Hướng Dẫn Các Xác định Mác Bê Tông Và Thiết Kế Quy đổi Chính Xác ...

Có nhiều bạn có chat và hỏi chúng tôi về mác bê tông, bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp và phân loại trong xây dựng.

Khi nói đến mác bê tông là nói đến khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Theo tiêu chuẩn xây dựng cũ của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kG/cm²).

Định nghĩa mác bên tông theo Wiki

Mục lục

Toggle
  • Định nghĩa mác bên tông theo Wiki
  • Mác bê tông là gì? Hướng dẫn quy đổi
    • Cường độ chịu nén của bê tông
    • Cấp độ bền của bê tông
    • Bảng hướng dẫn quy đổi và độ bền
    • Bảng tra mác bê tông
      • Bê tông mác thấp
      • Bê tông mác trung bình
      • Bê tông mác cao
  • Những loại mác bê tông phù hợp với công trình
  • Cách xác định mác bê tông
  • Quy định về lấy mẫu bê tông
  • Bê tông và phân loại bê tông
    • Phân loại bê tông – mác bê tông là gì
  • Hướng dẫn Thiết kế mác bê tông
    • Thiết kế cấp phối bê tông thương phẩm
      • Về nguyên liệu :
      • Xi măng
    • Theo kinh nghiệm nên chon mác xi măng theo mác bê tông như sau là thích hợp
      • Cát
      • Đá , sỏi
      • Nước
    • Phương pháp trộn bê tông.
    • Thiết kế bê tông trộn tay
  • Lưu ý khi thiết kế cấp phối bê tông
  • Bê tông mác 250
    • Cấp phối bê tông mác 250 là gì?
    • Định mức bê tông mác 250
    • Tỉ lệ trộn bê tông mác 250
    • Thiết kế cấp phối bê tông mác 250
  • Bê tông mác 200
    • Bê tông mác 200 là gì?

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm². Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm²[cần dẫn nguồn] (được lấy để tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất).

Ngày nay người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao từ 1000–2000 kg/cm².

Ở các quốc gia khác nhau quy định kích thước mẫu có thể khác nhau. Theo tiêu chuẩn Mỹ, mẫu bê tông hình trụ tròn đường kính 150 mm, chiều cao 300 mm (thí nghiệm nén dọc trục). Để các tiêu chuẩn được tương đương cần có hệ số quy đổi.

Mác bê tông là gì? Cách quy đổi như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay khi muốn tìm hiểu để tiến hành xây dựng công trình đảm bảo chất lượng nhất. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ mác bê tông trong nội dung bài viết sau của kientrucsuvietnam.vn.

>> Tham khảo thêm: bê tông cốt thép

Mác bê tông là gì? Hướng dẫn quy đổi

Định nghĩa và bảng quy đổi mác bê tông cụ thể như sau:

Mác bê tông chính là cường độ chịu nén của mẫu bê tông có hình lập phương. Khối bê tông này có kích thước 150mm × 150mm × 150mm được tính bằng đơn vị Mpa hoặc daN. Mẫu bê tông này được dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 trong thời gian 28 ngày. Được chia thành các loại như sau: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500…

Mác bê tông chính là cường độ chịu nén của mẫu bê tông có hình lập phương

Cường độ chịu nén của bê tông

Cường độ chịu nén của bê tông hay ứng suất nén có thể phá hủy của bê tông được tính bằng đơn vị H/mm2, kg/cm2. Hiện nay thường sử dụng cường độ chịu nén của bê tông thay vì cường độ chịu kéo. Vì vậy trong xây dựng thường dùng khả năng kéo của thép bù lại cường độ chịu kéo của bê tông. Cách làm chính là đặt thép vào trong vùng bê tông để tăng khả năng chịu lực. Đây gọi là bê tông cốt thép.

Cấp độ bền của bê tông

Tiêu chuẩn về cấp độ bền của bê tông tại Việt Nam chính là B.B được xác định từ kết quả nén hình trụ. Hiện nay thay vì lấy tiêu chuẩn là hình lập phương thì người ta đã đổi sang mẫu hình trụ để mang đi nén. Sau đó thu được kết quả chính là cường độ chịu nén.

