Hướng Dẫn Cách Chỉnh Côn Xe ô Tô

Sau thời gian dài sử dụng, côn xe ô tô thường không còn chuẩn như trước. Do đó cần biết cách chỉnh côn xe ô tô để ly hợp hoạt động chính xác.

Côn xe ô tô là gì?

Côn xe ô tô (hay còn gọi là bộ ly hợp) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của xe ô tô, đặc biệt là ở các xe sử dụng hộp số sàn. Côn xe có chức năng kết nối và ngắt kết nối động cơ với hộp số, giúp người lái có thể thay đổi tốc độ và mô-men xoắn truyền từ động cơ đến bánh xe một cách mượt mà.

Côn xe ô tô
Côn xe ô tô

Cách chỉnh côn xe ô tô – chân côn

Cách điều chỉnh chân côn ô tô số cảm biến trục khuỷu
Cách điều chỉnh côn xe ô tô số cảm biến trục khuỷu

Điều chỉnh chiều cao đòn mở

Để kiểm tra cần sử dụng thước cặp để đo đầu đòn mở tới bề mặt làm việc của đĩa ép và phải nằm trong phạm vi cho phép theo hãng đã quy định. Nếu khoảng cách ở các đòn mở không bằng nhau thì phải chỉnh lại và không được chênh lệch quá 0.3mm.

Đòn mở được lắp trên bu lông, có thể thay đổi chiều cao bu lông để thay đổi chiều cao của đòn mở. Hoặc nếu đầu đòn có các bu lông điều chỉnh thì chỉ cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông ra/vào tùy theo hướng cần điều chỉnh.

Điều chỉnh hành trình bàn đạp chân côn

Hành trình tự do của chân côn xe ô tô là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do (lúc bắt đầu tiếp xúc với đầu đòn mở), người lái khi nhấn bàn đạp chân côn sẽ cảm thấy nặng. Sau đó, hành trình tiếp theo tới sát sàn xe ô tô gọi là hành trình làm việc (để cắt côn hoàn toàn). Và tổng hai hành trình đó là hành trình tổng cộng.

Hành trình tự do của chân côn xe ô tô là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do
Hành trình tự do của chân côn xe ô tô là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do

Đầu tiên, dùng thước kê vuông góc với sàn xe đo độ cao của bàn đạp côn. Nếu chiều cao đúng chuẩn theo quy định của từng hãng xe thì được. Nếu không chuẩn thì phải chỉnh lại chiều cao sao cho đúng chuẩn bằng cách thay đổi chiều dài bu lông tỳ cần.

Sau đó, nhờ một người khác đạp chân côn hết xuống sàn để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại. Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường cần cân bằng lại chiều dài hành trình tự do của chân côn, ví dụ đối với với các loại xe Toyota chiều dài hành trình tự do chân côn là 5 – 15mm.

Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường cần cân bằng
Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường cần cân bằng

Nếu không đúng theo chuẩn mà các hãng xe đã quy định thì cần thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh. Đối với các cấu tạo thủy lực, cần chỉnh bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh để thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston xy lanh chính.

Ngoài ra, đối với các loại dẫn động phanh thủy lực, cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi ty đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xy lanh. Hành trình chuẩn thường là 1 – 5mm.

Xả khí sau khi chỉnh chân côn ô tô

Sau khi đã điều chỉnh chân côn ô tô cần tiến hành xả khí để đảm bảo không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động chân côn. Để xả khí cần lắp ống nhựa vào ống xả khí, còn đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh. Sau đó, nhờ người khác nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên, cùng đó nới ốc xả khí đến khi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.

Trên đây là những hướng dẫn chỉnh côn xe ô tô để giúp hệ thống chân côn ô tô hoạt động hiệu quả. Sau thời gian dài sử dụng, xe dễ bị các bệnh về côn xe ô tô như chân côn bị kẹt, bị nặng, xe bị trượt côn… Nếu thấy các dấu hiệu bất thường liên quan đến bộ ly hợp, nên đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Phương pháp sử dụng côn xe an toàn

  • Không đạp côn trước khi phanh: Hãy luôn phanh trước khi đạp côn để tránh làm hỏng bộ ly hợp và đảm bảo an toàn.
  • Khởi động xe: Khi bắt đầu khởi động, nhấn côn hoàn toàn để tách ly hợp. Sau đó, đưa cần số vào số 1 và từ từ nhả côn để xe bắt đầu di chuyển.
  • Dừng xe an toàn: Khi cần dừng xe mà không muốn xe chết máy hoặc phải khởi động lại, hãy đạp nhẹ côn để giảm tốc độ từ từ trước khi dừng hẳn. Khi cần tăng tốc, nhấc nhẹ chân côn.
  • Lái xe bình thường: Để tránh làm mòn bộ ly hợp và giảm mỏi chân, không nên để chân thường xuyên trên bàn đạp côn khi lái xe trong điều kiện bình thường.
  • Dừng đỗ tạm thời: Khi dừng đỗ tạm thời, hãy chuyển về số 0 và nhả côn thay vì giữ chân trên bàn đạp côn. Việc nhả côn từ từ sẽ giúp chân côn nhẹ hơn và tránh tình trạng xe chết máy đột ngột.
  • Cách nhả côn: Khi nhả côn, hãy thực hiện từ từ, bắt đầu từ 2/3 hành trình phanh và tăng dần mô-men xoắn. Luôn quan sát xung quanh trước khi nhả côn để đảm bảo an toàn và tránh nhả côn đột ngột.

Văn Minh

Từ khóa » Cách Thay Dầu Côn Xe ô Tô