Hướng Dẫn Cách Chơi Rubik 4X4, Hướng Dẫn Cách Giải Rubik ...

» Hướng dẫn cách giải Rubik Megaminx (Rubik 12 mặt) cho người mới» 12 Thuật ngữ Rubik “chuyên ngành” mà cuber nào cũng nên biết (P2)» 8 câu hỏi thường gặp khi mới học chơi Rubik» Vấn đề không nằm ở chiếc Rubik của bạn » Hướng dẫn cách giảm số lần Rotate Cube (Rotationless)

Rubik 4×4 (hay còn gọi là Rubik”s Revenge – Rubik báo thù) là bản nâng cấp của Rubik 3×3. Chiếc rubik này cũng được sáng chế bởi một người Hungary Sebestény Péter. Rubik 4×4 cũng có thể được dùng như chiếc rubik 2×2, hoặc dùng như rubik 3×3 nếu chỉ xoay các tầng bên ngoài. Có khoảng 7.4×10^45 trạng thái có thể xảy ra với chiếc rubik này.Trong bài viết này, ta sẽ tập trung vào việc học giải rubik 4×4 một cách đơn giản nhất và CÓ NỀN TẢNG NHẤT!

Contents

  • 1 Bước 1 : Tìm hiểu chung về Rubik 4×4
    • 1.1 a. Cấu tạo và quy tắc màu
    • 1.2 b. Quy ước kí hiệu các mặt, các tầng
    • 1.3 c. Kí hiệu cách xoay
  • 2 Bước 2 : Hoàn thành phần tâm Rubik 4×4 – Ghép tâm
    • 2.1 a. Quy tắc màu
    • 2.2 b. Cách giải phần tâm rubik 4×4
  • 3 Bước 3: Ghép cạnh
  • 4 Bước 4: Giải nốt như cách xoay 3×3:
  • 5 Bước 5: Trường hợp đặc biệt: OLL Parity và PLL Parity
    • 5.1 OLL parity rubik 4×4 là gì?
    • 5.2 PLL Parity rubik 4×4 là gì?

Bước 1 : Tìm hiểu chung về Rubik 4×4

a. Cấu tạo và quy tắc màu

Giống như rubik 3×3, rubik 4×4 cũng được cấu tạo từ các mảnh tâm (1 màu), cạnh (2 màu) và góc (3 màu). Cả hai đều có 8 viên góc, nhưng 4×4 lại có tận 24 viên cạnh, và 24 viên tâm. Giống như rubik 3×3, khi giải hoàn thành cube sẽ có MÀU TRẮNG đối diện MÀU VÀNG, MÀU XANH LÁ đối diện MÀU XANH DƯƠNG và MÀU ĐỎ đối điện MÀU CAM.

Đang xem: Cách chơi rubik 4×4

*

b. Quy ước kí hiệu các mặt, các tầng

Bạn hãy thử cầm cube theo cách sau: Mặt trước màu xanh lá, mặt trên màu vàng. Như vậy ta sẽ có các kí hiệu cho từng mặt như sau:

F (Front – Phía trước) : Xanh láR (Right – Bên phải) : Da camL (Left – Bên trái) : ĐỏB (Back – Phía sau) : Xanh dươngU (Up – Bên trên) : VàngD (Down – Bên dưới): Trắng

*

Chữ in hoa tương ứng với tầng bên ngoài, chữ in thường tương ứng với tầng bên trong cùng bên.

*

c. Kí hiệu cách xoay

Mỗi chữ tương ứng với mỗi mặt và hướng xoay của chúng.