Tiêu chuẩn về cấp độ bền của bê tông tại Việt Nam chính là B.B

Bảng hướng dẫn quy đổi và độ bền

Trong bảng sau đây chính là số quy đổi của cấp độ bền, cường độ chịu nén và mác bê tông.

Cấp độ bền (B)Cường độ chịu nénMác bê tông (M)
B3.54.5050
B56.4275
B7.59.63100
B1012.84
B12.516.05150
B1519.27200
B2025.69250
B22.528.90300
B2532.11300
B27.535.32350
B3038.53400
B3544.95450
B4051.37500
B4557.80600
B5064.22
B5570.64700
B6077.06800
B6583.48
B7089.90900
B7596.33
B80102.751000

Bảng quy đổi, độ bền và cường độ chịu nén

Bảng tra mác bê tông

Mác bê tông hiện nay được chia thành 3 loại cụ thể là: bê tông mác thấp, bê tông mác trung bình và bê tông mác cao. Bạn có thể tham khảo bảng tra cụ thể như sau:

Bê tông mác thấp

Bảng tra bê tông mác thấp với tỷ lệ trộn và cường độ chịu nén.

Mác bê tôngTỷ lệ trộnCường độ chịu nén (KG/cm2)
M501 : 5 : 1050
M751 : 4 : 875
M1001 : 3 : 6100
M1501 : 2 : 4150
M2001 : 1.5 : 3200

Bảng tra bê tông mác thấp

Bê tông mác trung bình

Sau đây là bảng tra bê tông mác trung bình với tỷ lệ trộn và cường độ chịu nén tương ứng.

Mác bê tôngTỷ lệ trộnCường độ chịu nén (KG/cm2)
M2501 : 1 : 2250
M300Thiết kế cấp phối300
M350Thiết kế cấp phối350
M400Thiết kế cấp phối400
M450Thiết kế cấp phối450

Bảng tra bê tông mác trung bình

Bê tông mác cao

Bảng tra bê tông mác cao với tỷ lệ trộn và cường độ chịu nén cụ thể như sau:

Mác bê tôngTỷ lệ trộnCường độ chịu nén (KG/cm2)
M500Thiết kế cấp phối500
M550Thiết kế cấp phối550
M600Thiết kế cấp phối600
M650Thiết kế cấp phối650
M700Thiết kế cấp phối700

Bảng tra bê tông mác cao

Những loại mác bê tông phù hợp với công trình

Đối với những công trình nhỏ bạn chỉ cần chọn những loại bê tông mác thấp như M15, M20, M25 bởi không yêu cầu cao về độ chịu lực. Các loại bê tông mác thấp này thông thường sẽ được thi công cấp phối có sẵn. Với các công trình nhỏ bạn không cần thiết phải chọn bê tông mác cao bởi sẽ gây ra lãng phí không cần thiết.

Đối với những công trình có kết cầu cần độ chịu lực lớn, bạn hãy chọn những mác bê tông từ M300 trở lên. Bởi những loại này với có thể đảm bảo độ an toàn và vững chắc của công trình được xây dựng lên. Các loại bê tông mác thấp sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn này. Bê tông mác cao thường được trộn tại nhà máy hoặc phòng thí nghiệm.

Chúng tôi đã cung cấp thông tin cho bạn về mác bê tông là gì? trong nội dung bài viết trên. Đây là một chỉ số quan trọng để người kỹ sư có thể lựa chọn bê tông phù hợp với mỗi công trình để đảm bảo độ an toàn và tránh gây lãng phí. Nếu bạn đang cần tham khảo về mác bê tông cùng với việc thiết kế và thi công công trình thì hãy đến với kientrucsuvietnam.vn. Đây là đơn vị đã có nhiều năm trong việc thiết kế, thi công với độ ngũ kỹ sư, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết sẽ đem sự hài lòng nhất đến cho bạn.

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông.

Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm². Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm² (được lấy để tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất).

Ngày nay người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao từ 1000–2000 kg/cm².

Ở các quốc gia khác nhau quy định kích thước mẫu có thể khác nhau. Theo tiêu chuẩn Mỹ, mẫu bê tông hình trụ tròn đường kính 150 mm, chiều cao 300 mm (thí nghiệm nén dọc trục). Để các tiêu chuẩn được tương đương cần có hệ số quy đổi.

