Hướng Dẫn Cách Chỉnh Amply Hát Karaoke Chuẩn Nhất

 1. Chi tiết các bước chỉnh amply:

Bước 1: Để amply karaoke ở trạng thái off, cắm micro vào đúng vị trí, vặn volume về mức tối thiểu. Bước 2: Tăng từ từ nút volume tổng, volume micro, volume nhạc. Toàn bộ các chiết áp như  Mid, Dly, Rpt, Balance, Hi, Echo, Low, Mid về 12h Bước 3: Chỉnh micro karaoke trước. Chỉnh giọng hát với người thích thiên trầm, nhiều chất Bass thì ta vặn  nút LO của micro khoảng từ 12h-1h, giọng thiên treble thì vặn HI tương tự, còn với những người giọng yếu bắt buộc phải đưa volume Mid của Micro từ 10h-1h, hát sẽ đỡ bị mệt. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi sẽ gây ra tiếng rít. Mẹo: Nói số 4 và 7 là để thử âm trầm (LO), khi nói không bị ù và bập bùng. Số 6 và 9 là để thử âm cao (HI), khi nói không bị xé tiếng. Số 2 thử âm trung (MID), tiếng nói thể hiện được rõ ràng, không bị quá thô, nhức.

Bước 4: Chỉnh ECHO, độ vang nhại của tiếng hát. Nút VOL: âm lượng vang nhại của tiếng hát. Không nên để qua thấp dưới 10h, hát sẽ bị mệt Nút LO: độ vang nhại của âm trầm của Mic Nút HI: độ vang nhại âm cao của Mic Nút RPT: độ dài của vang. Mẹo: Để từ 11h-12h Nút DLY: là độ nhanh chậm của vang. Mẹo: Để từ 12h-1h. Khi nào âm vọng lại 4-5 lần là vừa đủ. Tùy vào không gian, độ rộng của phòng, tiêu âm, cách âm phòng hát mà tăng giảm mức cho các nút Echo, Dly, Rpt sao cho giọng nói không quá vang, không lặp đi lặp lại nhiều quá mà tiếng vẫn tròn. Có thể thử bằng tiếng nói hoặc hát một đoạn không có nhạc để nghe được chính xác hơn.

cach-chinh-amply-california-606e-1

Bước 5: Chỉnh Music. Sau khi chỉnh micro karaoke xong tăng volume music (nhạc) sao cho tiếng nhạc không lớn hơn tiếng micro đã chỉnh, nếu như xuất hiện hiện tượng rít phải giảm chiết áp Hi ở vỉ Master. Trên thực tế, có những lúc khi chỉnh micro rất tốt rồi nhưng khi đưa nhạc vào là rít không hát được mặc dù loa cũng đã lắp đặt chuẩn theo nguyên tắc vậy vấn đề ở đây các bạn lưu ý tần số cao (Hi) của cả Micro, Echo và Master Tổng.

Bước 6: Chỉnh Master (tổng) Âm lượng (Vol) của tổng không nên để quá thấp, nên giữ ở mức 11h-12h. Nếu cần điều chỉnh âm lượng của nhạc, chỉnh âm lượng (Vol) ở Music, Nếu muốn tiếng mic nhỏ, chỉnh (Vol) ở Mic. Tương tự, LO, MID, HI là âm trầm, trung, cao của tổng. Nên để trong khoảng 11h-1h.

Bài tham khảo các ký hiệu và cách chỉnh tương đối Amply Karaoke Nhật Hoàng tại đây

2. Sử dụng các thiết bị bổ trợ

+) Loa karaoke trầm ( Subwoofer).

Nếu là kinh doanh thì nhất thiết phải có nhưng nếu là gia đình thì có thể có hoặc không. Vấn đề đơn giản là bạn phối hợp ra sao cho tiện nhất để khi điều chỉnh âm thanh tại ampli hay. Các dòng amply karaoke hay nhất và phổ biến trên thị trường hiện nay như California, Jarguar, CAVS,.. nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc.

Ví dụ chúng tôi lấy sản phẩm Amply California Pro 668E điển hình làm mẫu cho quý khách xem, thiết bị này điển hình cho thiết kế và công nghệ USA, sản xuất từ Hàn Quốc. Amply California Pro 668E  được trang bị bộ lọc âm cao, xử lý tuyệt đối các tạp âm nên âm thanh ra cực sạch và trong trẻo. Thiết bị có khả năng tách âm cao, âm trung, âm trầm khi chơi nhạc là tuyệt đối, làm cho người thưởng thức cảm nhận được rõ nét các loại nhạc cụ trong mỗi giai điệu. Các dải âm thanh được điều chỉnh theo nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào gu âm nhạc của từng người và cải thiện âm thanh đầu ra.

++)  Khi dùng thiết bị Mixer karaoke:

Về cơ bản mixer và mạch echo ampli karaoke là giống nhau nhưng tính năng, nhu cầu, mục đích thì mỗi cái đều theo thực tế. Chúng ta cùng tìm hiểu các chức năng của bàn điều khiển dưới đây:

  •  Gain:

Gain là chức năng dùng để tăng hoặc giảm độ lớn ngõ vào của các micro hay các loại nhạc cụ.

Bạn chỉ cần nhấn nút PFL ( Pre Fader Level), có thể yêu cầu ca sĩ hay nhạc công chơi nhạc cụ ở mức to nhất. Bạn để ý dãy đèn Led bên phải nó sáng ở mức 0 dB là được.

  • Low cut:

Bạn điều chỉnh tần số ở kênh để bỏ tín hiệu dưới tần số mà nút chỉnh này đã xác định. Chuyển từ vị trí OFF đến cao nhất là cắt tất cả tần số 300Hz trở lại.

