Hướng Dẫn Cách Chơi Cờ Vua đầy đủ Chi Tiết

861

Hướng dẫn cách chơi cờ vua cho người mới bắt đầu, từ cơ bản đến nâng cao, thi đấu chuyên nghiệp; các quy định, quy ước và luật của môn cờ vua.

Mục lục ẩn 1. Đặc điểm của môn Cờ Vua. 2. Quy định về Bàn cờ, quân cờ a. Mục đích ván cờ b. Cấu tạo bàn cờ c. Các qui ước: d. Quân cờ: 3. Cách đi và ăn quân 4. Các nước đi đặc biệt trong cờ Vua: a. Nước Nhập thành b. Nước bắt Tốt qua đường: (en passant) c. Nước phong cấp: 5. Hoàn thành ván cờ: a. Ván cờ thắng. b. Ván cờ hòa. c. Ván cờ thua 6. Giá trị tương đối của các quân cờ: 7. Một số thuật ngữ trong Cờ Vua: 8. Kí hiệu và cách ghi chép biên bản trong thi đấu Cờ Vua 9. Luật Cờ Vua Các câu hỏi thường gặp:

1. Đặc điểm của môn Cờ Vua.

Cờ Vua (tiếng anh là Chess) là môn thể thao có đặc trưng là ít đòi hỏi cao về các tố chất thể lực, song lại có yêu cầu cao về sự bền bỉ, mưu trí, thông minh, óc sáng tạo ở người chơi. Chính vì vậy, Cờ Vua phù hợp với con người và có điều kiện phát triển ở Việt Nam.

Chơi cờ không đòi hỏi dụng cụ, sân bãi phức tạp như một số môn thể thao khác, tập luyện không đòi hỏi cần thiết phải đông người, hình thức tập luyện phong phú, đa dạng, có thể tự mình nghiên cứu tài liệu sách báo, máy đánh cờ, hoặc chơi trên máy vi tính tùy theo từng trình độ khác nhau.

Cờ Vua là môn thể thao có tác dụng phát triển tư duy lôgic, luyện trí thông minh, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỉ luật, kiên cường, bình tĩnh, luyện mưu trí, óc sáng tạo; luyện cách nhìn xa trông rộng, biết cách phân tích tổng hợp tình hình một cách khách quan khoa học, rèn luyện cách làm việc có kế hoạch, tính quyết đoán và táo bạo trong xử lí tình huống.

Chơi Cờ Vua chính là góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, thực hiện việc trao đổi văn hóa TDTT với các nước trên thế giới. Chơi cờ là một môn giải trí tao nhã, tạo ra cảm giác sảng khoái, bởi có sự biến hóa kì diệu trong mỗi nước cờ, mỗi thế biến.

2. Quy định về Bàn cờ, quân cờ

a. Mục đích ván cờ

Mục đích của ván cờ là mỗi bên phải thực hiện chiến thuật, chiến lược, sử dụng các quân thông qua những nước đi đúng luật để chiếu hết Vua của đối phương hoặc giữ hòa trong điều kiện không thể thắng được.

b. Cấu tạo bàn cờ

Bàn cờ là một hình vuông chia thành 64 ô vuông nhỏ bằng nhau, các ô nhỏ đó được tô màu đậm, nhạt xen kẽ nhau gọi là ô cờ. Mỗi ô cờ có kí hiệu riêng, tên của ô cờ được mang là chữ cái của cột dọc và số của hàng ngang giao nhau tại ô đó.

Các ô cờ nối với nhau tạo thành một đường thẳng từ phải qua trái đấu thủ gọi là các hàng ngang được kí hiệu bằng số từ 1-8 tính từ đấu thủ cầm quân trắng tới đấu thủ cầm quân đen.

Các ô cờ nối với nhau tạo thành một đường thẳng từ đấu thủ này tới đấu thủ kia gọi là các cột dọc, được kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d, e, f, g, h

Các ô cờ nối với nhau bằng góc ô cờ tạo thành một đường thẳng (ô cùng màu) gọi là đường chéo, tên các đường chéo được mang là tên của ô cờ đầu và ô cờ cuối.

ban co vua

c. Các qui ước:

Trên bàn cờ:

  • Phía dưới thuộc đấu thủ cầm quân trắng
  • Phía trên thuộc đấu thủ cầm quân đen.
  • Bàn cờ để đúng là góc bàn cờ phía tay phải của mỗi đấu thủ là ô màu sáng.