Cách xác định mác bê tông

Để xác định thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ). Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó. Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả ba mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông (tuổi 28 ngày).

Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85 % mác thiết kế.

Quy định về lấy mẫu bê tông

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành, TCVN 4453:1995 thì việc lấy mẫu được quy định như sau:

Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn; Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu; Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu; Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ); Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng; Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ). Đối với bê tông khối lớn: Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 300 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.

Là việc thí nghiệm nhằm tìm ra một cấp phối bê tông, (tức là tỷ lệ thành phần vật liệu tạo vữa bê tông trong một m³ vữa bê tông), thích hợp cho vữa bê tông của từng công trình để tạo được bê tông thực tế có mác tương đương với mác thiết kế, trước khi tiến hành xây dựng công trình.

Các bạn đọc thêm một số bài viết liên quan tới bê tông trong xây dựng:

-> Kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

-> Đổ bê tông sàn mác bao nhiêu

-> Một số lưu ý khi đổ bê tông mái nhà ở

-> Ưu nhược điểm và chi phí bê tông tươi với trộn thủ công

-> Các Loại móng nhà trong xây dựng (dân dụng) – Móng cọc bê tông

Bê tông và phân loại bê tông

Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo nhận được bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc một hỗn hợp hợp bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu (cát, sỏi hay đá dăm) và phụ gia. Thành phần hỗn hợp bê tông phải đảm bảo sao cho sau một thời gian rắn chắc phải đạt được những tính chất cho trước như cường độ, độ chống thấm…

Chất kết dính có thể là xi măng các loại, thạch cao, vôi và cũng có thể là chất kết dính hữu cơ (polime).

Trong bê tông, xi măng cốt liệu thường chiếm 80 – 85%, còn xi măng chiếm 10 – 20% khối lượng.

Bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong xây dựng vì chúng có những ưu điểm sau: Cường độ chịu lực cao, có thể chế tạo được những loại bê tông có cường độ, hình dạng và tính chất khác nhau. Giá thành rẻ, khá bền vững và ổn định đối với mưa nắng, nhiệt độ, độ ẩm.Tuy vậy chúng còn tồn tại những nhược điểm: Khối lượng riêng ,Nặng (ρv=2200-2400kg/m3), cách âm, cách nhiệt kém (λ=1,05- 1,5kCal/m.0C.h), khả năng chống ăn mòn yếu.

Hỗn hợp nguyên liệu mới nhào trộn gọi là hỗn hợp bê tông hay bê tông tươi, bê tong thương phẩm.

Hỗn hợp bê tông sau khi cứng rắn, chuyển sang trạng thái đá được gọi là bê tông

Trong bê tông, cốt liệu đóng vai trò là bộ khung chịu lực. Hồ chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu, chúng là chất bôi trơn, đồng thời lấp đầy khoảng trống và liên kết giữa các hạt cốt liệu. Sau khi cứng rắn, hồ chất kết dính gắn kết các hạt cốt liệu thành một khối tương đối đồng nhất và được gọi là bê tông. Bê tông có cốt thép gọi là bê tông cốt thép.

Bê tông là loại vật liệu giòn, cường độ chịu nén lớn, cường độ chịu kéo thấp (chỉ bằng 10 1 15 1 − cường độ chịu nén). Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường đặt cốt thép vào để tăng cường khả năng chịu kéo của bê tông trong các kết cấu chịu uốn, chịu kéo. Loại bê tông này gọi là bê tông cốt thép. Vì bê tông và cốt thép có lực bám dính tốt, có hệ số dãn nở nhiệt xấp xỉ nhau, nên chúng có thể làm việc đồng thời. Nếu cốt thép được bảo vệ chống gỉ tốt thì sẽ cùng với bê tông tạo nên loại vật liệu có tuổi thọ cao. Cốt thép đặt trong bê tông có thể ở trạng thái thường, hoặc ở trạng thái ứng suất trước (dự ứng lực).

