[Hướng Dẫn] Cách Chuyển Độ F Sang Độ C Trên Điều Hoà (2022)

Nội dung chính
  1. Tìm hiểu độ F độ C trên Remote điều hoà
  2. Cách chuyển nhiệt độ F sang độ C của những hãng điều hoà phổ biến
  3. Cách sử dụng điều hòa không khí hiệu quả

Xã hội ngày càng phát triển, vì thế nhu cầu của con người đối với các thiết bị điện tử như điều hoà, tủ lạnh, lò vi sóng,...ngày một gia tăng. Theo thống kê, tại các cửa hàng thì điều hoà không khí được coi là một trong những thiết bị được bán khá chạy. Tuy nhiên, một số khách hàng khi sử dụng máy lạnh bị chuyển độ F sang độ C khiến người dùng bối rối.

1 Tìm hiểu độ F độ C trên Remote điều hoà

Khi sử dụng điều hoà đôi lúc nhiệt độ sẽ tự chuyển độ F sang độ C, khiến người dùng Việt không phân biệt được hiện tại đang là bao nhiêu độ. Trước khi hướng dẫn cách chuyển nhiệt độ chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về độ F và độ C.

Độ F trên điều khiển máy lạnh là gì? F (viết tắt của Fahrenheit) có nghĩa là một thang đo nhiệt độ nhiệt động lực học, trong đó nhiệt độ đóng băng của nước là 32 độ F (°F) và nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn là 212 °F. Tại mức này khiến điểm sôi và điểm đóng băng của nước chênh lệch nhau chính xác 180 độ. Thế nên, một độ trên thang Fahrenheit là 1/180 khoảng nhiệt độ từ điểm đóng băng đến điểm sôi của nước. Giá trị không tuyệt đối được xác định là - 459,67°F.

Độ C trên remote điều hoà là gì? C (viết tắt của Celsius) được hiểu là đơn vị đo nhiệt độ. Độ C được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius. Chính ông là người đề ra hệ thống đo nhiệt độ theo trạng thái của nước với 100 độ C (212°F) là nước sôi và 0 độ C (32°F) là nước đá đông ở áp suất khí tiêu chuẩn vào năm 1742. Hai năm sau đó nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đo nhiệt độ và lấy 0 độ là nước đá đông và 100 là nước sôi.

Tìm hiểu độ F, độ C trên Remote điều hoà

F độ C trên Remote điều hoà

2 Cách chuyển nhiệt độ F sang độ C của những hãng điều hoà phổ biến

Loại máy lạnh

Thao tác chuyển độ F sang độ C điều hoà

Điều hoà Daikin

Nhấn đồng thời 2 nút tăng giảm nhiệt độ cho đến khi thấy trên bảng điều khiển điều hoà đã chuyển sang độ C.

Điều hòa Toshiba

Tháo pin điều khiển máy lạnh ra rồi gắn vào lại.

Điều hòa Electrolux

Ấn đồng thời 2 nút tăng giảm nhiệt độ trên Remote cho đến khi thấy điều khiển đã chuyển về lại độ C

Điều hoà LG

Có 2 cách: giữ nút Temp Room (nếu điều khiển điều hòa không khí dạng 18 nút) hoặc gỡ pin điều khiển ra trong khoảng 12 tiếng rồi lắp lại (nếu là dạng Remote máy lạnh chỉ có 9 nút).

Điều hòa Panasonic

Vừa ấn và giữ nút mũi tên xuống trong ô Timer (hẹn giờ) trên Remote trong khoảng 10s.

Điều hòa Mitsubishi Electronic

Gỡ pin điều khiển điều hòa ra và gắn vào lại.

Điều hòa Mitsubishi Heavy

Tháo pin Remote máy lạnh ra và gắn vào lại.

Điều hoà Sharp

Gỡ pin điều khiển điều hòa không khí ra và gắn vào lại.

Điều hoà Samsung

Gỡ pin điều khiển điều hòa ra rồi gắn vào lại.

Điều hoà Aqua

Ấn đồng thời 2 nút MODE và nút giảm nhiệt độ không khí.

Điều hoà Midea

Ấn giữ đồng thời nút On/Off và nút Timer trong khoảng 7 giây. Cho đến khi trên Remote xuất hiện 4 giao diện khác nhau, thì chọn giao diện thứ 4.

Hướng dẫn chuyển độ F sang độ C trên điều hoà mới nhất 2024

Cách chuyển nhiệt độ F sang độ C của những hãng điều hoà phổ biến

>>> Xem thêm: Cách sử dụng điều khiển điều hoà chi tiết, dễ thực hiện

  • Hướng Dẫn Sử Dụng Điều Khiển Điều Hòa Panasonic

  • Hướng Dẫn Sử Dụng Điều Khiển Điều Hòa Daikin

3 Cách sử dụng điều hòa không khí hiệu quả

Để sử dụng điều hòa không khí hiệu quả, tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe, bạn nên lưu ý những điểm sau:

Điều chỉnh nhiệt độ:

  • Giữ mức chênh lệch nhiệt độ hợp lý: Không nên cài đặt nhiệt độ máy lạnh quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài. Theo khuyến cáo, chỉ nên chênh lệch khoảng 5 độ C để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm điện. Ví dụ, nếu nhiệt độ ngoài trời là 30 độ C, bạn nên cài đặt nhiệt độ máy lạnh ở 25 độ C.
  • Sử dụng chế độ "Dry" (Hút ẩm) khi trời nồm: Chế độ này giúp giảm độ ẩm trong phòng, tạo cảm giác mát mẻ mà không cần hạ nhiệt độ quá thấp.
  • Tăng dần nhiệt độ khi ra khỏi phòng: Thay vì tắt máy lạnh đột ngột, bạn nên tăng dần nhiệt độ lên vài độ trước khi ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi.

Lắp đặt và sử dụng:

  • Lắp đặt đúng vị trí: Lắp đặt máy lạnh ở vị trí thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, xa các thiết bị điện tử khác và đảm bảo luồng gió lưu thông tốt.
  • Vệ sinh định kỳ: Vệ sinh lưới lọc bụi, khay nước thải và dàn lạnh thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hoạt động và sức khỏe cho người sử dụng.
  • Tắt máy khi không sử dụng: Tắt máy lạnh khi không sử dụng trong thời gian dài để tiết kiệm điện năng.
  • Sử dụng quạt hỗ trợ: Sử dụng quạt kết hợp với máy lạnh giúp luồng gió lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác mát mẻ và tiết kiệm điện hơn.

Một số lưu ý khác:

  • Hạn chế mở cửa sổ khi sử dụng máy lạnh: Việc mở cửa sổ thường xuyên sẽ khiến không khí lạnh thất thoát, làm máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn, tốn điện hơn.
  • Uống nhiều nước: Sử dụng máy lạnh thường xuyên khiến cơ thể dễ mất nước, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để đảm bảo sức khỏe.
  • Tránh để trẻ em tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh: Luồng gió lạnh trực tiếp từ máy lạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, vì vậy bạn nên điều chỉnh hướng gió hoặc cho trẻ mặc thêm áo khi sử dụng máy lạnh.

Bằng cách áp dụng những cách trên, bạn có thể sử dụng điều hòa không khí một cách hiệu quả, tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Như vậy, với cách chuyển độ F sang độ C điều hòa trên đây, mong rằng với hướng dẫn trên các bạn sẽ thực hiện thành công. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết!

-------------------------------------

CHIAKI.VN - MUA SẮM TRỰC TUYẾN

  • Website: https://chiaki.vn/
  • Hotline: 0932.888.300
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Từ khóa » độ F ở điều Hoà Là Gì