Hướng Dẫn Cách Cúng ông Táo Về Nhà Mới đón Tài Lộc Về Nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Khi chuyển về nhà mới sinh sống, ngoài việc thực hiện các nghi thức cúng gia tiên, thần tài, thổ công,… thì việc thỉnh bài vị ông Táo về nhà mới cũng không kém phần quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cúng ông táo về nhà mới để gia chủ rước lộc về nhà!

Nội Dung

Toggle
  • Ý nghĩa của nghi thức thỉnh bài vị ông táo về nhà mới:
  • Tìm hiểu sự tích ông Công ông Táo:
  • Hướng dẫn cách lập bàn thờ ông Táo về nhà mới:
    • Cách bố trí đồ cúng trên bàn thờ ông Táo:
    • Giờ hoàng đạo để thỉnh ông Táo về nhà mới:
    • Các bước Nghi lễ cúng Ông Táo ở nhà Bếp:
    • Văn khấn cúng ông Táo:
  • Một số câu hỏi liên quan đến nghi lễ cúng ông Táo:
    • Bàn thờ ông Táo bao gồm những gì?
    • Cúng ông Táo ở bếp hay bàn thờ?
    • Cúng mấy con cá chép và cách thả cá như thế nào?
  • Một vài lưu ý khi đặt bàn thờ ông táo trong nhà bếp:

Ý nghĩa của nghi thức thỉnh bài vị ông táo về nhà mới:

Từ xa xưa theo quan niệm dân gian, ông Táo là vị thần gần gũi với gia đình chúng ta nhất. Vị thần này luôn xuất hiện bên cạnh của gia đình chúng ta hằng ngày. Nhiệm vụ của vị thần này là trình tấu cùng Ngọc Hoàng những khó khăn, vấn đề của gia đình từ đó các vị thần sẽ giúp gia đình ta tháo gõ những khó khăn đó.

Ý nghĩa của nghi thức thỉnh bài vị ông táo về nhà mới
Ý nghĩa của nghi thức thỉnh bài vị ông táo về nhà mới

Hăng năm, các gia đình thường làm lễ đưa tiễn ông táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Còn khi dọn về nhà mới, lễ cúng đón ông táo về nhà mới chính là nghi thức thông báo với ông Táo rằng gia đình mình đã đến nơi khác ở, mời ông Táo theo cùng và tiếp tục che chở, gìn giữ gia đình mình.

  • Những điều kiêng kỵ khi về nhà mới
  • Hướng dẫn cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa
  • Tại sao tuổi dần không được phụ dọn nhà?
  • Nhà hướng bắc có tốt không?

Tìm hiểu sự tích ông Công ông Táo:

Táo Quân bắt nguồn từ ba vị thần của Lão giáo Trung Quốc là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Một trong những tích được dân gian ta lưu truyền kể rằng, có đôi vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi sống gắn bó bên nhau lâu nhưng không có con, vì vậy dần hay sinh cãi cọ. Một lần, hai vợ chồng có xô xát lớn, người vợ Thị Nhi bỏ đi và về sau gặp Phạm Lang kết thành vợ chồng.

Về phần Trọng Cao, sau đó vô cùng ân hạn đã quyết định đi tìm lại Thị Nhi. Đi qua ngày tháng hết tiền và gạo đành ăn xin dọc đường và tình cờ tìm đúng nhà vợ mình. Thị Nhi nhận ra chồng mình, vô cùng xúc động đã mời Trọng Cao ăn cơm. Bất chợt Phạm Lang về, để chồng không hiểu nhầm, Thị Nhi đã để Trọng Cao vào đống rơm sau nhà.

Sự tích ông Công ông Táo
Sự tích ông Công ông Táo

Không may, Phạm Lang muốn có tro bón ruộng nên đốt rơm. Thị Nhi lao vào lửa cứu Trọng Cao. Thấy vợ mình nhảy vào lửa, Phạm Lang cũng nhảy theo và cả ba người đều chết.

