Hướng Dẫn Cách Chống Hú Cho Dàn Karaoke Tại Nhà Cực Dễ

Tự nhiên đã đầu tư mua một dàn Karaoke xịn mà khi hát còn gặp phải hiện tượng hú, rít siêu chói tai chắc bạn rất bực mình. Không sao, nguyên nhân này xảy ra thường do để loa sát nhau quá hoặc do một vài lỗi về kỹ thuật.

Cơn Bão Số đã chuẩn bị sẵn một bài chia sẻ về cách chống hú cho dàn karaoke nhà bạn thật chi tiết dưới đây. Hãy thử tìm xem dàn karaoke nhà bạn mắc phải lỗi gì nha, sau đó bạn có thể tự khắc phục tại nhà hoặc liên hệ với các dịch vụ sửa chữa âm thanh để họ khắc phục càng sớm càng tốt. Vì để vậy không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc khi ca hát mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến thính giác người nghe về lâu về dài.

Tại sao khi hát karaoke bị hú? Hiện tượng này là gì?

Giải thích về hiện tượng hú khi hát Karaoke

Khi lắp đặt dàn Karaoke trong phòng, các thiết bị này thường được trang bị luôn hệ thống Feedback. Feedback (phản hồi) được xem là một trong những hệ thống ưu việt nhất trong việc ngăn chặn tạp âm phản lại truyền từ Micro đến Loa hoặc do âm thanh của Treble quá cao.

Feedback hoạt động theo một vòng lặp. Có thể hiểu thế này, micro thu âm thanh từ loa sau đó âm thanh khuếch đại ra ngoài, lúc này micro thu lại nhiều lần nữa. Vòng tròn này cứ lặp lại mãi cho đến khi nó gây nên hiện tượng hú.

Các nguyên nhân gây ra hú karaoke

Vị trí micro đang hướng thẳng và đặt quá gần loa

Nếu bạn đặt micro quá gần loa, khi bạn hát micro sẽ thu âm và phát ra loa ngoài. Lúc loa ngoài phát, micro thu lại âm thanh đó và khuếch đại theo cấp số nhân. Nhiều chu kỳ xảy ra như vậy sẽ gây nên hiện tượng hú.

sơ đồ cho thấy hiện tượng hú của micro
Sơ đồ cho thấy tại sao lại có hiện tượng hú của micro

Xuất hiện cộng hưởng âm thanh trong phòng kín

Nội thất và diện tích căn phòng đều có khả năng dội âm khi loa phát ra người ta hay gọi là cộng hưởng phòng. Khi âm thanh phát ra từ các tần số cộng hưởng này thì micro sẽ thu lại. Âm thanh được thu bao gồm nhiều tạp âm khác nhau, không còn là âm thanh gốc nữa, dẫn đến tiếng hú. Cách tốt nhất để tránh trường hợp này chính là bạn cần trang bị cách âm cho cả căn phòng.

Cũng có tay chuyên nghiệp về âm thanh có chỉnh được mức độ khuếch đại và làm cho cường độ âm thanh tiêu hao theo ý của mình, nhưng nếu bạn không chuyên bạn nên xây dựng cách âm phòng nhé.

Công suất của amply quá yếu so với diện tích phòng

Với diện tích phòng khoảng 25m2 thì công suất amply phải đạt tiêu chuẩn từ 200W trở lên. Còn khi so với công suất của loa, công suất của Amply phải gấp đôi. Nếu công suất của amply quá thấp so với loa, khi âm thanh khuếch đại từ Amply không đủ cung cấp cho loa sẽ tạo nên tiếng hú ngay.

Các lỗ thông hơi trên mic bị bịt kín

Nếu các lỗ thông hơi nhỏ trên micro bị bít kín sẽ gây nên hiện tượng cộng hưởng ngay trong chính thân micro dẫn đến micro bị hú.

Cách cầm micro không đúng

Micro bị hú có thể do lúc hát bạn vô tình để tay che anten của micro không dây. Không chỉ vậy, việc đặt micro gần miệng cũng gây ra tiếng hú.

anten của micro không dây
Không nên nắm lấy phần anten của micro khi đang hát

Một số bạn khi hát do quên hay sao đó, dùng tay che luôn phần chụp đầu Micro, khiến âm thanh bị cản trở rồi tự hú lên. Một số bạn khác lại hay cầm vào điểm cuối của Micro, vị trí này cũng không tốt, dù không tạo ra tiếng hú nhưng nó cũng gây tiếng ồn ồn, âm thanh hát ra không được hay.

Chỉnh amply không đúng

Có một số amply xịn sẽ hỗ trợ bộ khử hú nhưng một số amply khác lại không. Nếu amply không được chỉnh đúng cách nó sẽ gây nên hiện tượng hú.

