Hướng Dẫn Cách Chọn Các Loại Máy Bơm Nước Dùng Trong Gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
Lựa chọn máy bơm nước gia đình, tiêu chí nào là quan trọng nhất?
Để việc lựa chọn máy bơm chỉ diễn ra 1 lần và sử dụng ít nhất từ 5 đến 10 năm mà không gặp sự cố về sau, mời các bạn xem những kinh nghiệm dưới đây.
-
Máy bơm nước lắp trong nhà thì phải êm.
-
Máy bơm nước đẩy lên bể chứa trên cao thì phải mạnh, bơm nước nhanh.
+ Lựa chọn máy bơm lắp trong nhà phải êm là yêu cầu quan trọng và thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp khi sử dụng cả gia đình phát mệt vì cái bơm quá ồn ào.
+ Lựa chọn máy bơm êm không phải cứ thương hiệu tốt, đắt tiền là êm. Quan trọng là loại máy bơm lựa chọn phải phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Khi đã lắp máy bơm, việc phải thay thế nó chỉ vì tiếng ồn là một điều rất khó khăn vì cảm giác lãng phí. Nhưng để lâu thì vô cùng khó chịu.
+ Lắp máy bơm trong nhà tuyệt đối không chọn loại như thế này, khách hàng dùng và đã phải thay cái khác.
+ Lựa chọn máy bơm đẩy lên bể chứa trên cao cần phải mạnh và bơm nước nhanh. Lưu ý là không phải cứ máy bơm công suất lớn là bơm nước nhanh vì còn phụ thuộc vào chức năng của máy bơm, nguồn nước cấp và đường kính ống.
Thông tin tư vấn khá dài và chi tiết, nếu bạn muốn tư vấn trực tiếp, xin liên hệ hotline TGD: 0935 651 555
Dưới đây, TGD sẽ hướng dẫn các bạn theo cách đơn giản dễ hiểu về chi tiết các thông số kỹ thuật quan trọng của máy bơm nước gia đình, cũng như hướng dẫn lựa chọn các loại máy bơm cần thiết hay sử dụng trong gia đình. Khi đọc bài viết xong các bạn sẽ giải đáp được cho mình câu hỏi : Chọn máy bơm nước gia đình loại nào tốt nhất?
1. Những thông số kỹ thuật cơ bản cần hiểu của máy bơm nước gia đình.
-
Nguồn điện:
Máy bơm nước gia đình thì chủ yếu dùng điện 1 pha 220V, tuy nhiên cá biệt có một số gia đình có sử dụng điện 3 pha và máy bơm cũng sử dụng loại 3 pha 380V. Tuy nhiên máy bơm nước sử dụng điện 3 pha 380V thường là loại có công suất khá cao.
-
Công suất máy bơm (ký hiệu là P):
+ Công suất (P) của máy bơm biểu hiện cho mức độ tiêu thụ điện của máy bơm, đơn vị thường là W, KW, hoặc HP ( sức ngựa). 1HP bằng khoảng 0,74KW hay 740W, trong dân gian ( khu vực miền Nam) thường gọi là bơm 1 ngựa ( =1HP) hay 2 ngựa ( =2HP)…
+ Công suất bơm cũng có 2 loại là công suất khi chạy không có tải và công suất khi có tải. Thường thì trên máy bơm nếu không ghi rõ 2 loại công suất thì tức là chỉ ghi công suất khi chạy không tải.
-
Lưu lượng nước ( ký hiệu là Q):
– Lưu lượng nước là lượng nước được máy bơm lên bể trong một khoảng thời gian ( đơn vị thường dùng là lít /phút, mét khối / giờ).
– Thông số lưu lượng (Q) sẽ cho bạn biết với trường hợp cụ thể của bạn thì lượng nước bơm đầy bể trong khoảng bao nhiêu lâu.
– Để biết thông số chính xác giữa lưu lượng và cột áp ( cột áp = chiều sâu hút + chiều cao đẩy) ta cần phải xem biểu đồ cột áp và lưu lượng của máy bơm đó.
-
Cột áp (H):
Cột áp H = chiều sâu hút + chiều cao đẩy.
Ví dụ: Máy bơm của nhà bạn đặt trên cao so với mực nước trong bể chứa là 1,5 m, máy hút nước và đẩy lên trên tầng 5 ( chiều cao từ máy bơm đến nóc bể chứa là 14m), cột áp trong trường hợp này bằng 1,5 + 14 = 15,5 m.
