ít nhất 03 lần đối với F1.
- Từng nhà ở, nhà trọ, nơi lưu trú của NLĐ trong khu phong tỏa sẽ áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà theo Quyết định 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế. Ngoài ra, phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Thời gian cách ly y tế: Đủ 14 ngày, tùy theo diễn biến dịch bệnh tại khu vực cách ly để quyết định thời gian phù hợp.
+ Cán bộ y tế/tổ COVID-19 cộng đồng đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe người cách ly ít nhất 2 lần/ngày (sáng, chiều). Trường hợp không đủ cán bộ để đo thân nhiệt cho người cách ly thì cấp cho mỗi người cách ly hoặc phòng cách ly 01 nhiệt kế để tự đo và báo cho cán bộ y tế (trừ trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19). Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở khai báo y tế hàng ngày.
+ Lực lượng công an, y tế cấp xã, tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn hoặc tổ COVID cộng đồng tiếp nhận khai báo y tế; phối hợp giám sát việc tuân thủ của người cách ly và xử lý kịp thời khi có vi phạm.
+ Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người trong khu vực cách ly và người giám sát ít nhất 03 lần (ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14).
V. PHƯƠNG ÁN VẬN CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Áp dụng đối với doanh nghiệp có phương tiện đưa đón hoặc hợp đồng phương tiện để đưa đón người lao động)
1. Khi chưa có trường hợp bệnh xuất hiện
1.1. Phương tiện đưa đón
- Đăng ký lịch trình cụ thể và đảm bảo: Không chở quá số người theo giấy phép được cấp; mở cửa sổ, cửa thông gió nếu có thể trong khi di chuyển; có sẵn dung dịch sát khuẩn tay (đã được Bộ Y tế cấp phép); có mã QR code điểm kiểm dịch dán ở cửa lên xuống xe; có thùng đựng rác trên xe; có camera giám sát trên xe.
- Lập danh sách/quản lý bằng thẻ hoặc bàn giấy, cố định chỗ ngồi cho từng người trên xe.
1.2. CSSXKD sử dụng lao động: Lập danh sách cố định NLĐ đi trên mỗi xe; thông báo đến cơ quan y tế địa phương nơi NLĐ lưu trú để phối hợp giám sát.
1.3. Lái xe, phụ xe
- Thường xuyên sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trong suốt quá trình đưa đón; chỉ cho NLĐ có tên trong danh sách lên xe; di chuyển đúng tuyến cố định đã cho phép; không dừng đỗ dọc đường; vệ sinh, khử khuẩn xe cuối mỗi ngày.
- Yêu cầu NLĐ quét thẻ, mã QR code ở cửa xe, sát khuẩn tay trước khi lên xe và đeo khẩu trang trong suốt hành trình.
1.4. Đối với người đi xe: Luôn thực hiện 5K; quét thẻ, mã QR code ở cửa xe, sát khuẩn tay trước khi lên xe và ngồi đúng vị trí.
1.5. Đối với người sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân hoặc công cộng: Thực hiện 5K, cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone, ghi lại lịch trình di chuyển. Đối với phương tiện công cộng cần ghi lại thông tin về phương tiện; không sử dụng phương tiện công cộng khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở.
2. Khi xuất hiện trường hợp bệnh tại cộng đồng nơi có doanh nghiệp
- Thực hiện theo mục 1 phần V của Phương án này; lái xe, phụ xe phải đo nhiệt độ cho người đi xe trước khi lên xe; thông báo cho CSSXKD, KCN và y tế địa phương khi có người sốt, ho, khó thở.
- Khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đưa đón NLĐ hoặc NLĐ sử dụng phương tiện cá nhân, hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng.
3. Khi xuất hiện trường hợp bệnh tại doanh nghiệp
Tổ chức khu lưu trú tập trung cho NLĐ tại mỗi doanh nghiệp
3.1. Đón NLĐ từ nơi cư trú về nơi lưu trú tập trung
a) Phương tiện đón: Như Mục 1 phần V của Hướng dẫn này; giảm chỗ ngồi trên xe xuống 50% theo giấy phép được cấp, đánh dấu ghế ngồi đảm bảo giãn cách.
b) Doanh nghiệp sử dụng lao động
- Lập danh sách và thông tin NLĐ cần đón gửi Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để xác nhận đủ điều kiện đi làm; chỉ đón người đã được xác nhận đủ điều kiện đi làm.
