Hướng Dẫn Cách đan Len Vặn Thừng Chi Tiết Cho Người Mới Học

Unilever Việt Nam
  • Bảo quản quần áo
  • Gia đình
  • Giặt Là
  • Ngoài nhà
  • Sự bền vững
  • Trong nhà
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Vệ sinh phòng tắm
  • Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

1. Hướng dẫn đan áo len kiểu vặn thừng

1.1 Nguyên liệu và dụng cụ bạn cần chuẩn bị

  • Cuộn len.

  • Kim đan (lưu ý chọn loại phù hợp với kích thước sợi len), nên chuẩn bị 2 size kim khác nhau, 1 kim size chính và 1 kim nhỏ hơn 1 cỡ.

  • Cây kéo.

  • Kim khâu len.

1.2 Hướng dẫn cách đan len vặn thừng

1.2.1 Thân sau

  • Bước đầu tiên của cách đan len này, bạn dùng kim nhỏ để bắt 64 (68, 72) mũi.

  • Đan K1 P1 đến hết, sau đó lặp lại 10 hàng tương tự vậy, mũi K đan K còn mũi P thì đan P.

  • Đổi sang kim chính và bắt đầu đan trơn với quy tắc mặt phải là dòng K và xen kẽ 1 dòng K với 1 dòng P cho đến khi dài khoảng 13.5 (14, 14.5) inch thì dừng lại. Lưu ý là kết thúc mũi đan tại mặt trái (hàng P) nhé.

  • Chiết nách: ở 2 hàng tiếp theo bạn cần phải chiết 4 mũi đầu tiên, kế đó chiết thêm 2 mũi đầu tiên ở hai hàng tiếp, *(nhớ là giảm 1 mũi tại đầu và cuối của hàng tiếp theo rồi mới đan thêm 1 hàng như bình thường), lặp lại tương tự * 3 thêm lần nữa. Vậy thì còn 44 (48, 52) mũi, chuyển sang đan trơn đến khi thu được phần thân có chiều dài là 20.5 (21.5, 22.5) inch, giống như ở trên, bạn cũng phải kết thúc mũi đan ở mặt trái (hàng P).

  • Chiết 6 (7,8) mũi đầu tiên ở 4 hàng tiếp theo rồi đưa 20 (20, 20) mũi còn dư lại ra kim chờ.

1.2.2 Thân trước

  • Sử dụng kim nhỏ để bắt 64 (68, 72) mũi.

  • Sau đó, đan K1 P1 đến hết, lặp lại tương tự thêm 10 hàng như vậy,  mũi K đan K còn mũi P thì đan P.

  • Đối với công đoạn tiếp theo này, bạn cần đổi sang kim chính để đan theo hướng dẫn như sau: K22 (24, 26) và đánh dấu lại, P7, K inc x 6, P7 rồi đánh dấu lần nữa, K22 (24,26) (70 (74, 78) mũi).

  • Hàng kế tiếp: P22 (24, 26), chuyển đánh dấu, K7, P12, K7, chuyển đánh dấu, P22 (24, 26).

  • Đối với các hàng tiếp theo, bạn tiến hành đan trơn ở 22 mũi đầu và 22 mũi cuối (vẫn là K đan K, P đan P), còn riêng đối với các mũi còn lại ở giữa sẽ thực hiện theo công thức dưới đây:

  • H1: P7, K12, P7

  • H2: K7, P12, K7

  • H3: ~H1

  • H4: ~H2

  • H5: P7, cần đưa 6 mũi ra kim chờ và cho về phía trước, K3, K6 ở 6 mũi kim chờ, K3, P7.

  • H6: ~ H2

  • H7: P7, K3 cần đưa 6 mũi ra kim chờ và cho về phía trước, K3, K6 ở 6 mũi kim chờ, P7.

  • H8: ~H2

  • H9: ~H1

  • H10, H11 tương tự như H8, H9

  • H12 giống H2

  • Lặp lại các thao tác thực hiện cụm vặn thừng như trên đến khi chiều dài thân trước được 13.5 (14, 14.5) inch và dừng lại mặt trái (hàng P).

  • Chiết nách: ở 2 hàng tiếp theo bạn cần phải chiết 4 mũi đầu tiên, kế đó chiết thêm 2 mũi đầu tiên ở hai hàng tiếp, *(nhớ là giảm 1 mũi tại đầu và cuối của hàng tiếp theo rồi mới đan thêm 1 hàng như bình thường), lặp lại tương tự * thêm 3 lần nữa. Vậy thì còn 44 (48, 52) mũi. Một điểm bạn cần nhớ là vẫn tiếp tục đan phần vặn thừng, sau đó, đan tiếp 10 dòng nữa thì ngưng phần vặn thừng này lại và tiến hành đan như sau:

  • Hàng tiếp theo: K12 (!4, 16), P7 K2tog x 6, P7, K12 (14, 16) (44 (48, 52) mũi).