Phân loại bê tông – mác bê tông là gì

Theo dạng chất kết dính phân ra:

Bê tông xi măng, bê tông silicat (chất kết dính là vôi), bê tông thạch cao, bê tông chất kết dính hỗn hợp, bêtông polime, bê tông dùng chất kết dính đặc biệt.

Do khối lượng thể tích của bê tông biến đổi trong phạm vi rộng nên độ rỗng của chúng cũng thay đổi đáng kể, như bê tông tổ ong dùng để cách nhiệt có r = 70 – 85%, bê tông thủy công r = 8 – 10%.

Theo công dụng phân ra:

Bê tông thường dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép (móng, cột, dầm, sàn).

Bê tông thủy công, dùng để xây đập, âu thuyền, phủ lớp mái kênh, các công trình dẫn nước…

Bê tông dùng cho mặt đường, sân bay, lát vỉa hè.

Bê tông dùng cho kết cấu bao che (thường là bê tông nhẹ).

Bê tông có công dụng đặc biệt như bê tông chịu nhiệt, chịu axit, bê tông chống phóng xạ.

Trong phạm vi chương trình ta chỉ chủ yếu nghiên cứu về bê tông nặng dùng chất kết dính xi măng.

Theo dạng cốt liệu phân ra:

Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt (chống phóng xạ, chịu nhiệt, chịu axit).

Theo khối lượng thể tích phân ra:

Bê tông đặc biệt nặng (ρv > 2500kg/m3), chế tạo từ cốt liệu đặc biệt, dùng cho những kết cấu đặc biệt.

Bê tông nặng (ρv = 2200 – 2500 kg/m3), chế tạo từ cát, đá, sỏi thông thường dùng cho kết cấu chịu lực.

Bê tông tương đối nặng (ρv = 1800 – 2200 kg/m3), dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực.

Bê tông nhẹ (ρv = 500 – 1800 kg/m3), trong đó gồm có bê tông nhẹ cốt liệu rỗng (nhân tạo hay thiên nhiên), bê tông tổ ong (bê tông khí và bê tông bọt), chế tạo từ hỗn hợp chất kết dính, nước, cấu tử silic nghiền mịn và chất tạo rỗng, và bê tông hốc lớn (không có cốt liệu nhỏ).

Bê tông đặc biệt nhẹ cũng là loại bê tông tổ ong và bê tông cốt liệu rỗng nhưng có ρv < 500 kg/m3.

VLXD.org (TH)

Hướng dẫn Thiết kế mác bê tông

Là việc thí nghiệm nhằm tìm ra một cấp phối bê tông, (tức là tỷ lệ thành phần vật liệu tạo vữa bê tông trong một m³ vữa bê tông), thích hợp cho vữa bê tông của từng công trình để tạo được bê tông thực tế có mác tương đương với mác thiết kế, trước khi tiến hành xây dựng công trình.

Trong các công trình xây dựng, bê tông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các bộ phân kết cấu .Từ các nguyên liệu rời rạc như xi măng, cát , đá, nước , phụ gia ( nếu có) khi pha trộn với một tỷ lệ đã được thiết kế sẵn sau khi đóng rắn và chuyển sang trạng thái đá được gọi là bê tông. Bê tông là một loại vật liệu ròn có cường độ chịu nén lớn, cường độ chịu kéo thấp nên người ta thường đặt cốt thép vào để tăng cường khả năng chịu kéo của bê tông trong các cấu kiện chịu uốn, chịu kéo lúc này được gọi là bê tông cốt thép.

Thiết kế bê tông ( thiết kế cấp phối bê tông) là tính toán tìm ra tỉ lệ hợp lý giữa các nguyên vật liệu nước, cát, đá, xi măng, sỏi trong 1m3 bê tông sao cho đạt chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế. Cấp phối bê tông được biểu thị bằng khối lượng các loại cho 1m3 bê tông hoặc tỉ lệ khối lượng các loại so với khối lượng xi măng

Thiết kế cấp phối bê tông thương phẩm

Khi trộn xi măng để làm nên những khối bê tông thương phẩm chắc chắn, đạt yêu cầu kỹ thuật, điều quan trọng chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau :

Về nguyên liệu :

Xi măng

Để chế tạo bê tông ta có thể dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác thỏa mãn các yêu cầu quy phạm. Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác xi măng là đặc biệt quan trọng vì nó vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế, vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế. Nếu dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao thì lượng xi măng sử dụng cho 1m3 bê tông sẽ nhiều nên không đảm bảo kinh tế. Nếu dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp thì lượng xi măng tính toán ra để sử dụng cho 1m3 bê tông sẽ rất ít không đủ để liên kết toàn bộ các hạt cốt liệu với nhau, mặt khác hiện tượng phân tầng của hỗn hợp bê tông dễ xảy ra, gây nhiều tác hại xấu cho bê tông. Vì vậy cần phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao và ngược lại cũng không dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp.