- Căn cứ vào số lượng NLĐ cần đón, doanh nghiệp xây dựng phương án vận chuyển gửi Sở Giao thông Vận tải và Ban Quản lý KCN để theo dõi, quản lý.
c. Lái xe, phụ xe: Như điểm 1.3 mục 1, phần V của Hướng dẫn này; đo thân nhiệt cho NLĐ trước khi lên xe; yêu cầu NLĐ ngồi đúng số ghế của mình.
d. Đối với người đi xe: Luôn thực hiện 5K; quét thẻ, mã QR code ở cửa xe, sát khuẩn tay trước khi lên xe và ngồi đúng vị trí.
3.2. Đưa đón NLĐ từ nơi lưu trú tập trung đến nơi làm việc
a. Phương tiện đưa đón: Như điểm a mục 3.1 phần V của Hướng dẫn này và gắn tên cố định người đi xe vào ghế đảm bảo giãn cách theo danh sách.
b. Doanh nghiệp sử dụng lao động: Có phương án đưa đón NLĐ; bố trí người làm cùng phân xưởng/văn phòng/ca làm việc đi chung một xe, nên bố trí người lưu trú trong cùng một khu đi làm cùng một ca.
c. Lái xe, phụ xe: Như điểm c mục 3.1 phần V của Hướng dẫn này; khai báo y tế trước khi bắt đầu đưa đón; bố trí ở cùng khu lưu trú tập trung với NLĐ; luôn thực hiện 5K.
d. Người đi xe: Luôn thực hiện 5K; quét thẻ, mã QR code ở cửa xe, sát khuẩn tay trước khi lên xe và ngồi đúng vị trí.
VI. PHƯƠNG ÁN NƠI Ở TẬP TRUNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Các hình thức lưu trú tập trung
- Nơi lưu trú tập trung (Khu nhà trọ tập trung, ký túc xá; khách sạn, nhà nghỉ; trường học, nhà thi đấu, trụ sở các cơ quan/đơn vị… chuyển đổi công năng);
- Nơi lưu trú dã chiến tại doanh nghiệp.
2. Nơi lưu trú tập trung: Nơi lưu trú tập trung chỉ lưu trú NLĐ của 01 doanh nghiệp và phải đảm yêu cầu sau:
- Kiểm soát được các lối ra vào; thuận tiện cho việc đưa đón NLĐ; có biển báo: KHU VỰC LƯU TRÚ TẬP TRUNG - KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO; điểm khai báo y tế, tạo mã QR code điểm kiểm dịch tại cổng ra vào; điểm/khu vực cung ứng lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu; điểm khử khuẩn phương tiện, hàng hóa và nơi rửa tay với xà phòng/ dung dịch sát khuẩn tay; hệ thống camera giám sát tại cổng/lối ra vào, khu vực công cộng trong nơi lưu trú, kết nối với hệ thống thông tin của cấp xã, huyện để phối hợp giám sát.
- Đảm bảo yêu cầu về điều kiện nhà trọ theo mục 1, phần II, Phụ lục 2 của Hướng dẫn này.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn và quản lý chất thải, theo quy định tại mục V, Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020.
- Thành lập Ban quản lý nơi lưu trú tập trung để tổ chức, kiểm soát NLĐ ra vào theo danh sách được phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19; tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19; niêm yết số điện thoại người đứng đầu ban quản lý, điện thoại đường dây nóng.
- Thành lập các tổ COVID-19 tại nơi lưu trú tập trung; thành phần gồm: đại diện chính quyền địa phương/tổ dân phố (tổ trưởng), đại diện ban quản lý nơi lưu trú tập trung, đại diện NLĐ tại khu lưu trú và đại diện doanh nghiệp (tổ phó); có thể thành lập một tổ hoặc nhiều tổ.
