Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Giời Leo ở Môi Không Cần Thuốc

Cách chữa bệnh giời leo ở môi không dùng thuốc được khá nhiều người truyền tai nhau. Vậy bạn đã biết cách nào chữa bệnh giời leo ở môi không dùng thuốc chưa? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên dưới!

  • Giải đáp: Nằm nệm lò xo có bị đau lưng không?
  • TOP 7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
  • Cách nấu nước đậu xanh giải độc gan hiệu quả nhất
  • Trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà: 7 phương pháp đơn giản và hiệu quả!
  • Gừng nướng chữa xuất tinh sớm có hay không?

Bệnh giời leo ở môi là gì?

Giời leo là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và bị virus này tấn công các dây thần kinh của bạn. Bệnh giời leo gây những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác. Khi bị giời leo, virus gây bệnh tấn công vào thần kinh tai, lưỡi và mặt.

Giời leo ở môi do virus herpes simplex gây ra, bệnh nghiêm trọng theo thời gian và dễ dàng lây qua tiếp xúc nhất là khi hôn nhau. Tùy theo điều kiện mà bệnh có thể ở mức độ khác nhau. Nếu sức đề kháng của người bệnh vốn yếu hoặc bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch thì bệnh này thường nặng, tổn thương lan rộng, kéo dài, có biến chứng. Tuy nhiên, ở đa số trường hợp khác, bệnh nhẹ thường có thể tự khỏi trong vài tuần.

Bệnh giời leo ở môi

Bệnh giời leo ở môi

Dấu hiệu dễ thấy của giời leo ở môi là ngứa, nóng, rát, đỏ da, có cảm giác lăn tăn ở môi, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ, tập trung thành từng đám trên môi hay quanh môi đôi khi còn ở cả miệng. Những nốt mụn này chứa đầy dịch, khi bị vỡ, dịch chảy ra ngoài làm lây bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như hạch cổ, hạch dưới hàm sưng to, đau; sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng…

Cách chữa bệnh giời leo ở môi không cần thuốc

Trước hết, cách chữa bệnh giời leo ở môi không cần thuốc là bạn phải dùng nước muối loãng để rửa sạch vết giời leo, có nghĩa rửa sạch những chất độc do côn trùng tiết ra. Sau đó, có rất nhiều cách chữa trị với căn bệnh này, có thể dùng lá mơ lông giã nhỏ đắp vào, hoặc dùng lá sam, lá sung… Nhiều người vẫn hay có thói quen nhai gạo nếp hoặc đỗ xanh đắp vào chỗ bị bệnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Từ cách làm rất thủ công là ‘nhai’ cũng đã tiềm ẩn bao nhiêu nguy cơ nhiễm trùng vết thương rồi.

Sau khi đã làm sạch vùng da bị giời leo, bạn cần thanh nhiệt và giải độc cơ thể, vì lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh. Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể. Và ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…

Tuyệt đối không gãi, cạo, xát chanh, xát muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp… vì sẽ làm cho tổn thương sâu hơn, lan rộng hơn, nhiễm trùng, loét. Có thể tắm rửa hằng ngày nhưng không được xát xà phòng trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cần kiêng uống rượu, bia và không ăn nhiều gia vị cay, nóng. 

Ngoài ra bạn có thể kết hợp với những cách chữa bệnh giời leo ở môi khác như:

– Dùng đá lạnh trị giời leo

Nước đá có khả năng làm giảm các triệu chứng sưng phồng, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Cách này giúp bạn loại bỏ nhưng cơn đau nhức một cách nhanh chóng.

+ Dùng viên đá nhỏ chườn lên vùng bị giời leo ở miệng

Dùng đá lạnh trị bệnh giời leo ở môi

Dùng đá lạnh trị bệnh giời leo ở môi

+ Thực hiện vài lần mỗi ngày cho đến khi những vết phồng rộp giảm hẳn.

– Dùng kem đánh răng

Bạn chỉ cần thoa một chút kem đánh răng lên phần môi bị rộp rồi để qua đêm. Thành phần sulfate có trong kem đánh răng sẽ loại bỏ cơn đau và cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng.

