Hướng Dẫn Cách Bón Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản đạt Hiệu Quả

Vôi dùng trong nuôi trồng thủy sản không chỉ có giá thành thấp mà còn có nhiều có tác dụng. Đa phần vôi được dùng để cải tạo ao nuôi, đất ruộng, vườn nông nghiệp hàng năm. Vôi giúp trung hòa axit, nâng cao độ pH của đất và nước trong ao nuôi, ruộng vườn. Cung cấp hàm lượng Canxi và Magie giúp gia tăng kiềm và độ cứng của nước. Ngoài ra, còn có tác dụng khử trùng và diệt các loại ký sinh trong ao. Tuy nhiên cách bón vôi, liều lượng bón vôi như thế nào thì bà con cần thực hiện theo hướng dẫn sau để đạt được hiệu quả cao.

Nội dung chính

  • 1. Các loại vôi dùng trong nuôi trồng thủy sản
  • 2. Các cách bón vôi cho ao nuôi
    • 2.1 Cách bón vôi để cải tạo ao nuôi
    • 2.2 Cách bón vôi để hạ phèn
    • 2.3 Cách bón vôi để điều chỉnh độ trong của nước
    • 2.4 Cách bón vôi để phòng trừ dịch bệnh
  • 3.Yêu cầu khi bón vôi

1. Các loại vôi dùng trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay có 4 loại vôi chủ yếu được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản:

Loại Vôi Công thức hóa học Công dụng
Đá vôi (vôi nông nghiệp)  CaCO3 Thích hợp sử dụng với mực nước có độ PH nhỏ hơn 7, độ cứng và độ kiềm nước nhỏ hơn 20mg/L. Độc tính với tôm, cá thấp
Vôi tôi (vôi ngậm nước)Ca(OH)2Thích hợp sử dụng với mực nước có PH nhỏ hơn 4,5, thường dùng để kiểm soát dịch bệnh cho tôm cá,  Độc tính với tôm, cá là trung bình
Vôi sống (Vôi nung)CaOThích hợp sử dụng với ao khô, vì loại vôi này làm tăng dộ kiềm quá mức, tăng độ PH nhanh chóng, độc tính với tôm, cá thấp
Vôi đen (Dolomite)CaMg(CO3)2Thích hợp áp dụng vào ao giàu chất hữu cơ, tầm tích, loại vôi này có độc tính với tôm cá trung bình.

Xem thêm Phân biệt các loại vôi dùng trong nuôi trồng thủy sản đơn giản

2. Các cách bón vôi cho ao nuôi

Để vôi phát huy tối đa tác dụng trên ao nuôi, bà con cần nắm quy trình và áp dụng 4 cách sau để đạt hiệu quả cao.

Bón vôi cải tạo ao trước khi cấp nước, thả giống
Bón vôi cải tạo ao trước khi cấp nước, thả giống

2.1 Cách bón vôi để cải tạo ao nuôi

Sau thời gian nuôi và thu hoặc mùa vụ, bà con cần cải tạo lại ao nuôi để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất để chuẩn bị cho lần thả giống kế tiếp. Bà con sử dụng vôi nóng CaO dạng bột từ 70-100 kg/1000m2. Rải quanh bờ ao nuôi để sát khuẩn và khử phèn sau mỗi trận mưa. Sau khi xả nước cạn đáy ao thì dùng vôi rải đều, rải vôi khi bùn dưới đáy ao còn ẩm.

2.2 Cách bón vôi để hạ phèn

Do mưa sẽ gây ra hiện tượng rữa trôi phèn và xì phèn từ đáy ao ở những vùng đất phèn. Bà con nên sử dụng vôi nông nghiệp   CaCO3 theo hướng dẫn sau:

  • Đối với ao nuôi cá con: Dùng lượng vôi từ 30- 40kg/1000m2 hòa tan với nước trong thùng thép, để lắng rồi lấy nước tạt xuống ao, làm lại nhiều lần.
  • Đối với ao nuôi cá lớn: Dùng lượng vôi từ 10 – 20 kg/1000m2, hòa tan với nước trong thùng thép rồi tạt đều xuống ao.
  • Đối với bè nuôi cá: Dùng lượng vôi từ 2 – 4 kg/10m3 nước trong bè, cho vôi vào bịch nhỏ rồi treo ở đầu dòng chảy.

2.3 Cách bón vôi để điều chỉnh độ trong của nước

Dùng vôi nông nghiệp  CaCO3 để điều chỉnh độ trong của nước ao với liều lượng từ 10 – 20 kg/m2. Hòa tan vôi với nước trong thùng thép và tạt đều khắp ao. Các chất hữu cơ dạng keo, chất phù sa có trong nước sẽ gây cản trở sự quang hợp của thực vật thủy sinh, làm thiếu dưỡng khí cho tôm cá. Sử dụng vôi sẽ làm lắng chìm các chất này sau mỗi trận mưa khiến cho nước trong trở lại.

2.4 Cách bón vôi để phòng trừ dịch bệnh

Định kỳ từ 10 đến 15 ngày bà con nên sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 cho ao một lần. Dùng từ 10- 20 kg/1000m2 pha với nước trong thùng thép rồi tạt vào ao.

Thường xuyên áp dụng theo cách này có thể phòng bệnh cho tôm cá vừa hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí.

3.Yêu cầu khi bón vôi

  • Thời gian bón vôi: Lúc nắng gắt từ 11h – 15h
  • Mang khẩu trang và bộ đồ lao động khô ráo để đảm bảo an toàn
  • Không hòa tan vôi trong xô nhựa
  • Rắc vôi theo hướng gió
  • Không tạt vôi khi còn nóng vào ao đầy nước
  • Không bón vôi vào ngày nhiều mây hoặc mưa
  • Bà con cần thường xuyên kiểm tra độ PH trong ao. Nếu độ PH thấp hoặc có chiều hướng giảm dần thì sử dụng vôi để giữ ổn định PH.
  • Khi trong ao có tôm cá, bà con chỉ nên bón vôi nông nghiệp CaCO3
  • Nếu dùng vôi sống (CaO) và vôi tôi Ca(OH)2 sẽ làm pH tăng nhanh, dễ gây sốc cho cá, chính vì vậy bà con không nên áp dụng hơn 200 kg/ha CaO trong 1 ngày. Luôn duy trì độ pH dưới 9,5 để đảm bảo an toàn cho tôm, cá.
  • Liều dùng khuyến khích khi bón vôi là từ 1,5 – 3 kg/100m3 nước trong ao.

Với những chia sẻ về cách sử dụng vôi trong nuôi trong thủy sản trên, hy vọng bà con có thể áp dụng cho quá trình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả !

Từ khóa » Bón Vôi Cho Ao Nuôi Cá Có Tác Dụng