3. Nơi lưu trú dã chiến: Thực hiện như mục 2, phần VI của Hướng dẫn này. Ngoài ra, nơi lưu trú dã chiến cần đảm bảo:
- Tách biệt khỏi các khu vực sản xuất, khu vực nguy hiểm, phải có rào chắn xung quanh và được phân làm các khu vực: Khu vực khử khuẩn, khu vực lưu trú, khu vực bếp ăn, khu vực vệ sinh chung, khu vực phơi quần áo, khu vực tập kết rác thải.
- Bố trí NLĐ của mỗi doanh nghiệp lưu trú tại một khu vực riêng để hạn chế lây nhiễm chéo.
VII. PHƯƠNG ÁN TIẾP NHẬN, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19
(Thực hiện theo kế hoạch chung của tỉnh)
VIII. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT KHI CÓ DỊCH TẠI DOANH NGHIỆP
1. Yêu cầu chung
- Tất cả doanh nghiệp trước khi quay trở lại hoạt động phải được rà soát, kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất và có đầy đủ các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Các doanh nghiệp phải cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, điều kiện, phương án tổ chức sản xuất phòng, chống dịch COVID-19, quy mô sản xuất phù hợp tình hình dịch bệnh và đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định; quy mô sử dụng lao động theo mục 2.2, phần VIII dưới đây.
- Các sở ngành Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất.
2. Các yêu cầu để tổ chức sản xuất trở lại tại doanh nghiệp
2.1. Điều kiện chung để tổ chức sản xuất
- Chỉ sử dụng NLĐ đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch trong thời gian trước ngày dự kiến làm việc 28 ngày và có 02 lần xét nghiệm RT-PCR có kết quả âm tính trước thời gian dự kiến làm việc 14 ngày (trong đó lần gần nhất trước khi quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp là 01 ngày), không có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.
- Nơi lưu trú cho NLĐ: Phải đáp ứng yêu cầu tại phần VI của Hướng dẫn này. Nếu dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì địa phương/ doanh nghiệp yêu cầu NLĐ nếu đi khỏi nơi làm việc, nơi lưu trú tập trung thì khi quay trở lại doanh nghiệp phải thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và xét nghiệm RT-PCR 03 lần có kết quả âm tính (mỗi lần cách nhau 07 ngày, lần cuối cùng trước khi trở lại làm việc 01 ngày) mới được trở lại làm việc.
- Trước khi tổ chức sản xuất lại ít nhất 03 ngày: Doanh nghiệp bố trí đón NLĐ đến nơi lưu trú tập trung hoặc nơi lưu trú dã chiến và xét nghiệm SARS-COV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ NLĐ.
- Thiết lập khu cách ly tập trung cho NLĐ khi cần thiết.
- Tổ chức quản lý NLĐ khép kín theo phân xưởng, tổ, nhóm (dưới 30 NLĐ) từ nơi sản xuất đến nơi ăn, ở; bố trí khu vực sản xuất ngăn cách riêng biệt theo nhóm NLĐ không quá 30 người/khu vực.
- Xét nghiệm sàng lọc cho NLĐ định kỳ, theo yêu cầu của cơ quan y tế địa phương.
- Hàng tuần gửi danh sách toàn bộ công ty khách hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ thường xuyên giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp tới Ban Quản lý KCN và cơ quan y tế để theo dõi.
- Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho doanh nghiệp: NLĐ của các đơn vị này phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 01 ngày trước khi doanh nghiệp hoạt động trở lại; định kỳ 01 lần/tuần phải xét nghiệm sàng lọc; hàng tuần báo cáo danh sách NLĐ cho Ban Quản lý doanh nghiệp để quản lý, theo dõi; bố trí vùng đệm để giao nhận hàng.
- Hạn chế tối đa sử dụng lao động ngắn hạn, thời vụ. Trường hợp cần thiết sử dụng thì NLĐ phải cách ly tập trung 21 ngày tại khu cách ly tập trung của doanh nghiệp và có 03 lần xét nghiệm RT-PCR có kết quả âm tính (mỗi lần cách nhau 07 ngày, lần cuối cùng trước 01 ngày trước khi vào làm việc tại doanh nghiệp) và phải xét nghiệm sàng lọc hàng tuần.
