Hướng Dẫn Cách Cài Windows 7 Bằng USB Mới Nhất Cực Kỳ Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Tạo USB trên máy tính không còn quá xa lạ với các nhân viên kỹ thuật. Tuy nhiên với nhiều người dùng thì đây là một việc khá khó khăn. Vậy làm sao để cài Win 7 bằng USB nhanh chóng, dễ dàng? Mời các bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Hocitngay để được hướng dẫn chi tiết nhé.
USB Boot là gì?
USB Boot là thiết bị có khả năng nạp thông tin khi khởi động máy tính Win 7. USB này thông thường nạp hệ điều hành trong môi trường nhỏ. Đồng thời chạy các công cụ quan trọng để sửa các lỗi như lấy lại mật khẩu, phục hồi dữ liệu, chữa ổ cứng.
Đối với DLC Boot, thiết bị này hỗ trợ Win PE 10 64bit, 32bit, Legacy và UEFI. Chính vì thế người dùng chỉ cần sử dụng một chiếc USB sau đó DLC Boot sẽ hỗ trợ từ hệ điều hành Android, CD cho đến LAN.
Trước khi cài Win 7 bằng USB, người dùng cần chú ý sao lưu dữ liệu để tránh bị mất trong quá trình tạo. Ngoài ra, các thao tác tải USB Boot khá đơn giản nhưng bạn cần chuẩn bị 1 USB có dung lượng từ 4GB trở lên. Để chứa dữ liệu bộ cài đặt Win, bạn cũng cần tải file ISO.
Trong trường hợp cụ thể, USB Boot được phân loại dựa trên từng chức năng và ứng dụng. Cụ thể như:
- Chương trình trên nền DOS sẽ chạy USB DOS.
- Để burn file ISO hệ điều hành Windows, Linux, MacOS sẽ dùng USB HĐH.
- USB cứu hộ có chức năng cứu hộ WinPE, cứu hộ dạng Portable. Thiết bị này được tích hợp công cụ trên nền DOS.
- USB đa năng giúp cài đặt hệ điều hành Linux đến Windows, hỗ trợ chạy Live Distro Linux. Thiết bị được tích hợp trên chương trình DOS.
Tại sao cần tạo USB Boot trước khi cài Win 7
Tạo USB Boot trước khi cài Win 7 sẽ giúp người dùng dễ dàng thực hiện mặc dù không có nhiều kiến thức về Boot Win. Hơn nữa việc này còn hỗ trợ bạn kiểm tra lỗi bộ nhớ RAM, xem máy tính có hoạt động bình thường không. Đồng thời bạn cũng sẽ nắm được các tùy chọn khởi động, mạng LAN, ổ đĩa cứng.
Cách tạo USB Boot trên chuẩn UEFI và LEGACY chi tiết
Trước khi tạo USB Boot, các bạn hãy tải xuống ứng dụng Rusfus. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí và được đánh giá chất lượng tốt, dễ dàng sử dụng. Rusfus giúp người dùng tạo USB Boot chuẩn UEFI và LEGACY với tốc độ nhanh mà dung lượng chỉ 1MB.
Bước 1: Thiết lập thông số USB Boot
Trên máy tính các bạn mở ứng dụng Rusfus, nhấp vào thư mục Device và chọn USB của mình. Tại mục Boot selection, tiếp tục click chọn ISO image hoặc Disk, đồng thời nhấn SELECT để duyệt file ISO.
Tại Image option, bạn hãy click vào Standard Windows installation. Lúc này máy tính sẽ hiện thư mục Partition scheme, tùy vào dòng thiết bị mà bạn sẽ chọn MBR hoặc GPT. Đối với File System, hãy chọn NTFS và nhấn Start để bắt đầu quá trình tạo USB Boot.
Bước 2: Xóa dữ liệu cũ trên USB
Khi màn hình xuất hiện trang cảnh báo USB sẽ format, người dùng hãy sao chép nếu máy tính có dữ liệu quan trọng rồi bấm OK.
Bước 3: Diễn ra quá trình tạo USB cài Windows
- Trong vị trí số 1: Người dũng cần điền tên cho USB của mình.
- Trong vị trí số 2: Nhấn chọn SELECT. Tiếp tục chọn file ISO đã tải trước đó đối với Win 7.
- Trong vị trí số 3: Để kích hoạt tính năng ẩn tạo USB hai phân vùng, bạn hãy nhấn tổ hợp Alt + E.
- Trong vị trí số 4: Tùy vào từng thiết bị mà hệ thống sẽ tự động chọn BIOS hay UEFI.