-
Nhiệt độ (T)
Nhiệt độ của nước và môi trường xung quanh. T tính bằng °C.
Khi sử dụng máy bơm ít khi ta để ý thông số này, tuy nhiên nếu dùng bơm nước nóng như tăng áp cho bình thái dương năng, hay dùng bơm để vận chuyển nước nóng thì cần để ý máy bơm sử dụng được nước đến bao nhiêu độ.
-
Đường kính ống hút và ống xả:
+ Đơn vị đường kính ống tính bằng mm hoặc inch, ký hiệu là (“), quy đổi 1” bằng khoảng 25mm.
+ Theo đúng quy chuẩn thì phải chọn kích thước đường ống sau khi chọn loại máy bơm, tuy nhiên thường thì trong các hộ gia đình hiện nay đều làm ngược lại, tức là xây nhà xong rồi mới chọn mua máy bơm, hoặc máy bơm cũ hỏng phải mua máy mới ( trừ các công trình có thiết kế và tính toán chi tiết từ trước). Vì chọn máy bơm sau nên thường là đường ống không theo quy chuẩn và sẽ ảnh hưởng chút ít đến hiệu suất làm việc của máy bơm. Trong trường hợp này thì đằng nào ống cũng có sẵn rồi nên chỉ cần tính đến việc sử dụng cút nối chuyển đổi cho các loại ống kích thước khác nhau để lắp cho vừa máy bơm.
-
Độ sạch của nước:
Thường thì trong gia đình chúng ta thường dùng máy bơm để bơm nước sạch. Tuy nhiên nếu sử dụng để bơm nước bẩn, nước có lẫn cát ( ví dụ như dùng để thau bể, hút nước ao hay nước có lẫn sạn, cát… thì cần phải lựa chọn đúng loại máy, hoặc nếu không chọn được loại máy phù hợp thì chỉ nên chọn loại máy rẻ tiền thôi vì các loại máy đắt tiền nếu hút sạn và cát cũng sẽ rất nhanh chóng bị hỏng cánh bơm và buồng bơm.
Hiện nay máy bơm nước gia đình sử dụng phổ biến có một số loại như sau:
2.Các loại máy bơm nước gia đình và cách lựa chọn:
Loại thứ nhất: Máy bơm hút nước đẩy lên bể trên cao:
Là loại máy bơm dùng để hút nước từ bể ngầm, giếng khoan hoặc đường ống nước, đẩy nước lên bể chứa đặt trên cao.
Có 3 loại bơm đẩy cao thông dụng là bơm ly tâm, bơm bán chân không và bơm chân không.
-
Bơm ly tâm:
Ưu điểm: Bơm ly tâm rất khỏe, lượng nước lớn và chạy rất êm khi lắp đặt và sử dụng đúng điều kiện của máy.
Nhược điểm: Bơm ly tâm có hạn chế là không sử dụng được đối với các nguồn nước có lẫn khí, do đó không nên sử dụng loại bơm này để hút nước trực tiếp từ đường ống.
-
Bơm bán chân không:
Ưu điểm:
Bơm bán chân không là là bơm ly tâm có kết cấu buồng bơm có thể hút chân không nên có thể hút nước có lẫn khí, nên được đặt tên là bán chân không. Ưu điểm của loại bơm này là đẩy khỏe và hút được nước ở mọi nguồn khác nhau.
Nhược điểm:
Bơm bán chân không khi hoạt động thường có tiếng lạo xạo của dòng nước chảy trong máy bơm, và nếu xét về khả năng hút chân không thì kém hơn bơm chân không.
-
Bơm chân không:
Ưu điểm:
Bơm chân không tạo ra lực hút chân không rất mạnh nên hút được nước ở cả bể ngầm hay đường ống.
Nhược điểm:
Bơm chân không có cánh quạt nước nhỏ nên lưu lượng nước thấp hơn so với bơm ly tâm và bán chân không. Ngoài ra cánh quạt nước của bơm chân không rất khít với buồng bơm nên khi đẩy nước lên cao máy thường phát ra tiếng kêu i i i, nếu lắp bơm trong nhà không có cách âm chỗ máy bơm thì tiếng ồn này tương đối khó chịu.