Bệnh giời leo ở môi có lây không?

Bệnh giời leo ở môi và giời leo nói chung có triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sau đó xuất hiện hồng ban sưng phù. Sau vài ngày, trên nền hồng ban này sẽ tạo ra nhiều chùm mụn nước, bóng nước và hạch bạch huyết vùng lân cận sưng to. Những triệu chứng này có thể xuất hiện một bên ở nhiều vị trí trên cơ thể: mắt, mũi, miệng, tứ chi, ngực, bụng, lưng,…

Bệnh giời leo không có khả năng lây qua hơi thở và không khí. Tuy nhiên, các mụn nước khi vỡ ra có thể lây tới các vị trí khác và lây cho những người xung quanh. Nó chỉ có thể lây với những người đã từng bị thủy đậu, còn những người chưa bị thủy đậu thì virus này sẽ tạo ra bệnh thủy đậu mà không phải bệnh giời leo.

Khi bị các mụn nước ở miệng, cần tránh để các dịch từ mụn nước lây đến các vị trí như mắt sẽ gây tổn thương thị giác, ở tai sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh số VII gây đau tai trong, tê liệt cảm giác trên mặt, giảm vị giác, mắt mờ, mệt mỏi.

Bị giời leo ở môi khi mang thai, phải làm sao?

Với trường hợp bệnh nhẹ, bà bầu có thể tự chữa bằng phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc bôi ngoài da. Còn nếu bệnh nặng phải dùng thuốc thì mẹ bầu cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều đầu tiên là cần tránh lo lắng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và em bé. Nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sắp xếp lịch sinh hoạt làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan nếu như mắc giời leo khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan nếu như mắc giời leo khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Mặc dù không lây nhưng những người mắc bệnh giời leo cũng có thể mang vi rút sởi vì thế bạn nên tránh tiếp xúc với những bà bầu khác nếu như bạn đang bị “giời leo” và đợi cho đến khi vùng da phát bệnh lành lặn hẳn hãy gặp gỡ họ.

Bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc điều trị, giúp giảm thiểu triệu chứng. Bạn có thể yên tâm điều trị mà không lo có ảnh hưởng gì tới thai nhi. Ngoài ra bà bầu cần chú tới chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa và chống lại bệnh tật. Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm  giàu khoáng chất, vitamin, uống nhiều nước, nước ép hoa quả để thanh nhiệt, thải độc, tránh đồ cay nóng như mít, café, dưa muối, đường…

Cách phòng bệnh giời leo ở môi

Ngoài việc bỏ túi những cách chữa bệnh giời leo ở môi mà chúng tôi vừa hướng dẫn trên đây, điều quan trọng hơn cả là bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa bệnh để hạn chế sự nhân rộng và phát triển của căn bệnh này!

  • Tiêm vắc xin giời leo cho trẻ khi còn nhỏ.
  • Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, đồ vật cá nhân với người bệnh.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ cơ thể người bệnh.
  • Khử trùng các vật dụng mà người bệnh từng sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế căng thẳng, tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa hoạt tính của virus gây bệnh.

Hy vọng, những thông tin chia sẻ về cách chữa bệnh giời leo ở môi trên đây sẽ giúp ích được cho bạn! Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Xem thêm:

Mách bạn cách chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh nhanh nhất

Bài liên quan

  • Bệnh giời leo có lây không? Cách chữa bệnh giời leo theo nhân gianBệnh giời leo có lây không? Cách chữa bệnh giời leo theo nhân gian
  • Mách bạn cách chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh nhanh nhấtMách bạn cách chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh nhanh nhất
  • 7 căn bệnh thường gặp gây nguy hiểm đến tính mạng7 căn bệnh thường gặp gây nguy hiểm đến tính mạng
  • 4 bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết4 bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết
  • Điểm danh một số mẹo chữa bệnh dân gian không phải ai cũng biếtĐiểm danh một số mẹo chữa bệnh dân gian không phải ai cũng biết

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Giời Leo ở Môi