Những cách chống hú cho dàn Karaoke đơn giản, dễ làm

1- Sắp xếp lại vị trí loa trong phòng và tránh hướng micro về loa

Sắp xếp lại vị trí loa trong phòng chẳng hạn như treo loa treble lên 2 bên, không đặt loa quá sát tường, không để loa đối xứng vào nhau và tránh trường hợp để Micro hướng thẳng trực tiếp về loa nhé, nên để loa xa micro càng tốt. Loa monitor để đâu phải cố định hẳn ở đó, khi tới đoạn nghỉ người hát cần tắt micro, tránh để trường hợp micro chĩa vào loa.

Khi đã bố trí lại các loa đúng vị trí của nó và cũng để micro ra rất xa loa nhưng tiếng hú vẫn còn vậy thì chắc chắn là do nguyên nhân từ cộng hưởng phòng mà ra. Nhất quyết phòng Karaoke bạn nên làm cách âm để tiêu âm và tán âm, nhờ vậy mà khi quá trình phản xạ âm thanh xảy ra, âm thanh cũng bị suy hao đáng kể.

2- Xử lý lỗ thoát hơi micro bị tắc

Phía sau màng nhún của micro có chứa các lỗ thoát hơi, các lỗ thoát hơi này có thể vô tình bị bít kín lại, bị feedback ngay trong chính thân micro làm cho tình trạng cộng hưởng âm thanh xảy ra. Vì vậy mà gây tiếng hú. Cách khắc phục là bạn mang nó ra tiệm để những người thợ có chuyên môn chỉnh lại hoặc lúc mua cần chú ý mua loại Mic có chất lượng tốt. Không dùng Mic thu âm để hát, vì Mic thu âm vốn đã không có lỗ thông hơi rồi.

Lúc hát cũng không nên để môi quá sát, chạm vào micro như vậy cũng bị hú. Khoảng cách lý tưởng nhất giữa môi và micro là từ 2-2,5cm. Lưu ý cầm micro so với người tốt nhất nên nghiêng khoảng 45 độ để phát ra âm thanh trực diện tránh hú bạn nhé.

3- Không dùng tay che anten tín hiệu micro

Anten có trong micro không dây mục đích dùng để hỗ trợ đầu thu sóng khi khoảng cách giữa Micro với Amply quá xa. Khi bạn vô tình dùng tay che Anten sẽ dẫn đến cường độ tín hiệu rất thấp từ đó Micro gây nên hiện tượng hú.

Cách tốt nhất nên bố trí anten ở một vị trí thích hợp hơn để khi hát không vô ý che mất anten. Sắp xếp sao cho khoảng cách từ Anten đến Micro càng ngắn càng tốt. Tốt nhất là nằm trên một đường thẳng.

4- Điều chỉnh lại amply hoặc vang số

Khi amply được cân chỉnh không chính xác cũng gây nên hiện tượng rú rít rất đáng sợ. Để tránh điều này xảy ra, Cơn Bão Số muốn hướng dẫn các bước chỉnh nhằm khắc phục tình trạng này như sau:

  • Bước 1: Hãy cắm mic vào đúng vị trí trên Amply sau đó chỉnh nút MUSIC về mức càng thấp càng tốt.
  • Bước 2: Volume hàng mic và Volume hàng Master, Balance, Echo, LO, MID, HI, DLY, RPT đều phải chỉnh về nút Normal.
  • Bước 3: Chúng ta sẽ cần điều chỉnh nút ECHO, DLY hay RPT từ trái qua phải cho đến khi nào bạn cảm nhận được là âm thanh không còn quá vang vọng nữa với tai của mình và trong chính không gian của mình. Không có chỉ số nào là tuyệt đối cho các nút trên vì nó cũng phụ thuộc lớn vào tiêu âm, tán âm, diện tích phòng.
  • Bước 4: Tiếp đến là chỉnh âm trầm, âm trung và âm cao. Khi bạn thấy giọng hát của mình chỗ nào cũng vang cao và dường như thiếu mất âm trầm bạn cứ cầm nút bass vặn. Khi muốn giọng trong trẻo, có sức sống, dày hơn, cao hơn hẳn bình thường bạn cứ chọn MID để chỉnh cho âm trung và HI để chỉnh cho những âm có tần số cao. Ở phần này cũng không có chỉ số nào gọi là chỉ số chung cho cả 3 âm cả. Bạn cứ vặn sang trái hoặc phải và dừng ở điểm bạn nghe đã “lọt tai” như vậy là đã thành công rồi bạn nhé.
  • Bước 5: Phần này là phần chỉnh Volume Music. Âm lượng của nhạc không được phép chỉnh quá so với âm lượng của Micro. Nếu bạn vẫn cố tình vi phạm quy tắc này thì lúc hát không còn nghe thấy lời đâu nữa, chỉ còn tiếng hú, rít mà thôi. Trường hợp các tiếng hú, rít xuất hiện và kéo dài bạn phải ngay lập tức chỉnh âm có tần số cao về bên trái khoảng từ 10 đến 90 độ bạn nhé.