Nếu là chữthì xoay theo chiều kim đồng hồ 90 độ.Chữ có dấu ” thì xoay ngược chiều kim đồng hồ 90 độ.Chữ có số 2 đằng sau tức là xoay hai lần tương ứng 180 độ.Đặc biệt nếu xoay cả hai tầng trong và ngoài, ta viết tắt thành Xw (X = R L D U F B)

Ví dụ:

F– Tầng ngoài mặt Front xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ.U”– Tầng ngoài mặt Up xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồL2– Xoay mặt Left 180 độ (2×90 độ)Fw– Cả 2 tầng trong và ngoài mặt Front xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Bạn có thể đọc thêm về kí hiệu rubik nâng cao để tìm hiểu sâu hơn.2Rw”. Xoay hai tầng trong và ngoài mặt R 180 độ (2×90 độ). Một số tài liệu viết số 2 đằng sau, nhưng bạn cũng không cần quan tâm lắm đâu. Chỉ cần hiểu rõ ý nghĩa từng chữ và số trong kí hiệu, còn vị trí không quan trọng lắm vì đằng nào trong công thức chúng cũng được viết rất rõ ràng.

*

Như vậy, ta đã làm quen và biết sơ qua các kí hiệu được dùng trong bài hướng dẫn. Từ nay về sau mỗi lần đọc công thức các bạn cứ để cái bảng hướng dẫn kí hiệu bên cạnh để làm cho dễ nhé!

Bước 2 : Hoàn thành phần tâm Rubik 4×4 – Ghép tâm

a. Quy tắc màu

Ta có thể dễ dàng thấy rằng, phần tâm rubik 4×4 là KHÔNG CỐ ĐỊNH. Không phải chỉ 4×4 mà tất cả các rubik chẵn tầng đều như thế. Vậy, điều đầu tiên để làm được phần tâm này là bạn phải biết được QUY TẮC MÀU CỦA RUBIK 4X4. Tôi hay nhớ quy tắc màu như sau:

Theo màu đối diện: Trắng đối vàng, xanh lá đối xanh biển (hai màu xanh – lạnh), Đỏ đối cam (hai màu nóng)Theo vị trí tương đối: Nếu trắng bên dưới, xanh lá trước mặt thì bên phải là màu cam. bên trái là màu đỏ.

Bạn có thể tua lên Bước 1a để xem lại quy tắc màu nhé!

b. Cách giải phần tâm rubik 4×4

Đầu tiên chúng ta sẽ phải giải 6 cái tâm của cục rubik. Ta sẽ bắt đầu với màu trắng nhé. Việc giải tâm màu trắng đầu tiên khá đơn giản. Bạn chỉ cần đưa chúng về một mặt mà thôi ^^

*

Để đưa viên màu trắng còn lại vào vị trí, ta dùng công thức:Dw” Rw” Dw

Khi đã làm xong mặt màu trắng này, ta sẽ bắt đầu làm tâm màu vàng ở mặt đối diện. Ta nên để mặt trắng đã hoàn thành xuống dưới đáy để quan sát mặt vàng dễ hơn.

Xem thêm: Kỳ Thi Pet Là Gì ? Tìm Hiểu Kì Thi Pet Cambridge (B1 Preliminary For Schools)

*

Hai công thức ứng với hai trường hợp này như sau:Rw U Rw”Rw U2 Rw”

TIPS: Hãy chú ý quan sát cách hoạt động của hai công thức trên, ta có thể áp dụng rất tốt ở 4 tâm còn lại. Chơi Rubik cũng cần phải hiểu một chút ^^

Tiếp theo ta sẽ làm nốt 4 tâm còn lại. Ta sẽ để mặt trắng và vàng đã hoàn thành sang bên trái phải để tránh bị đảo lộn. Bạn tiếp tục lần lượt làm các tâm còn lại. Hãy chú ý tới QUY TẮC MÀU không là bạn sẽ ghép tâm sai đấy ^^

*

Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ sử dụng công thức:Rw U Rw”(giống bên trên)

Đến đây, bạn đã làm xong phần tâm của rubik 4×4. Xin chúc mừng ^^

Bước 3: Ghép cạnh

Phần tâm đã xong, chúng ta chuyển sang bước tiếp theo đó là ghép cạnh. Cạnh rubik 4×4 được cấu tạo từ hai mảnh rời. Nếu chúng chưa được ghép, bạn phải đưa chúng về một mặt. Sẽ có ba trường hợp có thể xảy ra.