Chia dọc bàn cờ:

  • Từ cột a đến cột d: gọi là cánh Hậu
  • Từ cột e đến cột h: gọi là cách Vua
  • Khu trung tâm gồm 4 ô: e4, e5, d4, d5
  • Khu trung tâm mở rộng gồm 16 ô: c3c6, d3d6, e3e6, f3f6

d. Quân cờ:

Mỗi người sẽ bắt đầu ván cờ với 16 quân cờ. Các quân cờ của mỗi bên bao gồm 8 Tốt, 2 Mã, 2 Tượng, 2 Xe, 1 Hậu và 1 Vua .

quân cờ vua

Vị trí ban đầu và kí hiệu các quân cờ:

  • Hàng ngang 1-2 thuộc đấu thủ cầm quẩn trắng.
  • Hàng ngang 7-8 thuộc đấu thủ cầm quân đen.
Vị trí quân Trắng ĐenKí hiệu (TV)Tiếng AnhTiếng Pháp
Vuae1e8VK(King)R(Roi)
Hậud1d8HQ(Queen)D(Dame)
Xea1h1a8h8XR(Rook)T(Tour)
Tượngc1 f1c8 f8TB(Bishop)F(Crazy)
b1,g1b8,g8MN(Knight)C(Cavalier)
TốtHàng ngang 2Hàng ngang 7   

3. Cách đi và ăn quân

– Quân Tượng: Đi hoặc bắt quân theo đường chéo, mỗi nước có thể đi một hoặc nhiều ô tuỳ ý.

– Quân Xe: Đi hoặc bắt quân trên hàng ngang, cột dọc, mỗi nước có thể đi một hoặc nhiều ô tuỳ ý.

quân xe

– Quân Mã: Đi hoặc bắt quân theo đường chéo của một hình chữ nhật có một cạnh là 2 ô và một cạnh là 3 ô kể từ ô nó đang đứng.

*   Lưu ý:

  • Mã luôn di chuyển đến ô khác màu với ô nó đang đứng.
  • Khi di chuyển không bị cản (trừ những quân khác cùng bên đứng ngay ô nó muốn đến).

– Quân Hậu: Đi và bắt quân theo cột dọc, hàng ngang, đường chéo; mỗi nước có thể đi một hoặc nhiều ô tuỳ ý. (H = X+ T)

– Quân Vua: Đi từng ô một về tất cả các hướng, mà ô đó không bị quân đối phương kiểm soát.

– Quân Tốt: Đi một hoặc hai ô tuỳ ý, từ vị trí ban đầu, sau đó đi từng ô một về trước trên cột dọc. Được quyền ăn quân đối phương trên một ô theo đường chéo liền với ô nó đang đứng về phía trước.

4. Các nước đi đặc biệt trong cờ Vua:

a. Nước Nhập thành

– Mục đích: Đưa Vua vào nơi an toàn nếu có nguy cơ bị đối phương tấn công, đồng thời đưa quân Xe ra để phòng thủ và tấn công.

– Cách thực hiện: Nhập thành là nước đi của quân Vua và một trong hai quân Xe cùng màu, tính chung là nước đi của quân Vua, được thực hiện như sau: Quân Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu về phía quân Xe tham gia nhập thành, sau đó quân Xe nhảy qua ô quân Vua vừa đến để đứng cạnh quân

* Nguyên tắc nhập thành:

– Được nhập thành:

+ Khi quân Vua, Xe tham gia nhập thành chưa di chuyển.

+ Giữa quân Vua và quân Xe không có quân nào đứng (Kể cả quân đối phương)

– Không được nhập thành:

+ Khi quân Vua đã di chuyển (hết quyền nhập thành)

+ Khi quân Xe hướng nhập thành đã di chuyển.

– Tạm thời không được nhập thành:

Ô Vua đang đứng (đang bị chiếu), ô Vua định đi qua và ô Vua sẽ đến đang bị quân đối phương kiểm soát; giữa quân Vua và quân Xe tham gia nhập thành còn có quân khác đứng (kể cả quân cùng và khác màu).

– Một số qui định về luật khi nhập thành:

Nhập thành là nước đi của Vua nên phải di chuyển Vua trước rồi mới đến Xe, nếu chạm tay vào quân Xe trước rồi sau đó mới chạm vào quân Vua thì không được nhập thành về phía quân Xe đó mà phải di chuyển quân Xe đó nếu nước đi này đúng luật. Nếu các nước đi này không đúng luật thì mới đi một nước đi hợp lệ khác.

