Hướng Dẫn Cách Chữa Tóc Bạc Sớm Bằng Hà Thủ ô - Dưỡng Tóc
Có thể bạn quan tâm
Từ nghìn năm trước, dân gian đã lưu truyền câu: “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm Hà Thủ Ô“. Đây là một bài thuốc quý trong giúp hồi lại mái tóc xuân xanh cho nhiều người. Để hiểu rõ ràng hơn về tác dụng chữa bạc tóc của hà thủ ô, mời mọi người hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
- Tóc bạc diễn ra như thế nào?
- Tìm hiểu về hà thủ ô
- Vì sao gọi hà thủ ô là vị thuốc quý?
- Phân loại hà thủ ô
- Tác dụng chung của hà thủ ô
- Những ai nên dùng hà thủ ô
- Cách chữa tóc bạc sớm bằng hà thủ ô
- Tác dụng của hà thủ ô với tóc
- Các cách dùng hà thủ ô trị tóc bạc sớm
- Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Tóc bạc diễn ra như thế nào?
Tóc chúng ta bắt đầu bạc là khi cơ thể ngừng sản sinh ra chất tạo màu tóc gọi là sắc tố melanin. Mái tóc do rất nhiều sợi tóc tạo thành, mỗi sợi tóc mọc ra từ một nang tóc, có chứa tế bào sắc tố tạo ra lớp bọc bên ngoài, làm tóc có màu và sáng bóng. Khi tuổi tác lớn dần, các sắc tố tạo lớp bọc này sẽ giảm đi, gây ra hiện tượng bạc tóc. Như vậy, tóc bị bạc hiểu đơn giản là quá trình tóc bị giảm đi sắc tố, cho đến khi tóc bạc trắng là lớp bọc ngoài tóc đã không còn sắc tố nào. Sự suy giảm sắc tố melanin không chỉ gây ra bạc tóc, mà còn làm cho tóc trở nên xơ, cứng hơn, mất độ bóng mượt của tóc.
Giai đoạn đầu của quá trình bạc tóc, sắc tố melanin vẫn còn nhưng ít hoặc không hoạt động. Dần dần, số lượng các tế bào sắc tố này sẽ giảm dần đi. Thông thường quá trình bạc tóc sẽ xuất hiện rõ ràng ở nam giới ở khoảng tuổi 30 và nữ là khoảng 35 tuổi. Ngày nay có rất nhiều phương pháp cải thiện tóc bác sớm mà không cần đến Tây y. Một trong số đó là sử dụng dược liệu Hà Thủ Ô, cách hữu hiệu giúp cơ thể phục hồi lại tận gốc tóc.
Tìm hiểu trước:
- Các nguyên nhân gây bạc tóc sớm ở thanh niên
- Tóc bạc sớm là do thiếu chất gì?
Tìm hiểu về hà thủ ô
Vì sao gọi hà thủ ô là vị thuốc quý?
Tích chuyện xưa kể rằng: Vào thời Đường bên Trung quốc, có một người ốm yếu từ nhỏ tên là Hà Điền Nhi, 58 tuổi vẫn chưa lấy được vợ. Một hôm, do uống rượu say nên ông ta nằm ngủ cạnh bìa rừng. Sáng tỉnh dậy, ông phát hiện bên cạnh mình có một loại cây thân leo, từng cặp, từng cặp quấn chặt lấy nhau hồi lâu rồi buông ra trông rất là kỳ quái. Thấy lạ, họ Hà bèn đào lấy rễ, đem về nhà kiên trì sắc uống. Dần dần, tóc anh ta chuyển từ bạc sang đen nhánh, cơ thể cũng cường tráng hơn, trong 10 năm, ông ta sinh liền mấy đứa con và sống thọ tới 160 tuổi. Cháu nội của Hà Điền Nhi là hà Thủ Ô cũng dùng thuốc này và thọ tới 130 tuổi, tóc vẫn còn đen nhánh. Hà Điền Nhi đem thuốc cho họ hàng, bà con hàng xóm cùng dùng, mọi người ghi nhớ công ơn và cây thuốc này là Hà Thủ Ô.