- Trong vị trí số 5: Tiến hành quá trình đặt tên cho USB Boot.
- Trong vị trí số 6: Để hoàn tất bạn hãy nhấn chọn tính năng NTFS.
Bước 4: Bắt đầu tạo USB Boot
Sau khi hoàn thành quá trình điền thông tin bước 3, bạn hãy nhấn Start để bắt đầu tạo USB Boot.
Bước 5: Chờ đợi USB Boot hoàn tất
Khi máy tính hiển thị READY màu xanh là quá trình tạo USB Boot đã hoàn thành.
Bước 6: Tạo USB Boot thành công
Sau khi tạo USB Boot thành công, bạn sẽ dễ dàng cài đặt Win. Tuy nhiên trong quá trình tạo mà bị lỗi thì có thể do file ISO hoặc USB đang ở chế độ chỉ đọc và cần chuyển sang chế độ đọc/ghi.
Cách kiểm tra USB Boot đã hoạt động chưa?
Sau khi tạo thành công, người sử dụng nên kiểm tra USB Boot có hoạt động tốt hay không? Trước tiên bạn hãy download ứng dụng MobaLiveCD. Sau đó tải file xuống và bấm chọn Run as Administrator để chạy với quyền quản trị.
Người dùng nhấn vào Run the LiveUSB và chọn USB cần kiểm tra.
Lúc này người dùng Nhấn Ok tại USB thumb drive selection và chọn No để bỏ qua các thao tác tại đĩa ảo.
Khi cửa sổ mới xuất hiện, bạn hãy kiểm tra toàn bộ những tính năng trong USB Boot.
Download công cụ để cài Win 7 chính gốc
Cầu hình cài đặt Windows 7
- CPU 1GHz hoặc cao hơn 32-bit (x86) và 64-bit (x64).
- RAM 2GB cho 32-bit hoặc ram trên 3GB cho 64-bit.
- Ổ C trống tốt nhất là 50GB.
Theo kinh nghiệm của mình thì RAM dưới 1.5GB hoặc 1GB nên cài Windows 7 Thin PC 32-bit, không nên cài Windows XP nữa vì nó quá cùi, hệ điều hành ra mắt từ 2001 thì dùng làm gì nữa. Cho mình còn không thèm tải nữa là.
Tải bộ cài Windows 7 nguyên gốc
Các bạn cần Tải Về Windows 7 SP1 Mới Nhất ở đây là link trực tiếp từ microsoft luôn nhé. Các bạn cần tải 64-bit hoặc 32-bit tùy cấu hình máy tính đang sử dụng, với ram từ 2GB trở về thì tải 32-bit còn RAM từ 3GB trở lên hãy tải 64-bit. Tốt nhất là tải Windows 7 Professional vì máy nào cũng kích hoạt được bản quyền miễn phí hợp pháp bằng KMS. Riêng Ultimate là phải có key nên mình không khuyến khích sử dụng.
Còn với máy RAM 1GB thì tải Windows 7 Thin PC nhé! Với Win 7 Thin PC cũng hỗ trợ kích hoạt KMS hợp pháp miễn phí nên dùng rất ngon.
Tải Driver cho Windows 7 Offline
Nếu không biết tải Driver cho win 7 từ trang chủ hãng laptop các bạn đang dùng hoặc máy tính để bàn không tải thì các bạn hãy tải Easydrv7 phiên bản tiếng anh từ Blog của mình nhé, bộ driver offline này tương thích toàn bộ các máy tính hiện có trên thị trường, chỉ cần mở lên bấm install là nó sẽ tự động cài full driver cho máy tính đó.
Tải về Easydrv7 tiếng anh ở đây.
Tải xong các bạn dùng WinRAR giải nén driver ra thư mục, phải giải nén để ở ổ D để sau khi cài Win còn cài được driver nhé. Chưa có WinRAR thì tải WinRAR mới nhất tại đây.
Tải phần mềm Rufus về máy
Để tạo USB cài Windows 7 thì các bạn phải tải Rufus ở đây về máy tính, phần mềm Rufus này sử dụng file .iso để tạo USB boot cài Windows có hỗ trợ 2 chuẩn là Legacy và UEFI.
Mình khuyên các bạn nên dùng USB hãng sandisk vì nó cho tốc độ nhanh mà giá lại rẻ chính hãng nữa.
Hướng dẫn cách cài Win 7 bằng USB Boot cực nhanh chóng
Nếu đang còn gặp khó khăn trong cách cài Win 7 bằng USB thì bài viết này chính là dành cho bạn đấy. Do đó còn chần chừ gì mà không cùng chuyên trang tham khảo ngay những hướng dẫn đơn giản dưới đây.