Theo qui ước có thể nhập thành về cả hai phía:

+ Nhập thành theo cánh Hậu: Gọi là nhập thành xa KH: 0 – 0 – 0.

+ Nhập thành theo cánh Vua: Gọi là nhập thành gần    KH: 0 – 0

*Lưu ý: Khi thực hiện nhập thành trên thực tế, theo luật của FIDE, bao giờ cũng phải di chuyển Vua trước và thực hiện bằng một tay duy nhất.

b. Nước bắt Tốt qua đường: (en passant)

– Là khi quân Tốt tới được hàng ngang 5 đối với quân trắng và hàng ngang 4 đối với quân đen thì gọi là Tốt quá cảnh. Khi một quân Tốt quá cảnh mà quân Tốt của đối phương ở cột liền kề với nó (liền kề với tốt quá cảnh) thực hiện nước đi hai ô đến ô cạnh quân Tốt quá cảnh đứng (theo hàng ngang) thì quân Tốt quá cảnh có quyền ăn quân Tốt đi hai ô; nước đi này gọi là nước bắt Tốt qua đường.

– Quyền bắt Tốt qua đường chỉ thực hiện sau nước đi hai ô của đối phương. Nếu Tốt bị ăn (tốt đi hai ô) được bỏ ra ngoài bàn cờ; Tốt quá cảnh được đặt vào vị trí mà nó có quyền ăn quân.

c. Nước phong cấp:

Khi một quân Tốt tới hàng ngang cuối của đối phương thì được phong cấp, việc phong cấp được thay bằng một trong bốn quân H, X, T, M và có hiệu lực ngay.

5. Hoàn thành ván cờ:

a. Ván cờ thắng.

  • Đấu thủ thắng ván cờ khi chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ, ván cờ ngay lập tức kết thúc.
  • Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua, ván cờ kết thúc ngay lúc đó.

b. Ván cờ hòa.

  • Ván cờ hòa khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết Vua đối phương bằng các nước đi hợp lệ.
  • Ván cờ hòa khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ và Vua đấu thủ đó không bị chiếu. Ván cờ kết thúc ở thế “hết nước đi”, thuật ngữ Cờ vua gọi là: “Pat”.
  • Ván cờ hòa theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình thi đấu, ván cờ kết thúc ngay lúc đó.
  • Ván cờ hòa nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần.
  • Ván cờ hòa nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau không có sự di chuyển Tốt và không có nước bắt quân nào.

c. Ván cờ thua

  • Một trong hai bên bị đối phương chiếu hết. (stalemate)
  • Một trong hai đấu thủ xin
  • Một trong hai đấu thủ hết thời gian mà không thực hiện đủ số nước đi qui định (trừ trường hợp đối phương chỉ còn mình Vua thì coi như hòa cờ ).
  • Đấu thủ đến muộn giờ qui định.
  • Đấu thủ không thực hiện đúng luật. Nếu cả hai đấu thủ đều không thực hiện đúng luật hoặc cả hai đều đến trễ giờ qui định thì cả hai đều thua cờ.

6. Giá trị tương đối của các quân cờ:

– Để tiện cho việc đổi và bắt quân đối phương; chúng ta phải biết giá trị tương đối của các quân cờ:

+Tốt:                                              1 điểm

+Mã = Tượng:                              3 điểm

+Xe:                                               4,5 – 5 điểm

+Hậu:                                              9 điểm

– Căn cứ vào giá trị từng quân người ta liệt các loại quân Mã, Tượng vào loại quân nhẹ; Xe, Hậu là loại quân nặng. Theo thang điểm trên, khi đổi quân bên nào ít mất điểm hơn thì bên đó có ưu thế về lực lượng.

– Không thể định giá trị cho quân Vua vì khi mất Vua (đối phương chiếu hết) là thua cuộc. Do việc mất Vua tương đương với thua cờ nên giá trị của nó là vô hạn, trong cờ tàn nó khoảng 3,5 điểm. Trong lập trình cờ vua, thường người ta cho Vua một giá trị rất lớn nào đó (chẳng hạn 2000 điểm).

– Giá trị của các quân cờ được đặt ra như trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ thực tế trong các ván đấu, thường thấy xuất hiện những trường hợp mà giá trị các quân cờ bị đảo lộn.

VD:

  • Vf6, f7 (phong cấp Xe thì thắng; phong cấp Hậu thì hòa)
  • Vh7

7. Một số thuật ngữ trong Cờ Vua:

Pát: Là trường hợp hòa cờ do hết nước đi: Một đấu thủ đến lượt đi của mình không thể thực hiện được một nước đi nào đúng luật, ván cờ kết thúc hòa.