Qua tích chuyện trên, chúng ta có thể thấy được ít nhất ba tác dụng đặc biệt của hà thủ ô là: làm đen tóc, kéo dài tuổi thọ và có lợi cho việc sinh con.
Phân loại hà thủ ô
Hà thủ ô có 2 loại chính là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Trong Đông y, hà thủ ô đỏ là thảo dược quý, được sử dụng nhiều để chữa bệnh, còn hà thủ ô trắng ít tác dụng nên ít được sử dụng hơn.
- Hà thủ ô đỏ: Là cây thảo dạng leo bằng thân quấn. Có cuống lá dài, lá mọc so le, phiến lá giống lá rau muống, gốc hình tim hẹp, có chóp nhọn dài, mép nguyên. Củ giống củ khoai lang, cứng chắc, mặt ngoài lồi lõm, có màu nâu đỏ. Mặt cắt ngang lớp vỏ bần có màu nâu sậm, lớp bên trong có màu hồng, nhiều bột, ở giữa là lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, vị đắng chát, không có mùi.
- Hà thủ ô trắng: Là cây loại dây bò mọc bò hoặc leo. Lá mọc đối, hình bầu dục, phiến lá nguyên, chóp lá nhọn, gốc lá tròn. Củ thường nhỏ hơn hà thủ ô đỏ, có màu trắng và chứa nhiều nhựa.
Hà thủ ô đỏ có nguồn gốc ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Cây trồng từ 2 – 3 năm thì có thể thu hoạch được. Trong Đông y, củ của cây hà thủ ô đỏ được sử dụng làm vị thuốc chính, có vị đắng ngọt, tính ấm, quy vào 2 tạng chính là gan và thận. Ngoài ra, dây lá cũng có thể dùng làm thuốc và lá có thể làm rau để ăn.
Tác dụng chung của hà thủ ô
– Làm đen râu tóc: Theo y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với thận tạng, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của máu cho nên thận hư yếu sẽ làm tóc yếu, sớm bạc và dễ gãy rụng. Ngược lại, nếu thận tinh sung túc thì tóc sẽ khỏe, dày, đẹp và đen bóng. Mà hà thủ ô có công dụng dưỡng huyết tư âm, bồi bổ can thận nên sẽ có tác dụng làm đen râu tóc.
– Kéo dài tuổi thọ: Quan niệm y học cổ truyền cho rằng, sự già yếu của con người được quyết định bởi quá trình suy giảm của thận tinh. Bởi vậy, việc sử dụng hà thủ ô để bồi bổ thận tinh cũng có tác dụng tăng cường tuổi thọ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ gan, tăng quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của tuyến thượng thận và giáp trạng.
– Có lợi cho việc sinh con: Việc sinh con cái liên quan đến thận, thận khỏe, sung thì sẽ dễ dàng trong việc phát dục, dễ sinh con. Bài thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh chữa trị chứng bất lực cho hoàng đế ngày trước là ví dụ, với nguyên liệu chủ yếu là hà thủ ô.
Những ai nên dùng hà thủ ô
- Những người bị rụng tóc, bạc tóc, tóc khô xơ, dễ gãy rụng.
- Những người bị thiếu máu, rối loạn lipit, hàm lượng hồng cầu thấp.
- Người mắc các bệnh về thận, yếu sinh lý.
Cách chữa tóc bạc sớm bằng hà thủ ô
Tác dụng của hà thủ ô với tóc
Theo Đông y, râu tóc bị bạc là do huyết hư, thận tinh yếu, dẫn đến râu tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ. Trong khi đó, hà thủ ô đỏ có tác dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bạc tóc từ sâu bên trong. Ngoài ra, thành phần của hà thủ ô có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxi hóa mạnh, sẽ giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, cũng như tình trạng bạc tóc.
Các cách dùng hà thủ ô trị tóc bạc sớm
Uống nước sắc hà thủ ô
- Đây là một cách đơn giản, dễ làm và hiệu quả. Cách làm là đem hà thủ ô tươi nấu uống hằng ngày hoặc có thể tán thành bột, mỗi ngày dùng 10-20g. Kết hợp chung với một số vị thuốc như: thục địa, kỷ tử, ngưu tất sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Hà thủ ô đem sấy khô, thêm vừng đen rang chín, mỗi thứ 300 gr, sau đó tán nhỏ rồi trộn đều bỏ vào lọ dùng dần. Khi dùng có thể trộn thêm vừa đủ với mật ong, đường, đem nó nhai và nuốt hoặc có thể pha với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê.