Cách chọn máy bơm nước gia đình loại đẩy cao:
– Khi mua máy bơm nước đẩy cao phải tính chiều cao của nhà: Đối với nhà 2 – 3 tầng, chỉ cần mua máy 125W, 150W, 200W( nếu là bơm chân không) và máy 370W ( nếu là bơm ly tâm hoặc bơm bán chân không) (với điều kiện nước hút dễ dàng từ bể ngầm hoặc đường ống nước mạnh). Còn nếu nhà có đường nước yếu hay 5 tầng trở lên cần chọn máy bơm chân không có công suất 250W trở lên.
– Nên chọn máy có trị số cao hơn nhu cầu sử dụng khoảng 1,5 lần để bù hao phí áp lực từ ma sát đường ống, hạn chế do đầu vòi, cút nối, gấp khúc, đường ống chạy ngang… Ví dụ, nếu cần đẩy nước lên độ cao khoảng 10 mét thì chọn máy bơm nước có thể đẩy cao khoảng 15 mét. Ngoài ra nếu đường ống đi dài, gấp khúc hoặc nhiều chỗ nối thì phải tính thêm.
– Cần xác định rõ nguồn nước tại gia đình để chọn mua máy bơm nước phù hợp: Nếu cần hút nước từ đường ống lên bể, hoặc bơm nước từ giếng lên bể thì nên chọn máy bơm châm không hoặc bán chân không. Còn nếu bơm từ bể nước ngầm lên cao thì có thể chọn máy bơm ly tâm hoặc bán chân không hoặc chân không.
Để tham khảo giá máy bơm đẩy cao mời quý khách tham khảo tại đây: Máy bơm đẩy cao
-
Phương án bảo vệ máy bơm:
Do nhu cầu sử dụng nước sạch, hiện nay hầu hết các gia đình đều lắp phao tự động ở bể chứa đặt trên nóc nhà, phao tự động này sẽ tự động bật / tắt máy bơm khi bể chứa hết nước hoặc đầy nước. Việc lắp phao tự động bật tắt như vậy thực sự hữu ích, giúp cho việc sinh hoạt dễ dàng hơn, tiện nghi hơn.
Tuy nhiên nguồn nước cấp của thành phố thường không ổn định, thỉnh thoảng lại mất nước. Khi máy bơm chạy trở lại do bể chứa trên nóc nhà hết nước và phao điện đóng điện, nếu bể ngầm không có nước máy sẽ không hút được nước, nếu không kịp thời phát hiện và rút máy bơm ra máy bơm sẽ bị hỏng, bị cháy do chạy khô.
Nếu tính tỉ lệ máy bơm hỏng do nguyên nhân chạy khô thì có tới trên 50% máy bơm bị hỏng do hiện tượng này, điều này thực sự rất lãng phí.
Để bảo vệ máy bơm của bạn không bị cháy do chạy khô, chúng tôi có lời khuyên khách hàng của mình nên mua kèm rơ le chống cạn khi lắp máy bơm. Với nguyên lý hoạt động hết sức đơn giản là: nếu máy bơm chạy mà không có dòng nước chảy ra thì rơ le sẽ cắt điện cấp vào máy bơm để bảo vệ bơm khỏi bị cháy.
TGD chúng tôi có bán bộ rơ le chống cạn bảo vệ máy bơm,
sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành rẻ.
Rơ le chống cạn cho máy bơm: 600.000 đ/chiếc
(Ngoài ra, với bộ rơ le chống cạn này, bạn cũng có thể biến chiếc máy bơm hút đẩy thông thường thành máy bơm tăng áp tự động, đây cũng là phương án sử dụng bơm tăng áp rất được ưa chuộng hiện nay).
Loại thứ 2: Máy bơm tăng áp lực nước cho thiết bị sử dụng:
Máy bơm nước gia đình loại tăng áp phổ biến có 4 loại:
+ Máy bơm tăng áp lắp ghép ( Có thể tự lắp ghép từ máy bơm thường và rơ le rời):
Đây là chiếc bơm tăng áp sử dụng 1 chiếc bơm hút đẩy thông thường, lắp ráp vào hệ thống bình áp và rơ le áp lực mua riêng. Loại này thường được dùng để bơm cho hệ thống lớn nhiều đầu vòi ra hoặc dùng làm bơm tăng áp tổng toàn bộ tòa nhà. Ngoài ra cũng có loại bơm tăng áp lắp ghép đơn giản gồm 1 chiếc bơm thường lắp với 1 bộ rơ le chống cạn.
+ Máy bơm tăng áp cơ:
Bơm tăng áp cơ là máy bơm tăng áp nhà sản xuất đã tích hợp sẵn rơ le và bình áp. Nhờ tính tiện dụng và khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện gia đình, loại này phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất.