Xucxvăng: Là tình thế bó buộc, tức là bên có lượt đi bắt buộc phải thực hiện nước đi dẫn tới một thế cờ kém hơn.

Temp: Là nhân tố thời gian của một nước đi. Lợi một Temp tương đương với lợi một nước đi và ngược lại, thiệt Temp có nghĩa là thiệt nước đi.

Chiếu Vĩnh viễn: Là một đối thủ liên tục thực hiện nước chiếu Vua đối phương và đối phương không thể châm dứt được nước chiếu vua (nhưng không bị chiếu hết), ván cờ kết thúc hòa.

Chiếu MAT: Chiếu hết, khi đối thủ đến lượt đi của mình, không thể đưa Vua thoát khỏi nước chiếu của đối phương bằng một trong ba cách:

+ Tiêu diệt quân đang chiếu.

+ Dùng quân cờ khác che chắn cho Vua.

+ Di chuyển Vua đến một ô cờ khác hợp lệ.

Blốc: Là sự ngăn chặn, thông thường thuật ngữ này sử dụng trong việc ngăn chặn Tốt tiến xuống phong cấp.

Tốt cô lập: Là một quân Tốt đứng đơn lẻ, hai cột bên cạnh không có quân nào của bên mình.

Tốt chồng: Là khi hai quân tốt của một bên nằm trên một cột.

Tốt phong tỏa: Là hai quân tốt của hai bên đứng đối diện nhau và cả hai đều không thể di chuyển được.

Tốt chậm tiến: khi dãy tốt liên hoàn nằm trên một đường chéo, thì quân tốt sau cùng sẽ được gọi là quân tốt chậm tiến khi một quân tốt đối phương phong tỏa quân tốt trên nó.

Chiến lược Cờ Vua: Là định hướng trung tâm cơ bản của ván cờ, hoặc một giai đoạn cơ bản của ván cờ.

Chiến thuật Cờ Vua: Là tổ hợp một loạt các nước đi có định hướng nhằm giải quyết một mục đích nào đó, tại tình huống đã được định trước trong diễn biến của ván cờ.

8. Kí hiệu và cách ghi chép biên bản trong thi đấu Cờ Vua

a. Kí hiệu

– Đi đến:
– Ăn quân:: & x
– Chiếu Vua:+
– Chiếu đôi:+ +
– Chiếu hết:# hoặc X (“checkmate”)
– Nhập thành xa:0 – 0 – 0
– Nhập thành gần:0 – 0
– Phong cấp tốt:= hoặc /
– Bắt tốt qua đường:qđ (e.p: en passant)

* Ngoài ra còn sử dụng một số kí hiệu trong bình luận các ván cờ như sau;

b. Cách ghi biên bản trong cờ Vua:

Nguyên tắc:

  • Luật Cờ Vua đã qui định đã thi đấu là phải ghi biên bản (trừ trường hợp có trọng tài, thư ký ghi biên bản)
  • Ghi nước đi quân trắng trước, quân đen sau và cách nhau một dấu phẩy (,)

Cách ghi biên bản:

  • Có hai cách ghi biên bản: Ghi ngắn gọn và ghi đầy đủ (ghi theo hàng ngang và ghi theo cột dọc).

+ Cách ghi đầy đủ: Là ghi thứ tự nước đi cùng với vị trí xuất phát quân cờ và vị trí nó dịch chuyển tới, ở giữa chúng có kí hiệu nước đi “–” hoặc kí hiệu bắt quân “:” hoặc x.

Vd: e2 – e4 hoặc Mg1_f3 ; e4 :d5

+ Cách ghi ngắn gọn: là chỉ ghi thứ tự nước đi cùng với vị trí mà quân cờ đó dịch chuyển tới.

Vd: e4 ; Mf3. . .

– Trong trường hợp nhiều quân tới được vị trí đó thì cần thiết phải sử dụng thêm hàng ngang hoặc cột dọc của quân cờ đó ở vị trí ban đầu để làm sáng tỏ nước đi.

VD: Cả hai quân Mã Mf3 và Mb1 cùng đến được ô d2, thì phải ghi rõ Mfd2 hoặc Mbd2. Tương tự như vậy nếu nó cùng nằm trên cột dọc thì dùng hàng ngang để biểu thị nước đi M1d2 hoặc M3d2 …

– Trong cờ Vua mỗi nước đi gồm hai lượt đi, một lượt của quân trắng và một lượt của quân đen.