Tình nghĩa của ba người khiến Ngọc Hoàng thương tình phong làm Định phúc Táo Quân, Phạm Lang là Thổ Công coi việc bếp, Trọng Cao là Thổ Địa coi việc nhà, còn người vợ Thị Nhi là Thổ Kỳ coi việc chợ búa.

Các Táo không chỉ bẩm những việc làm đúng sai của gia đạo vào ngày chầu Ngọc Hoàng, định cát hung cho gia đình mà còn bảo vệ họ khỏi ma quỷ, mang lại bình yên cho mọi người trong nhà. Đó là lý do tại sao phải cúng ông Công ông Táo để tỏ lòng thành kính và biết ơn những gì mà các vị thần mang lại cho gia đình chúng ta.

Hướng dẫn cách lập bàn thờ ông Táo về nhà mới:

Cách bố trí đồ cúng trên bàn thờ ông Táo:

Các vật dụng cần thiết bao gồm:

  • Kệ (được xây hoặc đóng kệ gỗ)
  • Bài vị ông Táo
  • Bát nhang
  • Bình hoa
  • Đĩa đựng trái cây
  • Ly nước.

Giờ hoàng đạo để thỉnh ông Táo về nhà mới:

Giờ hoàng đạo để thỉnh ông Táo về nhà mới
Giờ hoàng đạo để thỉnh ông Táo về nhà mới

Khi chuyển nhà cần chọn ngày giờ tốt để thực hiện thủ tục đón rước ông táo về nhà. Việc chọn ngày giờ này gia chủ có thể tham khảo trên mạng hoặc nhờ các chuyên gia phong thủy tư vấn lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để lễ cúng diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.

Các bước Nghi lễ cúng Ông Táo ở nhà Bếp:

Bàn thờ Ông Táo cần đặt nơi khô ráo, tránh gần nước. Sau đó, thực hiện các bước lập bàn thờ Ông Táo, cúng Ông Táo về nhà mới sau:

Bước 1: Khi vào nhà mới, bạn nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu hoặc một cái nệm đang sử dụng.

Bước 2: Bày lễ vật cúng, mâm cúng Ông Táo lên bàn và kê theo hướng đẹp với gia chủ.

Bước 3: Gia chủ tự tay thắp nhang và để vào bát nhang.

Bước 4: Thắp nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch đồng thời xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Sau đó, bắt đầu đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên. Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị bài văn khấn rước Ông Táo về nhà để khi khấn vái dễ dàng đọc hơn.

Bước 5: Đun nước, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên (mục đích là để khai bếp).

Lưu ý: Việc cúng rước Ông Táo về nhà mới nên thực hiện bởi chính gia chủ mà không nhờ đến ai khác.

Văn khấn cúng ông Táo:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này

Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………

Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị thần linh

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Một số câu hỏi liên quan đến nghi lễ cúng ông Táo:

Bàn thờ ông Táo bao gồm những gì?

Theo quan niệm tâm linh cho thấy rằng cuối năm ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để thực hiện nghi lễ cũng vái và báo cáo với Ngọc Hoàng những gì xảy ra ở trần gian.

Thời gian cúng là tối ngày 22 hoặc trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp thì tiến hành nghi thức cúng tiễn ông Táo về trời.

Lễ cúng ông Táo gồm có: Mũ ông Táo ba chiếc (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà). Mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho táo bà thì không có cánh chuồn.

Những chiếc mũ được trang sức với gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến nhiều màu sắc. Có nhiều nhà để đơn giản và tiện hơn người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công có hai cánh chuồn, chiếc áo và đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ thì được bày với bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả, tiền vàng, 3 con cá chép sống. Bởi vì ông Táo về trời thường cưỡi cá chép nên bắt buộc phải có cá chép, khi cúng xong thì chúng ta nên thả cá về với tự nhiên (phóng sinh) chờ cá về trời. Trên đây là tất cả những đồ vật cần thiết có trên bàn thờ trong cách lập bàn thờ ông Táo mà bạn cần nắm vững.