- Nếu không có bộ phận y tế tại doanh nghiệp thì phải ký kết hợp đồng với Trạm Y tế nơi CSSXKD đóng để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch.
- Thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 và tổ chức thực hiện 5K.
2.2. Quy mô sử dụng lao động: các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có trên 500 lao động căn cứ tình hình dịch bệnh và thực tế của từng doanh nghiệp để bố trí, sắp xếp, điều tiết, quản lý NLĐ làm việc hợp lý, giãn cách, bảo đảm an toàn phòng chống dịch để duy trì sản xuất, kinh doanh
2.3. Doanh nghiệp, người lao động phải cam kết:
Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá và nơi lưu trú đối với lao động; quy định về phương án đưa, đón NLĐ; nơi lưu trú tập trung, khu vực cách ly tập trung; xét nghiệm sàng lọc…Các quy định khác theo yêu cầu của chính quyền địa phương nếu có.
IX. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. Phương án thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19:
- Việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thực hiện theo kế hoạch chung của tỉnh trên cơ sở số liều vắc xin được Bộ Y tế phân bổ và diễn biến của tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho NLĐ theo tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin tại mục 2.2 dưới đây, lập danh sách các đối tượng ưu tiên, phối hợp với cơ sở y tế được phân công tiêm vắc xin cho doanh nghiệp để triển khai tiêm vắc xin kịp thời khi có kế hoạch phân bổ vắc xin của UBND tỉnh.
2. Tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin
2.1. Lựa chọn doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên
- Doanh nghiệp có trường hợp F0
- Doanh nghiệp có trường hợp F1
- Doanh nghiệp gần cơ sở sản xuất kinh doanh có trường hợp F0
- Doanh nghiệp nằm trên địa bàn hành chính cấp xã có trường hợp F0
- Doanh nghiệp nằm trên địa bàn hành chính cấp xã có trường hợp F1
- Doanh nghiệp gần cơ sở sản xuất kinh doanh có trường hợp F1
2.2. Thứ tự ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong doanh nghiệp:
Ưu tiên tiêm trước với NLĐ (cả VN và nước ngoài) theo thứ tự như sau:
- Người tiếp xúc với trường hợp F1 sau khi hết cách ly và chưa được tiêm;
- NLĐ sinh sống tại vùng có trường hợp mắc bệnh hoặc đi lại, di chuyển từ nơi có ổ dịch về;
- Lãnh đạo doanh nghiệp và phân xưởng, bộ phận;
- Nhân viên y tế cơ quan; cán bộ, nhân viên làm tại nhà ăn;
- Người giao hàng, vận chuyển, cung cấp hàng hóa;
- Bảo vệ, nhà xe; công nhân vệ sinh; nhân viên tổ an toàn COVID-19 trong doanh nghiệp;
- Công nhân, lao động khác;
Căn cứ vào tình hình thực tế, Lãnh đạo doanh nghiệp có thể quyết định thêm một số đối tượng khác.
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở Hướng dẫn này và diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh; các sở, ngành, địa phương theo phạm vi, địa bàn quản lý và các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các nhiệm vụ, phương án đã nêu tại Hướng dẫn để có phương án cụ thể, áp dụng phù hợp thực tế, chủ động bố trí phương tiện, nhân lực và điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh (qua Sở Y tế) để kịp thời hướng dẫn phù hợp với tình hình. Trong đó lưu ý một số nhiệm vụ sau:
1. Ban Quản lý Khu kinh tế: Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị, địa phương liên quan.
- Yêu cầu các doanh nghiệp rà soát, bổ sung kế hoạch/phương án phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với thực tế, kế hoạch xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 và kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho NLĐ; ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và cung cấp thông tin NLĐ cho các địa phương, cơ quan y tế nơi cư trú của NLĐ để quản lý, truy vết, cách ly theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và UBND cấp huyện tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế Vũng Áng, Khu Công nghiệp Gia Lách. Duy trì đánh giá định kỳ hàng tháng, tổng hợp kết quả đánh giá về Ban Chỉ đạo tỉnh sau mỗi lần kết thúc kiểm tra, đánh giá.