  • Đến phần chia vai và cổ: P12 (14, 16), K4, bạn cần đưa 12 mũi đan ra kim chờ và nối len, K4, P12 (14, 16). Mách nhỏ là bạn nên đan riêng 2 vạt vai này rồi hãy khâu lại với nhau. Giảm mỗi hàng 1 mũi ở phần sát cổ đối với 4 hàng tiếp theo rồi đan bình thường cho đến khi chiều dài tính luôn cả vai được 20.5 (21.5, 22.5) inch thì chiết mũi để kết thúc (đến đây thì vẫn còn 12 mũi ở kim chờ). 

1.2.3 Tay áo

  • Lấy kim nhỏ để bắt 34 (36, 38) mũi.

  • Tiến hành đan (K1, P1) đến hết, lặp lại tương tự cho 10 hàng như vậy, mũi K đan K, mũi P đan P. 

  • Đổi sang dùng kim chính và bắt đầu đan trơn, * (ở hàng tiếp theo bạn cần tăng 1 mũi ở vị trí đầu và cuối của hàng và đan bình thường với 10 hàng kế), lặp lại * 3 lần nữa ( 41 (44, 46) mũi).

  • Tiếp tục đan bình thường cho đến khi tay áo của bạn dài 18 (18.5 19) inch.

  • Hàng tiếp theo: tại 2 hàng tiếp theo bạn cần chiết 3 mũi đầu tiên. *( ở hàng tiếp theo bạn cần giảm 1 mũi ở vị trí đầu và cuối của hàng rồi đan tiếp 1 hàng bình thường), lặp lại tương tự *3 lần nữa. Vậy khi đó còn 28 (30, 32) mũi. *( Đan thêm 3 hàng bình thường và ở hàng tiếp theo phải giảm 1 mũi tại đầu và cuối hàng), lặp lại * 1 (2, 3) thêm lần nữa, bạn sẽ còn 24 mũi. Khi giảm thêm 1 mũi tại vị trí đầu và cuối của 4 hàng tiếp bạn còn 16 mũi, lúc này tiến hành chiết mũi đan để kết thúc.

1.2.4 Cổ áo

  • Khâu để ráp 2 mép vai của thân trước và thân sau lại với nhau, dùng kim nhỏ gẩy lên và đan K 10 (11, 12) mũi ở vai trái, sau đó đan K hết tại 12 mũi còn lại ở chỗ kim chờ lúc nãy, tiếp tục gẩy mũi và đan K 10 (11, 12) mũi ở vị trí mép vai phải, rồi lại đan K với 20 mũi còn dư lại của thân sau. Sau đó, đan tiếp theo vòng tròn ở xung quanh cổ, bắt đầu từ vai trái (52 (54, 56) mũi).

  • Đan (K1, P1) đến khi kết thúc, lặp lại thao tác đó trên 5 hàng như vậy, mũi K đan K, mũi P đan P rồi chiết mũi để kết thúc.

  • Cuối cùng bạn chỉ cần ráp tay áo vào thân là hoàn thành chiếc áo len bằng cách đan len vặn thừng rồi đấy.

2. Hướng dẫn đan khăn len kiểu vặn thừng

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ để tiến hành

  • Cuộn len.

  • Kim đan (lưu ý chọn loại phù hợp với kích thước sợi len).

  • Cây kéo.

2.2 Hướng dẫn chi tiết cách đan khăn len theo kiểu vặn thừng

Trước tiên, bạn cần bắt 45 mũi (hoặc là 62 mũi)

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là nên trượt ở mũi đầu tiên không đan ở mỗi hàng.

  • Phần rìa của chiếc khăn

  • Hàng 1 : bạn cần đan 1 X , 1 L đến cuối hàng.

  • Hàng 2 : Đối với số mũi lẻ thì bạn cần đan 1 L , 1 X và 1 X , 1L khi là số mũi chẵn.

  • Lặp lại tương tự như hàng 1 và hàng 2 thêm 4 lần nữa. Nhớ là mỗi lần như vậy bao gồm luôn cả hàng 1 và hàng 2 nhé!