Theo kinh nghiệm nên chon mác xi măng theo mác bê tông như sau là thích hợp

Mác bê tông100150200250300350400500/600
Mác xi măng200300300-400400400-500400-500500-600600600

Cát

Nên dùng loại cát có cỡ hạt to và vừa (có mô đun độ lớn từ 2 đến 3,3) sẽ cho bê tông bền chắc hơn loại cát có cỡ hạt nhỏ

Đá , sỏi

Đá, sỏi là cốt liệu lớn có cỡ hạt từ 5 – 70mm, chúng tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông. Sỏi có đặc điểm là do hạt tròn nhẵn, độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ, nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ nên cường độ của bê tông thấp hơn bê tông dùng đá dăm.

Nước

Là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ của bê tông tăng lên. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi công được dễ dàng. Nước để chế tạo bê tông phải đảm bảo chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến thời gian đông kết và rắn chắc của xi măng và không gây ăn mòn cho cốt thép. Nước dùng được là loại nước dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước giếng. Các loại nước không được dùng là nước đầm, ao, hồ, nước cống rãnh, nước chứa dầu mỡ, đường, nước có độ pH < 4, nước có chứa sunfat lớn hơn 0,27% (tính theo hàm lượng ion ), lượng hợp chất hữu cơ vượt quá 15mg/l, độ pH nhỏ hơn 4 và lớn hơn 12,5. -24SO

Phương pháp trộn bê tông.

Hiện nay, có nhiều cách để trộn bê tông sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, có thể sử dụng cách trộn thủ công hoặc cách trộn bằng máy trộn chuyên dụng. Hiện nay, hầu hết mọi công trình thường sử dụng máy trộn bê tông để tiết kiệm thời gian mà vần đảm bảo chất lượng tốt, tiết kiệm được xi măng và sức lao động. Thông thường sau khi đổ toàn bộ vật liệu vào cối trộn, thùng trộn quay 20 vòng là được. Công việc trộn bê tông không quá khó khăn, tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý tới nhiều vấn đề để đảm bảo cho bê tông đảm bảo chất lượng như mong muốn. Đối với bê tông cốt thép xây nhà ở thì mác bê tông phụ thuộc vào hồ sơ thiết kế quy định. Tuy nhiên, đổ toàn khối thì mác thông thường từ 200-250 và nên dùng một loại mác bê tông cho một công trình. Từ làm móng, đổ cột, đà, sàn… chỉ một mác bê tông vì nếu dùng nhiều mác khác nhau sẽ phải xử lý các liên kết tại vị trí thay đổi mác rất phức tạp cho người thi công. Đối với phần móng, có những trường hợp trong vùng đất yếu bị ngập nước, trong nước bị nhiễm mặn, phèn… thì có thể tăng mác bê tông, kết hợp với các phụ gia để đảm bảo chịu được tính ăn mòn của bê tông trong nước.

Thiết kế bê tông trộn tay

Ngay cái tên gọi cũng đã chỉ ra cách trộn bê tông là chủ yếu bằng tay, bằng sức người là chủ yếu. Trong loại bê tông này cũng phân ra 2 loại đó là ” Thủ Công và Bán Thủ Công” Loại bán thủ công, là loại có thêm máy trộn mini để giúp cho quá trình trộn bê tông được dễ dàng và đều hơn. Bạn cũng có thể dùng máy trộn này để trộn vữa xây tô cho nhà bạn.

thiet ke be tong tron tay - Hướng dẫn các xác định mác bê tông và thiết kế quy đổi chính xác nhất

Bảng thiết kế cấp phối bê tông trộn tay

Loại thủ công, là khâu trộn bê tông cũng không có máy móc hỗ trợ mà chủ yếu là dùng sức người để trộn Xi măng, Cát, Đá, và Nước để tạo thành bê tông. Hiển nhiên là loại hình này sẽ không thể so sánh với bê tông tươi (bê tông thương phẩm) về mặt trộn đều và cấp phối của bê tông. Vì sức người có giới hạn, nên việc cân đo đếm thành phần trong bê tông cũng sẽ không chính xác cao.

