Hướng Dẫn Cách Bật/tắt Chế độ Ngủ, Ngủ đông Trên Laptop Chạy ...
Có thể bạn quan tâm
Chế độ ngủ và ngủ đông sẽ là lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn tắt máy mà vẫn giữ nguyên hiện trạng làm việc khi mở máy lên lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 chế độ này, đồng thời, hướng dẫn bạn cách bật và tắt chúng trên laptop chạy Windows.
1Phân biệt giữa ngủ và ngủ đông
Chế độ ngủ (Sleep)
Khi máy tính đang trong trạng thái sleep, nó tiêu tốn rất ít điện năng (chỉ từ 1-5% dung lượng pin nếu sleep cả ngày) và khi đó một số linh kiện vẫn còn hoạt động, điển hình là RAM. Đó là do đặc thù của linh kiện này cần có điện để lưu được dữ liệu. Vì vậy, chỉ cần bạn bật nắp laptop lên thì mọi thứ sẽ ngay lập tức trở về y như lúc bạn cho máy sleep.
Ngoài ra, do vẫn còn điện năng nên bạn có thể cắm sạc điện thoại hay máy tính bảng thông qua cổng USB. Một số ứng dụng cũng chạy ngầm khi chúng ta sleep mà không hoàn toàn tắt hẳn đi, chẳng hạn bạn vẫn nhận thông báo từ Mail, vẫn tải bài post mới trên Facebook,...
Chế độ ngủ đông (Hibernate)
Hibernate là chế độ có sẵn nhưng chưa được kích hoạt trong Windows. Điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ ngủ và ngủ đông chính là việc tiêu tốn điện năng. Đối với chế độ ngủ đông, máy tính sẽ tắt hoàn toàn và không còn điện năng đến bất kì linh kiện nào nữa.
Khi đó, toàn bộ dữ liệu đang lưu trữ trong RAM sẽ được chuyển sang HDD/SSD. Loại linh kiện này không cần điện vẫn có thể lưu trữ được dữ liệu, do đó không cần phải duy trì nguồn điện trong máy nữa.
Lúc bật máy lên lại, dữ liệu từ HDD/SSD sẽ trả ngược lại cho RAM, và máy sẽ trở về y như lúc bạn cho ngủ đông. Vì vậy, thời gian đi vào chế độ ngủ đông và khôi phục lại máy sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với chế độ ngủ, nhưng sẽ tiết kiệm điện năng hơn.
2Lợi ích của chế độ ngủ và ngủ đông. Khi nào thì nên sử dụng chế độ nào?
Chế độ ngủ sẽ giúp thời gian tắt/khôi phục máy nhanh hơn, gần như là ngay tức thì. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng laptop cho mục đích sạc điện thoại trong điều kiện không có nguồn điện bên cạnh. Chẳng hạn bạn đang di chuyển từ nơi làm việc về nhà, trong khoảng thời gian ngắn đó, bạn có thể đưa máy vào trạng thái sleep và sạc điện thoại dọc đường. Hoặc lúc bạn đi ăn trưa, cần phải rời máy tính giây lát thì chế độ sleep vô cùng thích hợp.
Chế độ ngủ đông giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn, đặc biệt khi bạn cần phải rời máy tính trong thời gian dài mà không muốn bị mất trạng thái làm việc hiện tại. Hoặc khi bạn không biết lần cần sạc điện kế tiếp là khi nào, thì ngủ đông máy sẽ là lựa chọn hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng 2 chế độ này. Chẳng hạn, bạn ngưng sử dụng máy vào đầu tuần và cuối tuần mới dùng lại, thì nên save lại các dữ liệu của mình và tắt hẳn máy đi (chế độ Shut down). Hoặc khi bạn muốn gửi laptop của mình qua đường bưu điện, gửi đi sửa chữa, bảo hành,... thì cũng nên tắt hoàn toàn máy đi. Do đó, bạn nên định kì kết hợp các chế độ này với nhau để tăng tuổi thọ máy cũng như linh kiện.3Các cách thiết lập để kích hoạt ngủ hoặc ngủ đông
Đối với chế độ ngủ
Thông thường thì máy tính sẽ thiết lặp sẵn thời gian đưa máy vào trạng thái sleep nếu không hoạt động.
Để tuỳ chỉnh khoảng thời gian này, bạn vào Control Panel > Hardware and Sound > Power Options.
Ở giao diện Power Options, bạn chọn tiếp Change plan settings > Change advanced power settings.
Khi đó bạn tìm đến mục Sleep > Sleep after. On battery sẽ cho phép bạn đặt khoảng thời gian máy tự rơi vào trạng thái sleep khi dùng pin, và Plugged in sẽ cho phép bạn đặt thời gian tự động sleep khi cắm điện trực tiếp.
Chẳng hạn như hình bên trên thì máy sẽ tự động sleep sau 15 phút nếu dùng pin, và sau 30 phút nếu cắm điện trực tiếp.
Ở Windows 10, bạn có thể truy cập vào Settings > System > Power and Sleep. Khi đó, bạn cũng có thể nhanh chóng cài đặt thời gian tự động ngủ cho máy tính của mình.
Ngoài ra, khi bạn muốn sleep ngay lập tức, chỉ cần vào mục Power > Sleep ở menu Start thôi.
Đối với chế độ ngủ đông
Thông thường chế độ ngủ đông sẽ bị ẩn đi, và bạn cần phải kích hoạt chúng lên để sử dụng.
Để bật chế độ này, bạn vào Control Panel > Hardware and Sound > Power Options.
Ở giao diện Power Options, bạn chọn tiếp Choose what the power button does ở khung bên trái màn hình.
Sau đó, bạn chọn tiếp Change settings that are currently unavailable và bật Hibernate lên.
Khi đó, nút chọn Hibernate đã xuất hiện trong menu Start > Power.
Xem thêm:- Cách hẹn giờ tắt máy tính đơn giản, hiệu quả nhất trên Windows 10.
- Cách tắt máy tính nhanh như chớp bằng phím tắt trên Windows 10, 8, 7.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách bật/tắt chế độ ngủ và ngủ đông trên laptop cũng như điểm khác biệt giữa 2 chế độ này. Hi vọng bạn sẽ thực hiệ thành công!
Từ khóa » Cho Máy Tính Ngủ
-
Cách Bật, Tắt Chế độ Ngủ (Sleep) Và Ngủ đông (Hibernate) Windows 10
-
Chế độ Sleep Là Gì? Chế độ Sleep Máy Tính Có Tốn điện Không?
-
Tắt, đưa PC Về Chế độ Ngủ Hoặc Ngủ đông - Microsoft Support
-
Mách Bạn 2 Cách Cài đặt Chế độ Ngủ Cho Máy Tính đơn Giản Và ...
-
Cách Bật Chế độ Sleep (ngủ) Và Hibernate (ngủ đông) Trên Windows
-
Đừng Tắt Máy Tính Hàng Ngày, Hãy Dùng Sleep Hoặc Hibernate
-
Cách Bật Hoặc Tắt Chế độ Sleep Trong Windows 10
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Cài đặt Chế độ Ngủ Cho Máy Tính - Truesmart
-
Cách Cài đặt Chế độ Nghỉ Cho Máy Tính - Nhân Hòa
-
Có Nên để Laptop ở Chế độ Sleep Không? - Siêu Thị điện Máy HC
-
Cách Mở Máy Tính ở Chế độ Ngủ đông
-
Hướng Dẫn Cách Tắt Chế Độ Sleep Windows 10 Không Phải Ai ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Phím Tắt để Sleep Máy Tính Windows 10 - ZDA