=> Vậy tổng cộng bạn sẽ có 10 hàng rìa khăn

  • Tiếp theo là vặn thừng chân khăn

  • Hàng 1: 2X, * 2L , vặn thừng đôi phải, 1L, vặn thừng đôi phải, 2L, 8X * Lặp lại phần trong kí hiệu *...* thêm 1 lần đối với trường hợp bạn đã bắt 45 mũi và 2 lần khi bạn đã bắt 62 mũi, 2L, vặn thừng đôi phải, 1L, vặn thừng đôi phải, 2L

  • Hàng 2 : 2X, 2L, 1X, 2L, 2X, *8L, 2X, 2L, 1X, 2L, 2X* lặp lại các thao tác phần trong *..* thêm 2 lần đối với trường hợp bắt 45 mũi và 3 lần đối với 62 mũi, 2L

  • Lặp lại tương tự ở hàng 1 và hàng 2 thêm 4 lần. Mỗi lần như vậy sẽ bao gồm cả hàng 1 và hàng 2.

 => Vậy nếu không tính phần rìa khăn thì tổng cộng bạn sẽ có 10 hàng.

  • Hàng 11 ( thực hiện thao tác vặn thừng): 2X ,* 2L , vặn thừng đôi phải, 1L ,vặn thừng đôi phải, 2L, vặn thừng 4/4 phải * Lặp lại phần ở trong *...* thêm 1 lần khi trước đó bạn bắt 45 mũi và 2 lần đối với trường hợp 62 mũi, 2L, vặn thừng đôi phải, 1L , vặn thừng đôi phải, 2L.

  • Hàng 12 :  Thực hiện tương tự như hàng 2.

  • Bước vặn thừng chính trong cách đan len vặn thừng.

  • Hàng 1 : 2X, * 2L ,  vặn thừng đôi phải, 1L , vặn thừng đôi phải, 2L , 8X * Lặp lại các thao tác ở phần trong *...* thêm 1 lần với trường hợp 45 mũi và 2 lần khi bạn đã bắt 62 mũi, 2L, vặn thừng đôi phải, 1L, vặn thừng đôi phải, 2L

  • Hàng 2 : 2X, 2L, 1X, 2L, 2X , *8L, 2X, 2L, 1X, 2L, 2X* lặp lại phần ở trong *..* thêm 2 lần đối với 45 mũi và 3 lần đối với 62 mũi, 2L.

  • Lặp lại tương tự như hàng 1 và hàng 2 thêm 7 lần, mỗi lần sẽ phải bao gồm cả 2 hàng.

=> Vậy nếu không tính phần vặn thừng và phần rìa của khăn, lúc này bạn có tổng 16 hàng.

  • Hàng 17 (thực hiện thao tác vặn thừng) : 2X, *2L, vặn thừng đôi phải, 1L ,vặn thừng đôi phải, 2L , vặn thừng phải 4/4 * Lặp lại như phần trong *...* thêm 1 lần khi trước đó bạn bắt 45 mũi và 2 lần với 62 mũi, 2L, vặn thừng đôi phải, 1L, vặn thừng đôi phải, 2L.

  • Hàng 18 : Thực hiện giống như hàng 2

Ngoài ra, bạn có thể lặp lại phần vặn thừng chính này cho đến khi thu được độ dài của chiếc khăn như mong muốn. 

  • Cuối cùng là phần rìa còn lại của khăn len 

  • Hàng 1: 2X, * 2L,  vặn thừng đôi phải, 1L, vặn thừng đôi phải, 2L, 8X * Lặp lại tương tự phần trong *...* thêm 1 lần với 45 mũi và 2 lần trong trường hợp 62 mũi, 2L, vặn thừng đôi phải, 1L, vặn thừng đôi phải, 2L.

  • Hàng 2 : 2X, 2L, 1X, 2L, 2X, *8L, 2X, 2L, 1X, 2L, 2X* lặp lại giống như phần trong *..* thêm 2 lần đối với 45 mũi và 3 lần khi đã bắt 62 mũi, 2L.

  • Lặp lại các thao tác như hàng 1 và hàng 2 thêm 4 lần nữa, mỗi lần sẽ gồm cả hàng 1 lẫn hàng 2.

 => Nếu không tính phần rìa, vặn thừng chân, vặn thừng chính của khăn thì bạn có tổng cộng 10 hàng.

  • Cuối cùng bạn chỉ cần đan thêm phần rìa khăn đầu như vậy là hoàn tất rồi đấy.

Cách đan len vặn thừng 2 mặt

  • Trước tiên, bạn cần phải gầy 38 mũi.

  • H1, 3: ( 1 mũi lên, 1 mũi xuống) lặp lại thao tác đó cho đến khi hết hàng

  • H2, 4: (1 mũi xuống, 1 mũi lên) lặp đi lặp lại tới hết.

=> 4 hàng này để tiến hành tạo viền khăn.