Hiện nay công nhân xây dựng thường trộn bê tông bằng thùng nhựa có kích cỡ trung bình là 20 lít ( thường tận dụng thùng sơn nước cũ ), và để trộn ra được bê tông với các loại Mac thông dụng thì nên trộn theo tỷ lệ sau :

1 bao Xi măng + 4 thùng Cát + 6 thùng Đá ……. để có được BT Mac 200 ( 7 bao XM cho 1 m3 BT )

1 bao Xi măng + 3 thùng Cát + 5 thùng Đá ……. để có được BT Mac 250 ( 8 bao XM cho 1 m3 BT )

1 bao Xi măng + 2 thùng Cát + 4 thùng Đá ……. để có được BT Mac 300 ( 9 bao XM cho 1 m3 BT )

Nếu trộn đúng cấp phối và tuân thủ các tiêu chuẩn thì chất lượng bê tông tay vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết kế và sự bền vững của công trình. Bên cạnh đó, giá thành rẻ và thi công được ở những nơi nhỏ hẹp là một ưu thế của loại hình này, nên vẫn còn nhiều gia đình lựa chọn.

Lưu ý khi thiết kế cấp phối bê tông

Cấp phối bê tông cần lưu ý: 1. Phải kiểm tra hồ sơ năng lực trạm trộn bê tông để chấp thuận đơn vị cung cấp. Cần thiết phải đến trạm trộn bê tông để kiểm tra thực tế dây chuyền công nghệ, các hệ thống máy móc hỗ trợ như máy làm lạnh nước, tháp giải nhiệt…; năng lực, khoảng cách từ trạm bê tông đến công trình… 2. Kiểm tra thiết kế cấp phối của trạm trộn bê tông, trong đó có phẩm chất và nguồn gốc xuất xứ của các vật liệu đầu vào… có phù hợp với yêu cầu thiết kế. 3. Trong quá trình cấp đổ bê tông, tại hiện trường bạn cần kiểm tra độ sụt và lấy mẫu để nén và các thí nghiệm nén bê tông khác nếu có yêu cầu đặc biệt theo quy trình. Đối với các bê tông đặc biệt (ví dụ xi măng bền sun phát), nếu nghi ngờ bạn có thể kiểm tra độ xuất trạm trộn bê tông việc sử dụng xi măng của họ. Trong quá trình cấp bê tông, bạn hoàn toàn có quyền kiểm tra cấp phối trộn thực tế của trạm trộn bê tông, có thể lấy mẫu vật liệu khi nghi ngờ. Kiểm tra mác bê tông của TVGS phải dựa trên mẫu tại hiện trường, tốt nhất mẫu có cả các bên ký nhận (đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát), khi ép mẫu cũng có các bên này chứng kiến và ký kết quả thô. Ép 7 ngày để dỡ giàn giáo, 28 ngày để nghiệm thu chính thức. Hệ số hao hụt: Là hệ số tính đế bê tông bị mất đi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, thi công Nhằm đảm bảo bê tông cấp đến công trình đủ theo thiết kế. Hệ số này phụ thuộc công nghệ thi công, phương tiện vận chuyển và chủ yếu phụ thuộc độ kín khít và vững trắc của côp pha, độ thấm mất nước của nền, nhiệt độ khi thi công…

Bê tông mác 250

Mác bê tông 250 là cường độ chịu nén của mẫu bê tông trong điều kiện chuẩn 28 ngày. Nếu mẫu bê tông đó bị phá hủy với cường độ > 250kg/cm2 thì đó chính là mác bê tông 250. Còn nếu mẫu bê tông dễ dàng bị phá hủy bởi cường độ < 250kg/cm2 thì đó không phải là bê tông mác 250.