Bước 1: Truy cập Boot Options
Sau khi tạo USB Boot thành công, các bạn khởi động lại máy tính và truy cập vào Boot Options. Mỗi máy tính sẽ có những phím tắt khác nhau để bật Boot nhưng thông thường là các phím: F12, F9, F10, Delete.
Trước khi cài win 7 thì các bạn phải xác định phím vào Boot options hoặc Boot menu tùy hãng máy tính, tuy tên gọi khác nhau nhưng nó là 1. Sở dĩ phải bấm vào phím này là vì phải bấm vào nó rồi chọn boot vào cái USB đã tạo bộ cài Windows 7 kia.
Phím Tắt BIOS và Boot menu
Bước 2: Tạo USB cài Windows 7 bằng Rufus
Do các máy tính cài được Win 7 đều là máy đời cũ nên nó chỉ hỗ trợ chuẩn Legacy mà không có UEFI đâu, máy đời cũ chỉ có 1 số dòng có thôi. Vậy nên trong bài cài win 7 bằng usb mình sẽ hướng dẫn cài bằng Legacy, còn UEFI các bạn làm tương tự thôi.
Đầu tiên là các bạn cắm USB vào máy tính, đối với máy tính để bàn nên cắm vào cổng đằng sau vì nó kết nối ổn định hơn cổng mặt trước.
Sau khi cắm USB, bạn vào My Computer hoặc This PC. Bấm chuột phải vào ổ USB bấm format, các bạn nhớ tích vào Quick Format và bấm Start. Nó hiện ra cảnh báo thì bấm Ok để xác nhận.
Format xong các bạn mở phần mềm Rufus lên nhé.
Nó đang tạo USB cài win 7 được 85,6%. Chờ đến khi nó chạy xong 100% thì thôi.
Chạy xong nó hiện dòng chữ READY là đã tạo xong cái USB cài Win 7 rồi nhé. Bấm Close để thoát khỏi phần mềm Rufus.
Bước 3: Cài đặt Win 7 bằng USB
Các bạn cần tắt cái máy tính chuẩn bị cài Windows 7 đi nhé. Sau đó cắm USB vào máy và bật nguồn, rồi bấm liên tục phím vào boot menu cho tới khi nó hiển a cái menu thì dừng tay.
Nếu không thấy nó vào boot được mà không xác định được phím vào Boot menu hay options thì khi máy tính khởi động hiện ra logo các bạn nhanh tay bấm phím Pause trên bàn phím.
Máy tính các bạn sẽ tạm dừng ở chỗ logo máy và các bạn xem nó báo đâu là nút Boot menu.
Các bạn sẽ thấy ở góc dưới cùng màn hình sẽ hiện ví dụ như F12: BOOT MENU thì máy tính này sẽ phải bấm phím F12 nhé. Nếu nó hiện F9 Boot menu thì bấm F9 là được.
Với máy tính của mình là bấm F12, sau khi mình bấm F12 nó sẽ hiện ra menu boot.
USB của mình là hãng Sandisk nên là trong menu boot sẽ hiện cái tên của USB, các bạn chọn cái USB mình khoanh đỏ và bấm enter để cài chuẩn Legacy nhé.
Trong hình minh họa do máy của mình có hỗ trợ UEFI nên nó mới hiện ra cái UEFI: Sandisk thôi. Nếu máy đời cũ quá không có hỗ trợ UEFI hoặc tắt UEFI thì nó sẽ không hiện.
Sau khi bấm Enter để boot vào cái USB cài Win 7
Máy tính của mình đang load vào bộ cài Win 7 từ USB.
Đợi 1 lúc nó sẽ giao diện Install Windows (Cài đặt Windows).
Các bạn để ngôn ngữ mặc định là English, Time and currency format cũng là English và keyboard là US sau đó bấm Next.
Bấm Install now để cài đặt Windows 7 ngay.
Nó sẽ hiện ra phần điều khoản của Windows 7 SP1, các bạn tích vào ô I accept the license terms để đồng ý và bấm Next.
Which type of installation do you want? Bạn muốn cài đặt như thế nào?
Bạn hãy chọn Custom (advanced). Không chọn mục Upgrade vì đó là mục nâng cấp và nó không phải là cài Windows 7 mới tinh lại từ đầu.
Bấm Custom xong nó sẽ hiện ra các phân vùng có trên ổ cứng máy tính, các bạn cần xác định đâu là ổ C mọi lần cài Windows và xóa nó đi bằng cách bấm vào Drive options (advanced) rồi chọn phân vùng cần xóa và bấm Delete.