Bơm tăng áp cơ cũng có một số hạn chế, là khi bật/tắt tiếng đóng mở của rơ le máy bơm tạch tạch khá lớn và liên tục nên cũng làm người sử dụng cảm thấy khó chịu, đặc biệt là trẻ em và người già.
Hiện nay bơm tăng áp cơ có một số loại được cải tiến lắp thêm rơ le cảm biến dòng chảy và công tắc áp lực điện tử có thể tự ngắt khi không có nước nguồn và khi bật tắt thì không phát ra tiếng kêu tạch tạch như của rơ le má vít trước đây hay dùng nữa. Nếu bạn muốn tham khảo những sản phẩm này mời xem tại đây: Máy bơm JLm
+ Máy bơm tăng áp điện tử:
Máy bơm tăng áp điện tử là loại bơm sử dụng công nghệ điện tử hiện đại, phù hợp với điều kiện sống tiện nghi, hiện đại hay cho các yêu cầu về chất lượng cuộc sống cao. Bơm tăng áp điện tử bền hơn nhiều so với bơm tăng áp cơ, khi hoạt động tạo ít tạo ra tiếng ồn.
Khi hoạt động, bơm tăng áp điện tử tạo ra áp lực vừa phải, khi tắt thì không duy trì áp lực trên đường ống nên không làm hỏng đường ống. Ngoài ra với kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng nên loại này rất được ưa chuộng hiện nay.
Tuy nhiên, bơm tăng áp điện tử chỉ bật máy khi có lực đẩy của dòng nước ban đầu chảy qua máy nên nếu không có dòng chảy ban đầu hoặc dòng chảy ban đầu quá yếu thì máy bơm sẽ không tự bật được khi mở vòi, và trong trường hợp này tất nhiên là sẽ không sử dụng được.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm 1 chiếc bơm tăng áp điện tử mini, xin mời tham khảo bài viết này:
https://tranggiadung.com/lua-chon-bom-tang-ap-mini-cho-may-giat-phong-tam-binh-nong-lanh/
+ Máy bơm tăng áp có hệ thống biến tần:
Sử dụng biến tần trong bơm tăng áp là phương án tốt nhất hiện nay để điều chỉnh lưu lượng cũng như áp lực nước theo ý muốn. Tuy nhiên với giá thành khá cao thì hiện nay biến tần mới được dùng chủ yếu trong các căn hộ cao cấp hoặc trong các hệ thống bơm nước lớn cần sự ổn định cao.
Hệ thống biến tần khi sử dụng có thể lắp tích hợp vào bơm tăng áp điện tử hay bơm tăng áp cơ.
+ Lựa chọn máy bơm nước tăng áp:
-
Máy bơm tăng áp cơ
Lựa chọn máy bơm nước tăng áp không khó, vì hầu hết các loại bơm dùng để tăng áp lực nước trong gia đình quy mô trung bình đều có thể dùng được loại bơm tăng áp cơ với công suất 125W đến 150W, tuy nhiên vì máy bơm tăng áp thường lắp tại các vị trí gần khu vực sinh hoạt như: trong nhà tắm, dưới khu rửa bát hay thậm chí ngay trong góc nhà nên ngoài việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng, máy bơm còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung, và tiếng ồn của máy bơm khi hoạt động có thể gây khó chịu. Vì thế, để chọn được loại máy bơm phù hợp với yêu cầu, hoạt động ổn định và tiện nghi trong thời gian dài cũng cần phải tính toán và lựa chọn kỹ càng.
Sử dụng máy bơm tăng áp tốt nhất, tiện nghi nhất tranggiadung.com khuyên lựa chọn bơm tăng áp điện tử, tuy nhiên cần xem xét kỹ máy bơm này có phù hợp sử dụng trong nhà hay không, và lắp đặt có đúng kỹ thuật không.
-
Máy bơm tăng áp điện tử:
Có đặc điểm là khởi động bằng một dòng nước nhỏ chảy qua máy, dòng nước này tác động vào rơ le làm đóng mạch điện và máy bơm chạy. Vì vậy, khi ta mở vòi nước nếu không có dòng nước chảy qua máy ban đầu hoặc quá yếu không đủ khởi động máy bơm thì máy bơm không chạy.Với yêu cầu này, có thể tính toán đơn giản là nếu bồn cấp nước nhà bạn để trên nóc nhà và có mực nước cao hơn so với vị trí nước chảy ra từ 1,5m trở lên thì có thể lắp được bơm tăng áp điện tử, nếu không đủ 1,5m thì nên chọn loại khác.