Mác bê tông 250 là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại nhiều công trình lớn nhỏ. Vậy cấp phối bê tông mác 250 là gì? Tỉ lệ trộn bê tông là bao nhiêu? Để đảm bảo độ chịu nén 250kg/cm2, quá trình cấp phối cần được tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng, đạt tỉ lệ chuẩn theo quy định của Bộ Xây Dựng.

Cấp phối bê tông mác 250 là gì?

cap phoi be tong mac 250 01 - Hướng dẫn các xác định mác bê tông và thiết kế quy đổi chính xác nhất

Thông số kỹ thuật bao gồm mác và cấp phối bê tông mác

Mác bê tông là thuật ngữ dùng để chỉ cường độ chịu nén của mẫu bê tông, với đơn vị đo là kg/cm2. Như vậy, mác bê tông 250 chính là cường độ chịu nén của mẫu bê tông trong điều kiện chuẩn (28 ngày). Điều này có nghĩa, nó chỉ bị phá hủy khi chịu tác động của cường độ trên 250kg/cm2.

Cấp phối bê tông mác 250 là thuật ngữ dùng để chỉ tỉ lệ pha trộn của các thành phần tạo nên. Quá trình này phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định và tiêu chuẩn TCVN 3105:1993; TCVN 356-2005;… Đòi hỏi kỹ thuật thực hiện chính xác mới có thể đạt độ bền, cường độ chịu nén 250kg/cm2.

Như vậy, cấp phối bê tông chịu tác động bởi các yếu tố:

  • Thông số kỹ thuật của mác bê tông, cụ thể ở đây là bê tông mác 250

  • Kích thước cốt liệu

  • Chất kết dính

  • Thành phần phụ gia (nếu có)

Định mức bê tông mác 250

Nếu mác bê tông quá cao sẽ làm lãng phí nhiên liệu, tăng chi chi phí nhưng nếu quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do đó, nhà thầu cần tuân thủ theo định mức chuẩn để đảm bảo sự chắc chắn, bền bỉ cho từng kết cấu.

Vậy định mức bê tông mác 250 cho 1m3 là bao nhiêu? Bạn có thể tham khảo bảng định mức tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng Việt Nam dưới đây:

Mác bê tông

Thành phần của mác bê tông

Xi măng (kg)

Cát vàng (m3)

Đá (m3)

Nước (lít)

150

288.02

0.50

0.91

185

200

350.55

0.48

0.90

185

250

415.12

0.46

0.88

185

Như vậy, định mức bê tông 250 chính là việc tính toán tỉ lệ các thành phần bao gồm xi măng, vôi cục, cát mịn, cát vàng có trong 1m3 bê tông. Trong đó, xi măng chính là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu nén, độ bền của mẫu bê tông.

Bởi vậy, nhà thầu cần chú ý lựa chọn loại xi măng chất lượng, tính toán thông số cẩn thận, chính xác. Nên chọn loại vữa xi măng có mác cao tại Hiệp Hà Group, bởi chúng có cường độ chịu nén tốt.

Tỉ lệ trộn bê tông mác 250

cap phoi be tong mac 250 002 - Hướng dẫn các xác định mác bê tông và thiết kế quy đổi chính xác nhất

Tỉ lệ thành phần của mác bê tông

Như đã giới thiệu ở trên, các thành phần và định mức cấp phát vữa xi măng ảnh hưởng trực tiếp đến khkar năng chịu nén và độ bền của bê tông.

Để trộn bê tông đạt tỉ lệ chuẩn theo quy định, ngoài việc lựa chọn vật liệu đầu vào như xi măng, cát, đá chất lượng còn phải đảm bảo khối lượng, thể tích chính xác. Dưới đây là tỉ lệ đổ bê tông được các nhà thầu chuyên nghiệp áp dụng:

1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá

Theo đó, 1m3 bê tông mác 250 sẽ có tỉ lệ trộn như sau:

341 kg xi măng + 0,447 m3 cát + 0,838 m3 đá 1×2 + 195 lít nước

Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng không hoàn toàn chính xác 100%. Nhưng các sai số khá thấp, nên bạn có thể áp dụng và vẫn đảm bảo được khả năng chịu nén, đồ bền đúng theo thông số kỹ thuật.