Trường hợp không biết đâu là ổ C để chọn cài Windows 7 thì bấm tổ hợp phím Shift + F10 để mở cmd và gõ notepad sau đó bấm Enter.
Khi mở cmd không cần biết nó hiện ra như nào. Các bạn cứ gõ thẳng tay là notepad sau đó bấm Enter luôn để nó tự mở Notepad ra nhé.
Sau khi mở Notepad, bạn hãy bấm vào File > Save As…
Bấm vào Save As… xong các bạn chọn Computer. Ở bên phải sẽ có các phân vùng, các bạn hãy mở từng phân vùng ra xem đâu là ổ C cài Win là được, mấy cái phân vùng kiểu như 100mb hay 500mb thì không cần mở vì ổ C toàn là hàng GB. Giờ mình mở thử ổ E và kết quả.
Nó có các thư mục kiểu như Program File, Users, Windows như hình thì đây là ổ dùng để Cài Win 7 rồi nhé. Quay lại xem ổ này dung lượng là bao nhiêu? của mình nó ghi 59.8GB tương đương khoảng 60GB nè. Bây giờ thoát hết ra quay lại chỗ Custom (Advanced) mà có các phân vùng rồi chúng ta xóa ổ cài Win đi nhé.
Các bạn phải bấm vào Drive options (advance) thì mới hiện ra tùy chọn xóa phân vùng nhé.
Ổ cài Windows lúc nãy kiểm tra dung lượng tổng khoảng 60GB, giờ mình sẽ chọn cái 59,9GB xong bấm vào Delete để xóa đi.
Khi nó hiện ra cảnh báo thì bấm vào nút Ok để xác nhận xóa phân vùng.
Cũng tương tự với phân vùng System dung lượng 100MB cũng phải xóa đi nhé. Đối với Win 7 chuẩn UEFI nó sẽ hiện thêm phân vùng Recovery, MSR (Reserved) và bạn phải xóa nó đi mới sạch.
Xóa hết xong nó sẽ để lại 1 phân vùng trống tên là Unallocated Space 60GB và 1 phân vùng Dữ liệu ổ D. Bạn hãy chọn phân vùng 60GB kia và bấm vào nút Next để cài đặt Windows 7.
Sau khi hoàn tất các bước trên, bây giờ bạn sẽ ngồi chờ máy tính cài lại Windows 7. Tùy thuộc vào cấu hình của mỗi dòng máy mà thời gian chờ sẽ có sự khác nhau, trung bình khoảng 20 đến 30 phút.
Khi nó hiện ra Restarting in 10 seconds thì các bạn hãy rút luôn cái USB cài Windows 7 kia ra khỏi máy tính và chờ nó chạy hết 10s nó sẽ tự động khởi động lại máy tính.
Đến đây các bạn hãy treo máy để đó cho nó tự chạy.
Đợi 1 lúc nó hiện ra Set Up Windows.
Khởi động lại và máy tính sẽ tự động quá trình cài đặt những cấu hình tiếp theo. Bây giờ bạn nhập các thông tin trên lap như tên người dùng, tên thiết bị và nhấn Next để chuyển sang bước khác.
Bạn cần cài đặt mật khẩu cho thiết bị của mình. Trong trường hợp không muốn đặt, bạn có thể nhấn Next để bỏ qua.
Trong bước này, nếu bạn đã có sẵn KEY bản quyền Windows 7 thì hãy nhập vào ô PRODUCT KEY. Còn nếu chưa có, hãy đánh dấu chọn vào Automatically actives Windows when I’m online.
Tiếp theo, chọn Ask me later.
Trên máy tính, bạn hãy thiết lập lại múi giờ phù hợp với nơi mình sống. Nếu ở tại Việt Nam, bạn hãy chọn múi giờ: (UTC +07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta.
Như vậy là đã cài xong
Lỗi máy tính không nhận USB Boot và cách khắc phục
Trong trường hợp bạn đã đúng cách cài Win 7 bằng USB nhưng máy tính vẫn báo lỗi. Nguyên nhân trực tiếp có thể do USB bị hỏng hoặc BIOS không hoạt động. Sau đây Hocitngay sẽ chỉ ra các cách khắc phục lỗi để bạn có thể tham khảo.
Kiểm tra USB
Nếu máy tính không nhận USB Boot thì việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra USB có bị lỗi không? Nếu bạn cắm USB sang thiết bị khác mà vẫn hoạt động bình thường thì nguyên nhân không phải từ USB. Còn trong trường hợp ngược lại thì bạn cần mua USB mới và áp dụng lại cách tạo như trên.