Cúng ông Táo ở bếp hay bàn thờ?

Có những gia đình nghĩ rằng ông Công ông Táo là thần bếp nên việc tiến hành cúng lễ sẽ phải diễn ra ở bếp, tuy nhiên gia đình nào thờ bài vị ông Táo và đặt bàn thờ gần bếp thì có thể thắp hương tại đây, còn không thì có thể thực hiện lễ ở bàn thờ thần linh, gia tiên, cái cốt ở tâm phúc.

Khi làm lễ, nên bật bếp để quanh năm gia đình ấm no. Cúng ông công ông táo thắp mấy nén hương? Dân ta thường lấy số lẻ để dâng hương vì số lẻ là âm. Tuy nhiên, nhà Phật không chú trọng số hương dâng, tâm hương là quan trọng.

Nếu bát hương đầy thì rút chân nhang, có thể bốc bát hương, để lại 3-5 chân hương.

Cúng mấy con cá chép và cách thả cá như thế nào?

Dân ta sẽ cúng 3 con cá chép để đưa ba vị thần về trời. Việc thả cá chép sau khi làm lễ xong cũng khá quan trọng, giúp hoàn thành quá trình làm lễ cúng. Bạn đặt ba con cá chép sống trong chậu nước gần mâm cỗ thờ và phóng sinh ra sông, hồ trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp sau khi cúng xong để cá chép hóa rồng đưa ông Công ông Táo về trời.

Cúng mấy con cá chép
Cúng mấy con cá chép

Nên thả cá nhẹ nhàng xuống nước thay vì tung hất cá từ trên cầu xuống, đồng thời không vứt rác xuống sông để không làm mất đi sự linh thiêng vốn có của tục lệ này.

Một vài lưu ý khi đặt bàn thờ ông táo trong nhà bếp:

  • Bàn thờ Ông Táo đặt ở trong nhà bếp, theo hướng của bếp và ở phía trên để song song với bếp. Không nên đặt quá xa bếp.
  • Không đặt ống khói hút mùi cạnh bàn thờ.
  • Nên đặt cái kệ ở phía trên của bếp nhằm tránh xa các hoạt động nấu nướng.
  • Không đặt cạnh nơi rửa tay vì nếu đặt ở vị trí này thì gia đình khó thuận hòa, thường xuyên xảy ra cãi vã (Theo quan niệm phong thủy, thủy tương khắc với hỏa).
  • Không đặt bàn thờ ở hướng đối diện hoặc cạnh nhà vệ sinh vì đây là nơi có những thứ ô uế, bẩn thỉu.
  • Nếu nhà bếp quá chật chội, hãy đặt bàn thờ ở góc hướng Nam cạnh nhà bếp. Do Táo Quân thuộc về hỏa theo quan niệm ngũ hành nên đặt ở hướng đó thì “hỏa” vượng sẽ phù hợp.
  • Nếu gia đình không có điều kiện để làm bàn thờ Ông Táo thì tốt nhất nên thắp nhang đèn ở bàn thờ ông bà tổ tiên, không nên cắm ở vùng bếp.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về nghi lễ cúng rước Ông Táo về nhà mới. Hãy chú ý thực hiện đúng cách, chuẩn phong thủy để mang lại sự ấm êm và nhiều tài lộc về nhà nhé.

Để giúp các bạn chuyển nhà dễ dàng hơn Chuyển nhà Kiến Vang cung cấp dịch vụ chuyển nhà trọn gói, khi các bạn có nhu cầu tìm hiểu thì có thể liên lạc với chúng tôi qua hotline: 0961729729 hoặc để lại thông tin, Chuyển nhà Kiến Vang sẽ liên hệ tư vấn với các bạn.

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Từ khóa » Bài Khấn Lập Bàn Thờ ông Táo