- Phối hợp lực lượng công an, quân sự, y tế và các đơn vị liên quan triển khai khoanh vùng, truy vết, cách ly, dập tắt ổ dịch; tiến hành khảo sát địa điểm, cơ sở vật chất để tổ chức cách ly tập trung đối với các CSSXKD có đông lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Vũng Áng.
- Đôn đốc, giám sát doanh nghiệp chuẩn bị các khu cách ly NLĐ và đảm bảo các điều kiện hậu cần phục vụ cho việc cách ly; thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 và cập nhật bản đồ an toàn COVID-19 tại địa chỉ antoancovid.vn
2. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND huyện, thành phố, thị xã có cụm công nghiệp tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp. Duy trì đánh giá định kỳ hàng tháng, tổng hợp kết quả đánh giá về Ban Chỉ đạo tỉnh sau mỗi lần kết thúc kiểm tra, đánh giá.
- Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đôn đốc các doanh nghiệp cập nhật bản đồ an toàn COVID-19 tại địa chỉ antoancovid.vn.
- Triển khai các giải pháp bảo đảm hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa không bị gián đoạn trong các tình huống dịch bệnh. Có phương án đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm tại các doanh nghiệp bị phong tỏa do có ca bệnh.
3. Sở Y tế
- Căn cứ kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại các doanh nghiệp thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tham mưu UBND tỉnh tạm dừng hoạt động đối với doanh nghiệp không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
- Phối hợp các ngành chức năng, các địa phương khẩn trương khoanh vùng, truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2, đưa các F0 đi cách ly điều trị theo quy định khi có trường hợp F0 trong doanh nghiệp.
- Trong trường hợp dịch bệnh lây lan diện rộng, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan thiết lập, vận hành các khu cách ly tại chỗ cho NLĐ tại các doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng chống dịch.
- Xây dựng bảng điểm kiểm tra và hướng dẫn các đoàn kiểm tra, các doanh nghiệp sử dụng bảng điểm đánh giá nguy cơ lây nhiễm sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế hỗ trợ các doanh nghiệp tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch của tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tự triển khai xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho người lao động.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành, địa phương đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại các doanh nghiêp thuộc khu công nghiệp, khu khu kinh tế. Triển khai thực hiện Hướng dẫn các phương án khi có ca F0 tại doanh nghiệp theo chức năng nhiệm vụ.
4. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo lực lượng công an các cấp phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai truy vết F1, F2; phối hợp chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn dân cư; quản lý thường trú, tạm trú của NLĐ; đảm bảo an ninh trật tự tại các khu cách ly tập trung/khu vực phong tỏa, các doanh nghiệp
- Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh quản lý người nước ngoài, việc thực hiện các quy định về cách ly y tế, phòng, chống dịch của người nước ngoài tại các doanh nghiệp;
- Phối hợp với lực lượng chức năng xác minh, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới công tác phòng, chống dịch tại các CSSXKD, KCN.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Phối hợp Sở Y tế, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan tiến hành khảo sát địa điểm, cơ sở vật chất, bố trí cán bộ/chiến sỹ thự2c hiện nhiệm vụ (khi có yêu cầu) tại các khu cách ly tập trung và khu cách ly dã chiến để cách ly người lao động đúng theo quy định phòng, chống dịch.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Triển khai ứng dụng giải pháp phần mềm hỗ trợ quản lý, đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong doanh nghiệp và phần mềm quản lý công nhân, truy vết khi có xuất hiện ca F0 trong doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch cho NLĐ tại các doanh nghiệp; ứng dụng các công cụ phục vụ khai báo y tế điện tử giúp cho việc truy vết, khoang vùng phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả
8. Sở Giao thông Vận tải: Kiểm tra việc thực hiện các phương án vận chuyển đưa, đón người lao động, lưu thông hàng hóa đối với doanh nghiệp bị phong tỏa do có ca bệnh.
9. UBND các huyện, thành phố, thị xã.
- Xây dựng, bổ sung cập nhật các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của Hướng dẫn này.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá công atcs phòng, chống dịch và nguy cơ lây nhiễm tại các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, đặc biệt là những cơ sở có quy mô lớn, nguy cơ lây lan cao; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định phòng, chống dịch.