Khởi động lại thiết bị
Một trong những cách khắc phục lỗi không nhận USB Boot là bạn hãy tắt và khởi động lại máy tính. Việc này sẽ giúp thiết bị của bạn chạy lại phần mềm và khắc phục những sai sót ban đầu.
Khởi động lại BIOS
Đầu tiên người dùng hãy truy cập vào BIOS bằng các phím tắt nhanh trên máy tính. Cụ thể với thiết bị Acer, Asus thì nhấn Del hoặc F2. Còn sản phẩm Dell thì nhấn F2, F10 hoặc F1. Sau đó bạn tiếp tục vào bảng Menu Boot.
Khi màn hình hiện thanh menu BIOS, bạn hãy di chuyển chuột tới Reset. Tiếp tục bấm Enter trên bàn phím và chọn Yes. Cuối cùng bạn hãy tắt và khởi động lại máy tính rồi thử cắm lại USB lần nữa.
Vô hiệu hóa Secure Boot
Sau khi đã thử tất cả các cách trên mà máy tính vẫn không nhận cách tạo USB Boot thì người dùng có thể thử tính năng vô hiệu hóa Secure Boot. Đầu tiên bạn cần khởi động lại thiết bị ở chế độ BIOS. Mỗi dòng sẽ có cách khởi động khác nhau như laptop Asus nhấn ESC, HP nhấn F10, Acer nhấn F2.
Bước thứ nhất, chọn Secure Boot Menu tại mục Security. Sau đó chọn Secure Boot Control bằng cách dùng mũi tên, phím Enter.
Bạn chọn Disabled ở góc phải màn hình để tắt Secure Boot.
Sau đó lưu lại quá trình vừa thực hiện bằng cách nhấn F10 và chọn Yes.
Bạn dùng mũi tên di chuyển đến Boot, nhấn vào Launch CSM và chọn Enabled rồi nhấn Enter trên bàn phím. Như vậy chế độ Boot Legacy đã được bật, bạn hãy sao lưu lại quá trình vừa thực hiện bằng cách nhấn F10 và chọn Yes.
Lúc này bạn hãy thử cắm USB và kiểm tra xem USB Boot có sử dụng được bình thường không? Trong trường hợp vẫn xảy ra lỗi thì người dùng nên mang máy tính tới cửa hàng sửa uy tín để được nhân viên hỗ trợ nhé.
trên đây là chia sẻ chi tiết về cách cài Win 7 bằng USB trong trường hợp xảy ra lỗi hoặc máy tính không nhận USB Boot. Ngoài ra bạn đừng quên theo dõi ngay fanpage Hocitngay để không bỏ lỡ các kiến thức công nghệ thú vị nhé!
4.9/5 - (9 bình chọn)Từ khóa » Cài Win 7 Lên Usb
-
Hướng Dẫn Cài Windows 7 Bằng USB Từ A Tới Z Cực Kỳ đơn Giản
-
Hướng Dẫn Tạo USB Boot Cài WIN 7, 10 Trên Cả 2 Chuẩn UEFI Và ...
-
Hướng Dẫn Cách Cài Win 7, 8, 10, 11 Trên ổ Cứng Rời Hoặc USB
-
Cách Cài Win 7 Bằng USB
-
Hướng Dẫn Cách Cài Win 7, Cài Windows 7 Bằng USB Từ A Tới Z Cực ...
-
Cách Cài Windows 7 Bằng Usb, Tạo Usb Cài Win 7 - Thủ Thuật
-
Hướng Dẫn Cài Windows 7 Lên Trên USB Và Sử Dụng Trên Cổng USB 3.0
-
Cách Cài Win 7 Bằng USB Nhanh, Gọn Lại Cực Dễ - DBK VIỆT NAM
-
Thanh Niên Tìm Cách Cài Win Lên USB Và Nhận Cái Kết Vô Cùng đắng ...
-
Hướng Dẫn Cách Cài Win 7 Bằng Usb
-
Cài Win 7 Bằng USB Chỉ Với 5 Bước - đơn Giản Với Tất Cả Mọi Người
-
Cài đặt Windows Lên USB, Hỗ Trợ Cài Win UEFI Và Legacy - Anhdv Blog
-
Hướng Dẫn Cách Tạo Usb Cài Win 7 Win 10 Bằng Rufus
-
Hướng Dẫn Cài Đặt Win 7 Bằng Usb, Cách Cài Win 7 Bằng Usb