*Lưu ý khi điều chỉnh amply

  • Nếu bạn muốn tăng hoặc giảm bất cứ tần số nào thao tác đều phải từ từ, không nên vặn nút đột ngột. Điều này sẽ nhanh chóng làm hỏng ampli của bạn.
  • Nếu sau khi đã điều chỉnh amply mà cuối cùng vẫn còn tiếng hú thì hãy thử giảm nút Echo hoặc nút Volume trên chính Micro xem có khắc phục được tình trạng này không nhé.
  • Khi giọng hát của bạn đang quá gầy và thiếu sinh khí, thiếu hơi, bạn muốn dày lên hơn nữa hãy vặn nhẹ nút Echo ở đường Mic và nút Low ở đường tổng theo hướng tăng lên nhé.
  • Trường hợp giọng hát của bạn đang quá dày, nặng, nghe khá mệt mỏi bạn cứ tăng tần số trung nút MID nằm ở đường Mic lên.
  • Còn nếu bạn chưa hài lòng với khả năng lên các nốt cao trong bài hát của mình hãy cứ mạnh dạn chỉnh nút HI ở vị trí đường Micro và đường Echo tổng nghen.

5- Sử dụng thiết bị chống hú cho dàn karaoke

Có một số micro cao cấp và một số amply đã tích hợp sẵn hệ thống chống hú cho dàn karaoke, nhưng vì tất cả đều được tích hợp trong một thiết bị nên khả năng hoạt động của nó chưa chắc đã mạnh bằng những thiết bị riêng lẻ.

feedback chống hú
Feedback chống hú sẽ hỗ trợ bạn ngăn cản hiện tượng hú rít ở mức tối đa

Cái lợi của thiết bị chống hú là bất cứ khi nào dàn karaoke nhà bạn vừa cất tiếng hú lên sẽ ngay lập tức được khắc phục bởi thiết bị này. Ngoài khả năng chống hú thì thiết bị này cũng cho giọng hát được trong trẻo và mềm mại hơn, loại bỏ những tạp âm không đáng có từ không gian phòng hoặc từ tiếng thở, tiếng ồn cho bạn cảm giác thực sự khá mượt mà khi hát.

Chưa dừng lại ở đó, thiết bị chống hú cho dàn karaoke còn giúp giữ nguyên âm phát ra từ micro. Tình trạng phát ra tiếng ồn, tiếng ré hay tiếng hú từ Micro sẽ rất hy hữu nếu bạn đã trang bị nó cho dàn karaoke. Và em này sẽ không ảnh hưởng gì đến giọng hát của bạn cả.

Các thiết bị chống hú hiện nay rất tân tiến bạn đừng lo là mua về rồi nó không tương thích với thiết bị này hoặc thiết bị kia trong dàn Karaoke nhà bạn. Khi mua bạn cần trao đổi xem dàn karaoke nhà bạn đang dùng là những thiết bị của hãng nào, người tư vấn họ sẽ chọn cho bạn một thiết bị chống hú phù hợp nhất với giá tiền và hầu như tương thích với rất nhiều thiết bị của dàn karaoke như loa mixer, EQ, main power, micro…

Kết luận

Trường hợp nếu dàn karaoke nhà bạn chỉ xuất hiện các hiện tượng hú nhẹ bạn có thể khắc phục bằng cách 1 đến cách 4. Sau khi đã chỉnh hết các cách trên mà lúc ca bạn vẫn cứ bị tiếng hú “hù” đến chói tai, giật mình thì lúc này là lúc bạn cần đầu tư thêm ít chi phí nữa để sắm luôn một thiết bị chống hú. Có thiết bị này rồi bạn hát không sợ bất kỳ tiếng hú nào nữa.

Như vậy, với các cách chống hú cho dàn karaoke như trên, Cơn Bão Số hy vọng bạn sẽ thực hiện khắc phục tình trạng hú triệt để. Trong quá trình thực hiện các cách này nếu gặp trở ngại nào hoặc cần tư vấn về những thiết bị chống hú cao cấp nhất bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ nhân viên 11 năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ support bạn tốt nhất có thể.

Từ khóa » Cách Chỉnh Dàn Karaoke Không Bị Hú