Hà thủ ô kết hợp với đậu đen
- Ngâm hà thủ ô đỏ đã thái miếng với đỗ đen – giã nát – một đêm. Buổi sáng cho vào nồi, nấu sôi tầm 2h, sau đó lấy riêng hà thủ ô đem phơi nắng. Buổi tối lại đem hà thủ ô vào tiếp tục ngâm chung với đỗ đen (lấy đỗ đen mới) rồi lại nấu, lại phơi. Làm liên tục như vậy 9 lần (đông y gọi là cửu chưng cửu sái), rồi sau đó đem hà thủ ô đi sao vàng hoặc có thể sao vàng hạ thổ. Khi sao hà thủ ô xong thì đổ ra nền đất và lấy chảo úp lên, nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần.
- Củ hà thủ ô ngâm với nước vo gạo trong vòng 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10kg hà thủ ô thì cho thêm 100g đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn nước thì đảo đều cho chín. Khi củ đã mềm, lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước đỗ đen thì nên tẩm phơi cho hết. Đem đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.
Ngâm rượu hà thủ ô
Nguyên liệu là 1kg hà thủ ô đỏ khô, 0,5kg đường phèn với 4 lít rượu trắng. Cho tất cả vào hũ thuỷ tinh lớn, ngâm từ 2 tháng trở lên là có thể dùng được. Cách dùng: Mỗi ngày uống 2-3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số cách chế biến khác của hà thủ ô
- Hà thủ ô (20g), sơn trà (20g). Đem thái vụn, hãm với nước sôi, sau 15 – 20 phút là dùng được, uống thay trà hàng ngày.
- Hà thủ ô (30g), thêm 1 con gà mái, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng và rửa sạch. Sau đó cho hà thủ ô đã nghiền đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Đem hầm nhừ các nguyên liệu trên bằng nồi đất, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.
- Hà thủ ô (30g), gạo tẻ (100g), đại táo 3 quả, đường đỏ (50g). Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi đem sắc trong vòng 1 giờ, bỏ bã lấy nước, đem đi nấu với gạo và đại táo thành cháo, cho thêm đường ăn trong ngày. Hoặc dùng hà thủ ô 15 – 20g cho vào nồi đất hầm nhừ, cho thêm 50 – 100g gạo nấu tiếp thành cháo, có thể chế thêm mật ong và để ăn khi đói bụng.
- Hà thủ ô (60g), trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô, lấy nước bỏ bã rồi đập thêm trứng gà vào đun chín là được. Ngày ăn 1 lần.
- Hà thủ ô (120g), đương quy (60g), sinh địa (80g), rượu trắng 2.500ml. Các vị thuốc đem thái vụn gói trong túi vải, cho vào vò ngâm với rượu sau đó đậy nút kín và để nơi thoáng mát, khô ráo, sau 1 tuần là có thể dùng được. Mỗi ngày nên uống 15ml vào buổi sáng.
- Hà thủ ô (200g), kỷ tử (50g), long nhãn (200g), đinh hương (15g), mật ong (50g), rượu trắng 2000ml. Các vị thuốc đem thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20ml.
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Hiện nay, trên thị trường có hà thủ ô sống và hà thủ ô đã qua chế biến, nhưng rất khó phân biệt thật giả với củ nâu. Do đó, cần phải lưu ý cụ thể khi chọn hà thủ ô để trị tóc bạc:
- Chọn hà thủ ô tươi có hình dạng gần giống như củ khoai lang.
- Mặt ngoài củ có màu đỏ nâu, hơi sần sùi và nhiều lồi lõm.
- Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm.
- Củ khá cứng và khó có thể bẻ gãy.
- Bên trong củ màu hồng có nhiều bột, không mùi, vị đắng chát.
- Ở giữa củ có lõi gỗ hơi cứng.
