Hướng Dẫn Các Thao Tác Làm Việc Trên Jira

Xem giá

  • Tích hợp và di chuyển phức tạp
Người dùng phải tích hợp hoặc di chuyển từ các hệ thống quản lý vòng đời ứng dụng (ALM) khác sẽ gặp khó khăn với Jira. Ví dụ, di chuyển một dự án từ Microsoft Team Foundation Server vào Jira liên quan đến việc di chuyển thủ công từng hiện vật sang Jira, việc này sẽ tốn thời gian và cần hỗ trợ từ chuyên gia.
  • Tải lên kích thước tệp giới hạn
Giới hạn kích thước tệp mặc định là 10MB. Kích thước tệp đính kèm tối đa cho mỗi tệp có thể được đặt cao hơn, những điều này yêu cầu đặc quyền của Quản trị viên cũng như xem xét dung lượng lưu trữ tối đa có sẵn cho gói của người dùng.
  • Quy trình làm việc phức tạp đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ lưỡng
  • Ngôn ngữ tiếng Anh với nhiều thuật ngữ khó sử dụng. Đội nhóm của bạn cần có một vốn tiếng Anh nhất định khi sử dụng.
  • Phù hợp với các dự án lớn: Tốn thời gian và công sức để setup nên chỉ phát huy tối ưu hiệu quả với dự án lớn, không phù hợp với dự án vừa và nhỏ (dưới 3 tháng).
3. Hướng dẫn chi tiết
3.1. Đăng ký / Đăng nhập:
  • B1: Truy cập trang Đăng ký / Đăng nhập của Jira:

  • B2: Chọn đăng nhập với ( Google, Microsoft, Apple,…) tài khoản bạn muốn dùng để quản lý dự án >> Chọn Create your Account

  • B3: Nếu có xuất hiệu các câu hỏi định danh doanh nghiệp bạn, bạn chọn tùy chỉnh phù hợp với mục đích sử dụng Jira của mình rồi chọn Finish. (Hoặc truy cập: tại đây để điền hoàn tất thông tin)

3.2. Tạo một dự án mới: Sau khi hoàn tất các công việc phía trên bạn sẽ được dẫn tới trang tạo dự Dự án mới: B1: Nhập tên >> chọn template >> Create project B2: Chọn kết nối tới nền tảng của công ty bạn đang dung hoặc chọn Skip B3: Nhập email các thành viên trong team để cùng tham gia dự án Chọn Continue: bạn sẽ tạo thành công 1 không gian để quản lý dự án: 3.3. Tạo tác vụ và giao nhiệm vụ cho các thành viên
  • Tạo tác vụ:
Bạn có thể tạo tác vụ đơn giản bằng cách chọn Roadmap >> nhập nhiệm vụ cần phân công, hoặc vào Board >> Create issue: Bạn có thể giám sát quá trình phát triển qua Board, với các giai đoan được phân chia rõ ràng: Hoặc giám sát, quản lý thông qua Checklist:
  • Giao việc cho các thành viên:
Tại Roadmap sau khi tạo xong Epic >> Click vào công việc cụ thể >> chọn Assignee >> Chọn người muốn giao việc 4.4. Các thuật ngữ cần lưu ý: Nhìn chung sau khi tạo xong project, phần giao diện của Jira sẽ rất tường mình để bạn tương tác, nếu không tiện sử dụn tiếng anh bạn có thể chuyển sang giao diện tiếng Việt nhờ công cụ dịch của Google:
  • B1: Chọn một nơi trống trên trang Jira >> Click chuột phải
  • B2: Chọn Translate to tiếng Việt
Để dễ dàng hơn trong việc sử dụng Jira, BAC sẽ gửi đến bạn một số thuật ngữ thường sử dụng bạn cần phải nắm:
  • Backlog – đây chính là danh sách các công việc cần làm. Thông thường, backlog trong Jira sẽ chức danh sách các story, issue và user story cho một sản phẩm hoặc sprint.
  • Board – bảng biểu: Công cụ mà các nhóm sử dụng để hình dung các đơn vị công việc đang được thực hiện trong quy trình làm việc cụ thể. Nó có thể được điều chỉnh cho các phong cách phát triển phần mềm theo Agile khác nhau (ví dụ: bảng Scrum hiển thị các mục công việc chuyển từ product backlog sang sprint backlog trong khi bảng Kanban thường có quy trình làm việc ba bước: To do, In Progress và Done).
  • Burndown chart – Biểu đồ Burndown: cho thấy khối lượng công việc thực tế và ước tính phải thực hiện trong một sprint.
  • Control chart – Biểu đồ kiểm soát: Biểu đồ kiểm soát có thể hiển thị thời gian chu kỳ hoặc thời gian dẫn đầu cho sản phẩm, phiên bản hoặc sprint của bạn.
  • Cycle time: Thời gian chu kỳ: Thời gian chu kỳ là thời gian dành cho việc giải quyết một issue (vấn đề) – thường là thời gian tính từ khi bắt đầu giải quyết một vấn đề đến khi hoàn thành công việc, nhưng cũng bao gồm bất kỳ thời gian nào khác dành cho việc giải quyết vấn đề. Ví dụ: nếu một vấn đề được mở lại, khắc phục và hoàn thành một lần nữa, thì thời gian cho công việc bổ sung này được thêm vào thời gian chu kỳ.
  • Daily stand-up – họp hàng ngày – Daily là một cuộc họp nhỏ kéo dài 15 phút mỗi ngày để các nhóm đồng bộ các công việc đang được thực hiện.
  • Epic: Epic ghi lại một khối lượng lớn công việc cần được chia nhỏ thành một số story nhỏ hơn. Có thể mất vài sprint để hoàn thành một epic. Hệ thống phân cấp cho các đơn vị công việc trong phần mềm Jira như sau: Project > Epics/Components > Stories > Tasks > Subtasks.