Lưu ý: Các công thức này tuy rất ngắn nhưng lại có thể gây ra xáo trộn ở 1 cạnh khác. Khi làm cần lưu ý di chuyển các cạnh đã ghép sang vùng khác an toàn.

*

Ba công thức lần lượt cho ba trường hợp này lần lượt là: Uw L” U” L Uw” /Uw” R U R” Uw /R U” B” R2″

Đến cặp cạnh cuối cùng, bạn sẽ không thể sử dụng công thức nào bên trên nữa vì tất cả các cạnh còn lại đã được ghép hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ sử dụng công thức sau:Dw R F” U R” F Dw”

*

Bước 4: Giải nốt như cách xoay 3×3:

Đến bước này bạn có thể giải rubik 4×4 giống như một chiếc rubik 3×3, chỉ xoay các cạnh ngoài thôi. Lúc này 4 viên ở giữa sẽ là tâm, cạnh thì gồm 2 viên đã ghép. Nếu bạn cần thêm sự trợ giúp hãy tham khảo bài viết Cách giải rubik 3×3 đơn giản nhất.

*

Đến cuối cùng nếu giải vẫn không ra, hoặc gặp một số trường hợp kì lạ không có trong cách giải 3×3 thì bạn phải xem ngay bước số 5 này nhé.

Bước 5: Trường hợp đặc biệt: OLL Parity và PLL Parity

OLL parity rubik 4×4 là gì?

OLL Parity là trường hợp một cặp cạnh rubik 4×4 không thể quay mặt vàng lên trên giống như các cạnh khác. Nếu bạn để ý, các cạnh màu vàng quay lên trênở tầng 3 BAO GIỜ CŨNG LÀ SỐ CHẴN. Rubik 4×4 thì đặc biệt hơn, chúng có thể có 3 cặp cạnh màu vàng quay lên nằm trên tầng 3, và một cặp cạnh màu vàng hướng ra bên ngoài.

*

Đối với trường hợp này, ta phải sử dụng công thức đặc biệt như sau:Rw2 B2 U2 LwU2 Rw” U2 Rw U2 F2 RwF2 Ll” B2 Rw2

PLL Parity rubik 4×4 là gì?

Khi đã làm được OLL (toàn bộ tầng 3 đã thành màu vàng – nhưng vị trí thì chưa đúng), bạn sẽ dùng các công thức PLL để hoàn thiện nốt. Thế nhưng vẫn có các trường hợp đặc biệt mà không thể giải bằng các công thức rubik 3×3

Toàn bộ cục rubik đã giải xong trừ hai góc chéo nhau.Toàn bộ cục rubik đã giải xong trừ hai cặp cạnh đối điện hoặc hai cặp cạnh liền kề.

Xem thêm: Moba Loạn Đấu Tây Du Tấn Công Thế Giới Dưới Tên League Of Immortals

*

Lúc này, ta lại phải sử dụng công thức PLL Parity như sau: r2U2r2 Uw2r2 u2

Làm xong công thức này ta có thể giải bình thường giống rubik 3×3 rồi. Xong, bạn đã hoàn thành cục rubik 4×4.

Đó là toàn bộ hướng dẫn cách giải Rubik 4×4 cơ bản nhất. Tôi hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ giải được chiếc rubik 4×4. Ngoài ra còn hiểu thêm về cách hoạt động của các rubik 4×4, cách chúng di chuyển và tráo đổi ra sao. Nếu còn gì thắc mắc, hãy cứ thoải mái để lại bình luận hoặc hỏi trực tiếp trên fanpage của H2 Rubik Shop nhé!

Từ khóa » Công Thức Giải 4x4