Sau khi lựa chọn đúng nguyên liệu, bạn cần tiến hành bào chế, bảo quản nơi thoáng mát để sử dụng dần. Hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt các chất độc có sẵn trong dược liệu. Chẳng hạn như, hà thủ ô sống có những hợp chất chứa anthraquinone kích ứng nhu động ruột, thông đại tiện gây tiêu chảy. Do đó, nhiều người khoẻ uống có thể bị đau bụng đi ngoài liên tục. Hoặc hà thủ ô có chất gây sang chấn phân giải gây ngủ li bì, các chất độc này có thể tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới gan, thận.
Ngoài ra, khi sử dụng hà thủ ô, bạn cũng cần phải lưu ý những điểm sau:
- Cần sự kiên trì vì tác dụng của hà thủ ô là khá chậm.
- Chỉ sử dụng hà thủ ô đỏ để trị tóc bạc sớm, hà thủ ô trắng hầu như không có tác dụng.
- Người có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với một số thành phần có trong hà thủ ô thì nên cân nhắc trước khi sử dụng.
- Không khuyến khích người bị huyết áp thấp hay đường huyết thấp sử dụng hà thủ ô để trị tóc bạc sớm.
- Khi cảm thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường không rõ nguyên do, bạn cần tạm ngừng sử dụng, kết hợp với việc theo dõi sức khỏe chặt chẽ.
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời hà thủ ô với các loại vị thuốc Tây y khác.
- Trong quá trình sử dụng hà thủ ô, cần kiêng tuyệt đối củ cải trắng, tỏi và hành.
- Luôn giữ cho da đầu ở trong trạng thái sạch sẽ và khô thoáng, cơ thể ở trạng thái thoải mái, tránh suy nghĩ quá nhiều hay căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về tác dụng cũng như một số bài thuốc từ hà thủ ô trong việc chữa trị tóc bị bạc sớm. Bài thuốc hà thủ ô được giới chuyên môn đánh giá hiệu quả cao cũng như sự an toàn khi sử dụng. Ngoài việc điều trị tóc bạc sớm bằng bài thuốc hà thủ ô, người mắc phải cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, điều chỉnh lối sống lành mạnh, đặc biệt nhất là luôn giữ cho da đầu khỏe mạnh.
Xem thêm: 7 Mẹo dân gian đơn giản giúp mái tóc đen trở lại – bạn có muốn biết?
Từ khóa » Cách Dùng Hà Thủ ô Chữa Bạc Tóc
-
Không Sợ Tóc Bạc Sớm Cùng Hà Thủ ô - Bách Hóa XANH
-
Hà Thủ ô - Vị Thuốc Trị Râu Tóc Bạc, Kéo Dài Tuổi Thọ
-
Uống Hà Thủ ô Bao Lâu Thì đen Tóc? Cách Uống Hiệu Quả Nhanh
-
Cách Chế Biến Hà Thủ ô Làm Tóc đen Tự Nhiên Và Suôn Mượt
-
9 Cách Chữa Tóc Bạc Sớm Bằng Hà Thủ Ô An Toàn Và Hiệu Quả
-
Bật Mí Cách Chữa Tóc Bạc Sớm Với Hà Thủ ô - Vietnamnet
-
Cách Chữa Tóc Bạc Sớm Bằng Hà Thủ Ô Cho Hiệu Quả Bất Ngờ
-
6 Cách Chuẩn Chế Biến Hà Thủ ô để Trị Tóc Bạc Sớm - Happy Skin
-
Hà Thủ ô đỏ: Bí Quyết Cho Người Tóc Bạc Sớm - YouMed
-
4 CÁCH TRỊ BẠC TÓC BẰNG HÀ THỦ Ô ĐỎ
-
Cách Sử Dụng Hà Thủ ô Làm đen Tóc đơn Giản Mà Hiệu Quả
-
Cây Hà Thủ ô đỏ Thần Dược Chữa Bệnh Tóc Bạc Sớm Và Những Lưu ý ...
-
Top 10 Cách Chữa Tóc Bạc Sớm Bằng Hà Thủ ô Tại Nhà - Qik Hair
-
Những Bài Thuốc đơn Giản Của Hà Thủ ô Trị Tóc Bạc - Tra Cứu Dược Liệu