  • Filter – Bộ lọc: Bộ lọc xác định những gì hiển thị trên mỗi bảng của bạn. Sử dụng trình tạo truy vấn đơn giản (JQL – Jira Query Language) của Jira, bạn có thể tùy chỉnh chính xác vấn đề (issue) nào được hiển thị trên bảng của bạn.
  • Issue: Một issue chỉ đơn giản là một đơn vị công việc trong Jira sẽ được theo dõi thông qua một quy trình làm việc, từ khi được tạo đến khi hoàn thành. Nó có thể bao gồm đại diện cho một đơn vị công việc, như một nhiệm vụ đơn giản hoặc một bug, đến một hạng mục công việc lớn hơn (parent work) cần được theo dõi, như một story hoặc một epic.

  • Kanban: Kanban là một hệ thống để hình dung luồng công việc và giới hạn công việc đang thực hiện. Kanban không được định hướng theo hướng sprint, giống như phương pháp luận phát triển Scrum, vì nó theo hướng tiếp diễn liên tục.
  • Scrum: Scrum là một phương pháp luận phát triển Agile trong đó sản phẩm được xây dựng trong một chuỗi các lần lặp có độ dài cố định được gọi là sprint. Nó cung cấp cho các nhóm một khuôn khổ để vận chuyển phần mềm theo nhịp đều đặn.
  • Scrum of Scrums: Scrum of Scrums là một phương tiện mở rộng Scrum tới các dự án lớn, nhiều nhóm. Một kỹ thuật để mở rộng quy mô Scrum, các dự án đa đội – theo truyền thống gọi là program management.
  • Sprint: là một khoảng thời gian ngắn (lý tưởng là từ hai đến bốn tuần) trong đó nhóm phát triển triển khai và cung cấp một phần của sản phẩm hoặc một chức năng có thể sử dụng được.
  • Sprint planning: Một cuộc họp lập kế hoạch nhóm xác định những gì cần hoàn thành trong sprint sắp tới.
  • Sprint retrospective: Cuộc họp nhằm xem xét lại những gì đã làm, đánh giá tốt hoặc không tốt cùng với các kế hoạch hành động để làm cho sprint tiếp theo tốt hơn.
  • Story: Story hoặc User story là một yêu cầu hệ thống phần mềm được thể hiện bằng một vài câu ngắn, lý tưởng là sử dụng ngôn ngữ phi kỹ thuật.
  • Story point: Story point là một ước tính về mức độ phức tạp tương đối của một story.
  • Swimlane: Phân loại các công việc để xem xét công việc nào nên tiến hành trước.
  • Subtask: Một nhiệm vụ phụ có thể là “tập con” của bất kỳ loại vấn đề nào, tùy thuộc vào Issue Type Scheme (Sơ đồ loại issue) của dự án.
  • Task: Một task (tác vụ) là một loại issue có sẵn trong Jira.
  • Velocity: Velocity là thước đo mức độ công việc mà nhóm có thể xử lý trong một khoảng thời gian cụ thể, tức là nhóm có thể hoàn thành bao nhiêu product backlog của sản phẩm trong một lần sprint. Velocity có thể được tính toán dựa trên story point, giá trị kinh doanh, giờ, số lượng issue hoặc bất kỳ trường số (numeric field) nào bạn chọn.
  • Workflow – quy trình làm việc là logic thúc đẩy chuyển động của một story / subtask dọc theo hành trình phát triển của chúng trên bảng scrum hoặc kanban.

Nhằm giúp các bạn có thể dễ dàng thực hiện được các thao tác làm việc trên Jira, BAC mời các bạn xem hướng dẫn chi tiết qua video sau:

Hy vọng rằng bài viết này của BAC có thể cung cấp cho bạn về những thông tin bổ ích về Jira Software. Đón xem những nội dung mới được cập nhật trên BAC's Blog.

Từ khóa » Cách Sử Dụng Jira