- Chủ động phương án cách ly y tế tập trung trên địa bàn để sẵn sàng sử dụng khi doanh nghiệp có ca F0. Phối hợp với các sở, ngành trong việc thực hiện cách ly y tế doanh nghiệp, khu nhà trọ/KTX của người lao động.
- Tổng hợp, báo cáo công tác phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.
10. Chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý
- Yêu cầu các doanh nghiệp rà soát, bổ sung kế hoạch/phương án phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với thực tế để triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động (NLĐ); ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và cung cấp thông tin người lao động, thông báo cho các địa phương nơi cư trú của công nhân để quản lý, truy vết, cách ly theo quy định.
- Đôn đốc, giám sát việc quản lý người lao động, chuẩn bị các khu cách ly NLĐ và đảm bảo các điều kiện hậu cần phục vụ cho việc cách ly; thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 và cập nhật bản đồ an toàn COVID-19 tại địa chỉ antoancovid.vn;
- Yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với địa phương/đơn vị quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp do mình quản lý phải ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và kiểm tra việc thực hiện; báo cáo danh sách các đơn vị cung cấp dịch vụ cho địa phương khi có yêu cầu.
- Phối hợp lực lượng công an, quân sự, y tế và các đơn vị liên quan triển khai khoanh vùng, truy vết, cách ly, dập tắt ổ dịch. Chủ động phối hợp với địa phương trong việc thực hiện các biện pháp ứng phó với tình hình, diễn biến dịch tại địa phương, cơ sở.
11. Các doanh nghiệp
- Rà soát, xây dựng bổ sung và triển khai các phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại doanh nghiệp, kế hoạch xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho NLĐ.
- Có phương án bố trí, sắp xếp, quản lý công nhân/người lao động làm việc hợp lý, chặt chẽ để đảm bảo an toàn sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất khi có ca F0 trong doanh nghiệp.
- Thành lập, kiện toàn Tổ an toàn COVID trong các doanh nghiệp; đảm bảo 1 phân xưởng/tổ/bộ phận sản xuất phải có 1 Tổ an toàn COVID thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Yêu cầu NLĐ nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện các bệnh pháp 5K, ghi lại lịch trình đi lại/tiếp xúc hàng ngày của bản thân để phục vụ truy vết khi cần, chủ động khai báo y tế trung thực/đầy đủ các trường hợp tiếp xúc gần và tiếp xúc liên quan để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch
- Đảm bảo thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 hoặc xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp, tối thiểu 07 ngày/lần cho toàn bộ người cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như: ăn uống, khách sạn/ký túc xá cho chuyên gia/người lao động, vận chuyển vật tư, hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì máy móc...và tối thiểu 20% người lao động có nguy cơ cao (lưu ý các đối tượng: tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, người vận chuyển, giao nhận hàng, bảo vệ, tổ an toàn COVID...).
- Đảm bảo phương tiện phòng chống dịch thiết yếu (khẩu trang, dung dịch khử khuẩn tay, hóa chất khử khuẩn môi trường) và test xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Trên đây là Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
Nơi nhận: - Bộ Y tế; - UBND tỉnh; - Đ/c Võ Trọng Hải - Trưởng ban (để b/c) chỉ đạo PCD COVID-19 tỉnh; - Đ/c Lê Ngọc Châu - Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo PCD tỉnh; - Các thành viên BCĐ PCD tỉnh; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Các đơn vị trong ngành Y tế; - Các phòng CM Sở; - Cổng TTĐT Sở Y tế; - Lưu: VT, NVY. | KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN Q. GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ Nguyễn Tuấn |
Tệp đính kèm
Đánh giá:
- 2442(16.07.2021_15h30p03)_signed_041422.pdf
lượt đánh giá: , trung bình:
Bình luận
Họ và tên Email Mã xác thực Mã xác thực không đúng. Gửi bình luận Tải thêm Tin đã đăng- V/v tuyên truyền hướng dẫn nội dung kiểm tra phòng, chống dịch COVID-19
- Khảo sát thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên khó khăn
- Hướng tới kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2021)
- Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Công nhân tại CĐ Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh
- Công đoàn ngành Xây dựng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Công đoàn cơ sở