  • Hi EQ

Hay còn gọi là Treble, âm thanh cao. Bạn có thể giảm 15dB hoặc tăng 15dB của High 12 KHz.

  • Mid EQ

Điều chỉnh lượng giảm/ tăng tiếng trung ở -/+ 15dB. Tần số tăng giảm được điều chỉnh bởi nút chỉnh tần số trung (Mid Frequency) ở dải tần số từ 100 Hz – 5kHz.

  • Mid Freq

Định mức tần số cho tiếng trung có thể thay đổi tần số từ 100Hz đến 5Hz.

  • Low EQ:

Căn chỉnh tiếng trầm Bass. Bạn có thể giảm/ tăng 15dB ở vị trí tần số trung tâm 75 Hz.

Lưu ý : Nếu tăng những tần số này từ thấp lên quá nhiều sẽ làm cho công suất cảu loa bị quá tải và dẫn đến hư loa.

post-karaoke-02

 Mon send:

Đây là nút để tăng giảm độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa đến ngõ ra Monitor. Cái này không bị phụ thuộc vào Fader điều chỉnh độ lớn của kênh, nhưng bị EQ của kênh tác động.

  • EFX send:

Đây là nút để điều chỉnh độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa đến bộ trộn effect. Effect phụ thuộc vào Fader điều chỉnh độ lớn của kênh

  • AUX Send

Điều chỉnh tín hiệu (tín hiệu trước khi điều chỉnh EQ và không bị phụ thuộc vào mức fader) của kênh đó được gửi đến ngõ ra AUX tương ứng.

Tín hiệu được chỉnh từ nhỏ nhất (-∞) cho đến +10dB. Mức ra ở vị trí giữa là chuẩn nhất.

– BAL ( balance): Nếu chỉnh về bên phải sẽ thấy tín hiệu của kênh này tại loa phải nhiều hơn, ngược lại nếu chỉnh về bên trái thì tín hiệu ở kênh này sẽ đến kênh trái nhiều hơn. Thông thường ta để ở vị trí 12 giờ.

-Nút Mute: Nút Mute là cách nhanh nhất để loại trừ ngay lập tức tín hiệu của kênh đến Main mix, effect và ngõ ra monitor.

-Đèn báo Clip/Mute: Đèn MUTE – CLIP nhấp nháy khi tín hiệu ở mức +19dB báo hiệu sẽ quá tải nếu tăng 2 dB nữa. Lúc này bạn nên giảm EQ hay Gain xuống.

-Đèn báo tín hiệu: Đèn báo tín hiệu sẽ sáng khi kênh có độ lớn tín hiệu đạt khoảng cỡ  -20dBu. Đèn này dùng để báo cho biết kênh này đang hoạt động và như là một đồng hồ đo mức nữa.

-Mon send Master: Đây là nút thay đổi mức của ngõ ra monitor. Tín hiệu tại Jk Monitor send bị kiểm soát bởi nút mon send trên các kênh và bởi nút Monitor send master.

-Headphone level: Điều chỉnh mức độ lớn của tín hiệu đến Headphone.

– Đèn báo hiệu PFL và công tắc PFL: Nếu không có nút PFL nhấn xuống, thì tại Headphone là tín hiệu của các kênh Left và Right Master, lúc đó đèn báo PFL Active tắt.

Đèn báo PFL Active chỉ nhấp nháy khi 1 công tắc PFL của kênh nào đó được ấn xuống, khi đó tín hiệu nghe được tại Headphone cũng chính là tín hiệu của kênh đó.

-Cần gạt monitor: thay đổi độ lớn tín hiệu Monitor được gởi tới ngõ ra Monitor.

-Pad: khi ấn nút này xuống thì tín hiệu ngõ vào của kênh này sẽ giảm 20 dB.

-Polarity: Nút này có tác dụng đảo cực. Nếu sử dụng jk canon: Chân 2 là dương (+) sẽ đổi thành (-) và chân 3 là (-) sẽ đổi thành (+).

-Tape to CTRL/HP: Ấn nút này xuống để đưa tín hiệu từ ngõ Tape vào ngõ Control room và Headphone.

-Tape to Mix: Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu từ ngõ vào Tape(13) vào ngõ ra chính(39).

-Công tắc A/B: Công tắc chọn A/B trên Mixer cho giúp bạn lựa chọn giữa hai nguồn âm thanh stereo để nối đến ngõ vào stereo.

-Group Inserts: bạn có thể chèn một bộ xử lý tín hiệu để đưa ra ngõ group.

Group Outputs

Ngõ ra group sửa dụng jk stereo để đưa tín hiệu group ra ngõ này.

  • Mon Send

Ngõ ra này là 1 jk 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể đưa tín hiệu ra là balance hoặc unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra được quyết định bởi các núm điều chỉnh Mon send trên các kênh và Mon send chính.

Một điều lưu ý: nếu bạn tăng / giảm 3dB thì bạn có thể cảm nhận to lớn của âm thanh thay đổi rất ít. Tăng / giảm 6dB thì độ lớn âm thanh đã thay đổi nhiều.

Khi tăng hoặc giảm 10 dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh lên gấp đôi hoặc xuống một nửa.

Lưu ý cuối cùng: khi sử dụng bàn đừng để thiết bị phải làm việc với công suất cực đại. Như vậy sản phẩm mới dùng được lâu bền.

Amply Jarguar 2019 AF
Amply Jarguar 2022 tích hợp mạch Anti-Feedback (AF) của Vang số => Tìm hiểu thêm

Từ khóa » Cách Chỉnh Nút Amply