Ngoài ra, khi trộn bê tông, chúng ta cũng cần lưu ý đến vấn đề độ sụt. Đây là thuật ngữ dùng để chị về độ lưu động vữa của các loại bê tông tươi, thương phẩm. Nó cho thấy khả năng chảy của bê tông khi chịu tác động của ngoại lực, môi trường.

Việc đo lường độ sụt của bê tông 250 sẽ ảnh hưởng đến quá trình bơm, đổ và lấp đầy. Nếu độ sụt quá cao sẽ khiến bê tông bị nhuyễn, làm giảm cường độ và gặp khó khăn trong việc tạo khối. Ngược lại, độ sụt cao có nghĩa là bê tông quá cứng, rất khó để bơm và công trình cũng dễ bị thấm nước hơn.

Thiết kế cấp phối bê tông mác 250

Thiết kế cấp phối bê tông là việc tính toán và xác định tỷ lệ phù hợp cho các nguyên liệu cấu thành nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và lợi ích. Nói cách khác, nó chính là khối lượng của các loại nguyên liệu như đất, cát, xi măng… có trong 133 bê tông.

Để khối bê tông chắc chắn, đạt cường độ chịu nén chuẩn cần đảm bảo quá trình trộn xi măng đúng kỹ thuật. Mác xi măng quá thấp hay quá cao đều không được, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng liên kết, chất lượng của mẫu bê tông mà còn làm lãng phí thời gian, tiền bạc.

Theo kinh nghiệm của các nhà thầu đầu tư, tỷ lệ thiết kế cấp phối bê tông mác 250 và các mác xi măng khác như sau:

Mác bê tông

100

150

200

250

300

350

400

500

600

Mác xi măng

200

300

300-400

400

400-500

400-500

500-600

600

600

Cấp phối bê tông mác 250 thực chất là tỉ lệ pha trộn các thành phần cát, xi măng, nước… theo tiêu chuẩn đã quy định. Để đảm bảo cường độ chịu nén đúng chuẩn, ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu cần phải được thực hiện cẩn thận, mua tại đơn vị uy tín, chuyên nghiệp.

Bê tông mác 200

Bê tông mác 200 là một dạng hỗn hợp đặc biệt, được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Cụ thể loại bê tông này có tác dụng gì? Mác 200 có gì khác so với các mác khác? Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về loại vật liệu xây dựng này.

Bê tông mác 200 là gì?

Mác bê tông là nói khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Theo tiêu chuẩn xây dựng Cũ của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kG/cm²).

Khi chúng ta nói tới mác bê tông tươi mác 200 chính là chúng ta đang nói tới ứng xuất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều cách xác định mác bê tông đạt tiêu chuẩn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đưa ra cách xác định mác bê tông đơn giản nhất. Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ).

Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó. Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác bê tông (tuổi 28 ngày). Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

VLXD.org Be tong mac 200 - Hướng dẫn các xác định mác bê tông và thiết kế quy đổi chính xác nhất

Định mức cấp phối bê tông mác 200

• Định mức cấp phối cho 1m3 bêtông đá 0,5×1: Xi măng: 361, cát vàng: 0,464, đá: 0,5×1: 0,874, nước sạch: 195

• Định mức cấp phối cho 1m3 bê tông đá 1×2: Xi măng 342, cát vàng: 0,469, đá 1×2: 0,878, nước sạch: 185: Chúng thường được dùng trong việc đổ móng, cột, dầm, sàn

• Định mức cấp phối cho 1m3 bê tông đá 2×4: Xi măng 323, cát vàng: 0,471, đá 2×4: 0,882, nước sạch: 175

• Định mức cấp phối cho 1m3 bê tông đá 4×6: Xi măng 305, cát vàng: 0,477, đá 4×6: 0,884, nước sạch: 165

Công dụng bê tông mác 200

Đây là loại vật liệu được sử dụng để đổ cột móng, sàn, dầm… góp phần nâng cao tuổi thọ công trình xây dựng.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Từ khóa » Thiết Kế Cấp Phối Bê Tông Mác 800