VD: 1/ e2 – e4, e7 – e5.

2/ Mg1 – f3, Mb8 – c6

9. Luật Cờ Vua

a. Luật di chuyển quân:

  • Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng. Nếu một quân đi tới một ô cờ đang có quân đối phương đứng thì quân đối phương bị bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và được tính là một phần của nước đi đó.
  • Một quân được cho là đang tấn công quân đối phương nếu quân đó có thể thực hiện nước bắt quân tại ô cờ nêu trên.
  • Các quân không được phép di chuyển nếu nước đi đó để Vua của mình ở thế bị chiếu.
  • Các quân đối phương được coi là đang tấn công một ô thậm chí cả khi chúng không thể di chuyển.

b. Thực hiện nước đi:

  • Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một
  • Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng, với điều kiện phải thông báo trước ý định của mình (chẳng hạn bằng cách nói “tôi sửa quân”).
  • Nếu một đấu thủ chạm 1 hay nhiều quân của mình thì đấu thủ phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể di chuyển được.
  • Nếu một đấu thủ chạm một hay nhiều quân của đối phương, đấu thủ phải bắt quân chạm đầu tiên nếu quân đó có thể bắt được.
  • Nếu đấu thủ cố ý chạm vào Vua và Xe của mình, thì phải nhập thành về phía Xe đó nếu nước nhập thành hợp lệ. Nếu đấu thủ cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua của mình, đấu thủ không được phép nhập thành tại nước đi này mà phải thực hiện nước đi với

c. Luật ghi chép các nước đi.

  • Trong quá trình ván đấu, mỗi đấu thủ phải ghi chép từng nước đi của mình và của đối phương một cách chính xác và rõ ràng bằng cách ghi theo hệ thống ký hiệu đại số trên biên bản dùng cho thi đấu. Đấu thủ có thể đi nước đáp lại nước đi của đối phương trước khi ghi chép nó. Nhưng đấu thủ phải ghi chép nước đi của mình trước khi thực hiện nước đi
  • Nếu một đấu thủ không thể tự ghi chép biên bản thì vào đầu ván đấu, một phần thời gian suy nghĩ của đấu thủ sẽ bị trừ theo quyết định của trọng tài.
  • Biên bản thi đấu phải để trọng tài quan sát trong suốt quá trình ván đấu.
  • Nếu một đấu thủ còn ít hơn năm phút trên đồng hồ của mình và không có thời gian bổ sung cho mỗi nước đi thì đấu thủ đó không bắt buộc phải ghi biên bản. Nhưng sau khi kết thúc ván cờ, đấu thủ phải hoàn thành biên bản của mình.

Các câu hỏi thường gặp:

0. Cờ vua là gì?

Cờ vua là trong những trò chơi trên bàn cờ lâu đời nhất và phổ biến nhất, được chơi bởi hai đối thủ trên một bàn cờ ca rô với các quân cờ được thiết kế đặc biệt có màu sắc tương phản, thường là trắng và đen.

1. Cờ vua có bao nhiêu quân?

– TL: Mỗi người sẽ bắt đầu ván cờ với 16 quân cờ. Các quân cờ của mỗi bên bao gồm 8 Tốt, 2 Mã, 2 Tượng, 2 Xe, 1 Hậu và 1 Vua. => Click

2. Bàn cơ vua có bao nhiêu ô?

– TL: 64 ô. => Click

3. Con tốt trong cờ vua đi như thế nào?

– Quân Tốt: Đi một hoặc hai ô tuỳ ý, từ vị trí ban đầu, sau đó đi từng ô một về trước trên cột dọc. Được quyền ăn quân đối phương trên một ô theo đường chéo liền với ô nó đang đứng về phía trước.

– Với các quân cờ khác, xem: cách đi và ăn quân

4. Cờ vua hòa khi nào?

– Click tại đây.

5. Cờ vua có phải là môn thể thao không?

– TL: Phải. Cờ vua là môn thể thao trí tuệ, được thi đấu tại các giải quốc tế lớn.

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển môn Cờ vua
  2. Tàn cuộc cờ vua: kỹ thuật, chiến thuật & chiến lược
  3. Khai cuộc cờ vua: Nguyên tắc, chiến lược, phương pháp
  4. Trung cuộc cờ vua: chiến thuật, đòn phối hợp, đánh giá thế trận
Cờ vua

Từ khóa » En Passant Trong Cờ Vua