Hướng Dẫn Cách Chọn MCCB 3 Pha Cho Công Trình Dân Dụng

Cách chọn MCCB 3 pha như thế nào cho công trình dân dụng là một vấn đề được rất nhiều người hiện nay thắc mắc. Để tìm hiểu về thông tin này, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Aptomat MCCB 3 pha là gì? Cấu tạo ra sao?

Cũng tương tự như CB chống giật, MCCB 3 pha được hiểu là một dạng aptomat có chức năng theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố liên quan đến hệ thống điện như: Chập mạch, rò rỉ hay quá tải…

Thông thường, cấu tạo của một chiếc MCCB 3 pha sẽ bao gồm hai cấp tiếp điểm hoặc 3 tiếp điểm là: Chính, phụ và hồ quang. Khi mạch điện đóng lại, theo thứ tự thì tiếp điểm hồ quang được đóng đầu tiên, sau đó sẽ là tiếp điểm phụ, và cuối cùng là tiếp điểm chính. Ngược lại, khi cắt mạch điện thì các tiếp điểm chính sẽ mở trước, tiếp theo sẽ là các tiếp điểm phụ và sau cùng là tiếp điểm hồ quang.

Aptomat MCCB 3 pha Schneider

Aptomat MCCB 3 pha Schneider

Nguyên lý hoạt động của MCCB 3 pha đối với nguồn điện

Trong trường hợp trạng thái điện hoạt động bình thường, việc đóng ngắt mạch điện của MCCB sẽ được đóng tiếp điểm, nhờ vào móc khớp với móc ở cùng cụm tiếp điểm. Còn khi mạch điện gặp phải sự cố quá tải hay ngắn mạch thì lực hút điện từ ở nam châm sẽ hút phần tương ứng xuống, qua đó làm bật nhả các móc. Khi đó các tiếp điểm sẽ được mở ra, đồng thời mạch điện bị ngắt.

Hướng dẫn cách chọn MCCB 3 pha cho công trình dân dụng

Để đảm bảo mạch điện hoạt động trong trạng thái ổn định và an toàn nhất, người dùng cần nắm rõ được cách chọn MCCB 3 pha sao cho hợp lý và chuẩn xác nhất.

Sau đây là một số kinh nghiệm khi chọn MCCB 3 pha cho công trình dân dụng, mà bạn có thể tham khảo qua:

Cách chọn MCCB 3 pha cho công trình

Cách chọn MCCB 3 pha cho công trình

Xem thông số kỹ thuật của động cơ

Thông số kĩ thuật vốn là nơi thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất về thông số dòng điện sử dụng tương ứng với dòng điện chính mà công trình bạn đang sử dụng. Bên cạnh đó, đây còn là số liệu để giúp bạn dễ dàng xác định được chính xác thiết bị sẽ gồm có những bộ phận nào, công suất hoạt động ra sao để khi lắp đặt chung với CB tổng cho gia đình, nó sẽ kết hợp một cách tốt nhất.

Đa phần công suất hoạt động của thiết bị sẽ tiêu tốn từ 8 đến hơn 10KW, vì vậy cần phải có một CB phù hợp nhất để giúp cho động cơ có thể dễ dàng hoạt động một cách ổn định. Thông thường nếu chỉ tính công suất của riêng CB thôi thì khi lắp đặt trong gia đình, nó sẽ cần công suất từ 5KW. Ngược lại, đối với môi trường công nghiệp thì công suất sẽ cần từ 10KW.

Tính toán cường độ dòng điện của động cơ

Một cách tính đơn giản có thể giúp bạn chọn lựa ra được một loại CB tốt nhất, đó là khi bạn đã biết được công suất P = 10KW, điện áp U = 380V và cos = 0,8. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng tìm được cường độ dòng điện I thông qua công thức cụ thể là: P = U * I * Cosµ. Từ công thức này, bạn sẽ suy ra được công thức tính cường độ dòng điện I để thế số vào sẽ là tính ra được I.

Tính cường độ dòng điện khởi động động cơ

Chúng được kí hiệu như sau:

  • ICB: Tức là cường độ dòng điện của thiết bị MCCB.
  • IĐC: Nghĩa là cường độ dòng điện của động cơ.

Như công thức tính ở trên thì rất cần đến chiếc aptomat khối MCCB có cường độ dòng điện lớn hơn của động cơ 3 pha, để tránh trường hợp bị rung giật hoặc phóng điện. Tỉ lệ mà các kĩ sư điện hay sử dụng thông thường sẽ là ICB gấp 1,5 lần IĐC. Như vậy, khi người dùng sử dụng sẽ không gặp phải các sự cố nguy hiểm và nó cũng là cường độ dòng điện khi vận hành động cơ, nên cứ dựa vào đó để chọn MCCB cho động cơ là tốt nhất. Bên cạnh đó, I khởi động của động cơ cần phải cao hơn I động cơ.

Chọn công suất MCCB phù hợp

Phần lớn mọi người đều sẽ chọn công suất của CB thấp hơn so với cường độ dòng điện khởi động của động cơ, nhằm ngăn ngừa tình trạng động cơ bị chệch công suất hay gặp khó khăn khi hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, mà bạn cần phải khắc phục ngay.

Trong trường hợp nếu bạn muốn chọn một CB làm việc hiệu quả, ít ra bạn phải chọn loại có công suất cao hơn so với khởi động của động cơ. Như vậy mới có thể giúp CB thúc đẩy cho động cơ vận hành một cách ổn định nhất. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp hạn chế xảy ra tình trạng chập mạch, đồng thời dễ dàng giải quyết, ngăn ngừa sự cố quá tải của dòng điện.

Bài viết vừa rồi đã hướng dẫn bạn cách chọn MCCB 3 pha phù hợp cho công trình dân dụng. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc cần tham khảo về giá cả thiết bị, hãy liên hệ ngay với Điện Phan Khang để được tư vấn chi tiết nhé!

✜ ✜ ✜ ✜ ✜

CÔNG TY TNHH ĐIỆN PHAN KHANG Hãy liên hệ Phan Khang Electric ngay hôm nay để có được sự phục vụ tốt nhất.

Từ khóa » Các Loại Mccb 3 Pha