Ngoài ra, các loại bơm tăng áp điện tử khác nhau thì độ nhạy của rơ le cảm ứng dòng chảy cũng khác nhau, vì thế cần xem xét kỹ nên mua bơm loại nào, của hãng nào.
– Lắp đặt bơm tăng áp điện tử không khó nhưng cần lắp đúng chiều, một số máy bơm chỉ được lắp theo hướng lên ( tức là đẩy nước lên) hay chỉ lắp theo hướng xuống ( đẩy nước xuống). Hay lắp theo hướng ngang. Để lắp đúng kỹ thuật cần xem xét kỹ hướng dẫn lắp đặt máy ở trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm. Thực tế có rất nhiều thợ lắp hệ thống nước chủ quan không xem xét kỹ nên đã lắp sai, gây ra hiện tượng máy bơm hoạt động không ổn định, lâu ngày có thể dẫn đến hỏng máy.
– Nếu như với những yêu cầu như trên mà điều kiện nhà bạn đều đáp ứng được thì nên chọn máy bơm tăng áp điện tử. Bơm tăng áp điện tử có ưu điểm là rất êm, hoạt động ổn định và lượng nước nhiều.
Để tham khảo giá máy bơm tăng áp điện tử mời quý khách tham khảo tại đây: Máy bơm tăng áp điện tử
-
Máy bơm tăng áp lắp ghép
Ngoài 2 loại bơm tăng áp điện tử và bơm tăng áp cơ phổ biến nói trên, máy bơm tăng áp tự lắp ghép là loại đơn giản và dễ lựa chọn, lắp đặt. Với loại bơm này bạn chỉ cần chọn 1 chiếc bơm hút đẩy thường đáp ứng được các yêu cầu như cột áp, lưu lượng nước, lắp cùng với bộ rơ le chống cạn ( hay còn gọi là rơ le điện tử).
Trong gia đình thông thường chỉ nên lựa chọn loại bơm có cột áp 15 – 30m, lưu lượng nước thì dựa vào số đầu vòi sử dụng cùng 1 lúc. Ví dụ nếu cần tăng áp cho 3 vòi rửa tay cùng lúc với áp lực vừa phải thì chọn máy bơm có cột áp 15-20m và lưu lượng nước khoảng 2000 lít/h.
Cần lưu ý là với phương án sử dụng bơm tăng áp tự lắp ghép này, áp lực do máy bơm tạo ra trên đường ống luôn luôn là tối đa nên phải cân nhắc lựa chọn máy bơm phù hợp khi hệ thống đường ống yếu dễ bị rò rỉ.
( Bơm tăng áp tự lắp ghép có hình thức giống như bơm hút đẩy lắp với bộ rơ le chống cạn để bảo vệ máy bơm khỏi cháy khi chạy khô).
Sử dụng bơm tăng áp lắp ghép là phương pháp rất hay vì nó đáp ứng được hầu hết các yêu cầu mong muốn. Tuy nhiên vì đây là lựa chọn nhiều bộ phận để lắp vào thành bộ máy bơm có chức năng tăng áp tự động nên ngoài việc chọn máy bơm và phụ kiện chất lượng tốt thì cũng cần thợ lắp có tay nghề và hiểu biết nguyên lý hoạt động của máy.
Trong một số trường hợp như nhà có nhiều phòng vệ sinh, sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc thì việc lựa chọn một chiếc máy bơm tăng áp lắp ghép sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
-
Máy bơm tăng áp có biến tần:
Bơm tăng áp có biến tần là loại máy bơm có hầu như tất cả các ưu điểm và loại bỏ được hầu hết các nhược điểm của các loại máy bơm trên. Tuy nhiên, giá bơm tăng áp gắn biến tần cũng rất cao.
Biến tần là thiết bị biến đổi tần số dòng điện vào máy bơm, và nhờ đó nó điều khiển máy bơm chạy theo tốc độ mong muốn. Khi sử dụng biến tần vào bơm tăng áp, máy bơm của bạn sẽ hoạt động tương ứng với số đầu vòi được sử dụng, ví dụ: nếu bạn mở 1 vòi để sử dụng thì bơm sẽ chạy chậm để đáp ứng dòng nước cho 1 vòi, nếu chạy 3 vòi thì bơm chạy với tốc độ đáp ứng lượng nước cho 3 vòi.