  • H5: (1 mũi lên, 1 mũi xuống) thực hiện 2 lần, (6 mũi lên, 6 mũi xuống) đan 2 lần, 6 mũi lên, (1 mũi lên, 1 mũi xuống) thêm 2 lần nữa.

  • H6: (1 mũi xuống, 1 mũi lên) thực hiện 2 lần, (6 mũi xuống, vặn thừng phải 3/3) 2 lần, 6 mũi xuống, (1 mũi xuống, 1 mũi lên) 2 lần.

=> Vặn thừng phải 3/3: chuyển 3 mũi len sang kim vặn thừng rồi để ở phía sau chiếc khăn, tiếp tục đan 3 mũi lên bằng kim chính như bình thường. Cuối cùng đan thêm 3 mũi ở kim vặn thừng.

  • H7: tương tự H5

  • H8: (1 mũi xuống, 1 mũi lên) đan 2 lần, (6 mũi xuống, 6 mũi lên) 2 lần nữa, 6 mũi xuống, (1 mũi xuống, 1 mũi lên) thêm 2 lần.

  • H9: (1 mũi lên, 1 mũi xuống) thực hiện 2 lần, (vặn thừng phải 3/3, 6 mũi xuống) 2 lần, vặn thừng phải 3/3, (1 mũi lên, 1 mũi xuống) tiếp tục thực hiện 2 lần nữa.

  • H10: lặp lại như H8

  • H11: thực hiện giống H5

  • H12:  tương tự H8

  • Lặp lại từ H5 đến H12 thêm 38 lần nữa. Lưu ý là bạn có thể tăng hoặc giảm số lần tùy theo độ dài chiếc khăn của bạn nhé.

  • Sau đó lặp lại tương tự ở H5 đến H10 1 lần.

  • Và thực hiện lại các thao tác từ H1 đến H4 1 lần.

  • Cuối cùng là chiết khăn trong cách đan len vặn thừng đã được hoàn thành.

Hy vọng với những chia sẻ bổ ích từ Cleanipedia sẽ giúp bạn có thể học được cách đan len vặn thừng. Chúc bạn thành công. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Cleanipedia để có thêm những mẹo bổ ích nhé!

>>> Xem thêm:

  • Cách đan túi len với 13 bước đơn giản cho người mới bắt đầu

  • Cách đan mũ len đơn giản

  • Cách đan mũ len đơn giản, không biết đan móc vẫn làm được

  • Hướng dẫn chi tiết cách đan len kiểu vỏ sò cực đẹp

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Chào mừng bạn đến với #CleanTok

Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.

Khám Phá Cleanipedia VN

Tự hào hỗ trợ #CleanTok

Hình ảnh cho thấy một đôi tay đang đeo găng tay màu vàng và chùi rửa một vật dụng trong video trên màn hình điện thoại di động, xung quanh có bong bóng xà phòng.

Bài viết này hữu ích không?

LikeDislike Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn

0%

Không, tôi thích mua sản phẩm không có mã QR hơn

0%

Không quan tâm

0%

0 phiếu bầu

Đọc Tiếp

  • Bàn tay người đang giơ lên với ba hình ảnh ớt đỏ có mắt và miệng, đang "thở lửa".

    Mách bạn 9 cách chữa bỏng ớt an toàn và nhanh chóng tại nhà

  • Lọ hoa sứ xanh lá cây nứt men với nắp trang trí hoa văn phức tạp, đặt trên đế gỗ, trên bàn phủ vải họa tiết.

    Bỏ túi 10 cách xông nhà xả xui, rước may mắn, tài lộc cho gia đình

  • Bánh cuốn thịt nướng và rau sống trên lá chuối.

    Mách bạn cách bảo quản nem chua đúng chuẩn giữ trọn vị ngon

  • Người phụ nữ và em bé đang tắm trong bồn tắm.

    5 loại lá tắm cho trẻ giúp mát da, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt

  • Người phụ nữ cười nắm chai nước trên phố.

    10 chất bảo quản thực phẩm mẹ đảm cần bỏ túi, an toàn và hiệu quả

  • Bình trà thuỷ tinh, cốc trà, và hoa atiso vàng trên khay gỗ.

    Mách bạn bí quyết sử dụng trà hoa vàng hiệu quả, tốt cho sức khỏe

  • Đĩa phở cuốn kèm rau sống và ớt, được cầm bằng tay.

    Lòng se điếu là gì? Cách làm sạch và luộc lòng se điếu đúng cách

  • Hai chiếc bánh dẻo trắng và vàng trên đĩa đen với lá xanh.

    Cách làm bánh dẻo chay ngon “hết sảy” mùa Trung Thu

Từ khóa » Các Kiểu đan Khăn Vặn Thừng đẹp