Trong các loại bơm biến tần cho gia đình hiện nay có dòng bơm Wilo với sản phẩm rất phù hợp, chất lượng rất tốt và giá cả cũng phải chăng.
Xin giới thiệu với các bạn 1 sản phẩm: bơm biến tần wilo PE 301EA, sử dụng phù hợp cho nhà có 1 đến 4 phòng vệ sinh như: biệt thự, chung cư cao cấp… Đặc biệt, giá của sản phẩm này rất phù hợp: Bơm tăng áp có biến tần WILO PE 301EA giá 6.0000.000 đ ( sáu triệu đồng).
Chi tiết bơm tăng áp biến tần WILO PE 301EA tại đây: Bơm tăng áp biến tần WILO PE 301EA
Loại thứ ba: Máy bơm hút giếng:
Về cơ bản, máy bơm hút giếng cũng sử dụng loại máy bơm đẩy cao. Tuy nhiên để lựa chọn thì cần lưu ý một số điểm sau:
Phải chú ý đến mực nước ngầm để lựa đúng loại máy bơm ( lưu ý: mực nước ngầm tính từ mặt nước tĩnh đến vị trí đặt máy bơm):
+ Mực nước ngầm không quá 5 mét, dùng loại máy bơm cánh thông thường.
+ Mực nước ngầm từ 5-8 mét, có thể lựa chọn máy bơm cánh trục ngang hoặc các loại máy bơm hút khác.
+ Mực nước ngầm từ 8 – 32 mét, phải dùng đến đường hồi và cọc hỗ trợ hút sâu.
Trong trường hợp có sử dụng đường hồi và cọc hút sâu thì nên sử dụng máy bơm ly tâm hoặc bán chân không để đạt được hiệu quả tốt nhất.
+ Mực nước ngầm sâu hơn 32m, dùng máy bơm hỏa tiễn thả thẳng xuống giếng.
Để tham khảo giá máy bơm hút giếng mời quý khách tham khảo tại đây: Máy bơm giếng khoan
Trên đây là một số thông tin cơ bản để lựa chọn máy bơm nước cho gia đình, hy vọng sẽ là thông tin hữu ích giúp cho các bạn dễ dàng nắm bắt và lựa chọn được cho gia đình chiếc máy bơm phù hợp.
Các bạn có thể xem thêm danh sách sản phẩm máy bơm nước gia đình tại: https://tranggiadung.com/danh-muc/loai-may-bom/may-bom-nuoc-gia-dinh/
Cảm ơn quý khách đã quan tâm tới sản phẩm của chúng tôi.
Từ khóa » Bơm Nước Sinh Hoạt Gia đình
-
Máy Bơm Nước Sinh Hoạt Gia đình
-
CÁC LOẠI MÁY BƠM NƯỚC SINH HOẠT CHO GIA ĐÌNH | Hằng Phú
-
Máy Bơm Nước Sử Dụng Trong Sinh Hoạt Hộ Gia đình
-
Máy Bơm Nước Gia đình Giá Rẻ, Chính Hãng Nhất Thị Trường - Sơn Hà
-
Cách Chọn Máy Bơm Nước Cho Gia đình
-
Máy Bơm Nước Gia đình Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay?
-
5 Dòng Bơm Tăng áp Gia đình THÔNG DỤNG Hiện Nay?
-
Máy Bơm Gia đình Matra được Nhập Khẩu Nguyên Chiếc ITALY 220V
-
Chọn Máy Bơm Cấp Nước Sinh Hoạt Cho Gia đình
-
Cách Chọn Máy Bơm Cấp Nước Sinh Hoạt Cho Gia đình
-
Bơm Nước Sinh Hoạt Gia đình Là Gì, Gồm Những Loại Máy Bơm Nào
-
Máy Bơm Nước Gia Đình - Máy Bơm Dân Dụng Loại Tốt Giá Rẻ 220v
-
Đánh Giá Top 5 Máy Bơm Nước Gia đình Bán Chạy Nhất 2020
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Máy Bơm Tăng áp Nước Sinh Hoạt Trong Gia đình
-
Tư Vấn Chọn Mua Máy Bơm Nước Phù Hợp Nhu Cầu Sử Dụng
-
Chọn Máy Bơm Nước Thải Cho Gia đình - Tinh Tuệ