Hướng Dẫn Cách Đấu Công Tơ Điện 3 Pha Đơn Giản Dễ Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Cách đấu công tơ điện 3 pha
Có 2 cách đấu công tơ điện 3 pha là cách đấu trực tiếp và cách đấu gián tiếp.
Cách đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp
Cách đấu này khá đơn giản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý kỹ phân biệt rõ ràng các đầu nối. Cần thực hiện cẩn thận từng bước dưới đây. Tránh nhầm lẫn gây nguy hiểm cho bản thân cũng như các thiệt bị điện trong gia đình.
Sơ đồ nối công tơ điện 3 pha trực tiếp
Bước 1: Tiến hành ngắt cầu dao, aptomat thiết bị điện trong nhà.
Bước 2: Trỏ gọt dây cáp 3 pha ( lưu ý tránh làm rách lớp bảo vệ dây bên trong khiến điện bị hở sẽ rất nguy hiểm) Sử dụng kìm kẹp cos giữ chặt đầu dây tránh gây lỏng lẻo. Sau đó siết chặt tiếp xúc đầu dây cáp với đồng hồ điện.
Bước 3: Tiến hành mở nắp đồng hồ điện. Sau đó tiến hành đấu nối như sau:
Như trên sơ đồ có 8 điểm đánh số thứ tự từ 1-8 ta có thể chia thành 4 nhóm
- Nhóm A: 1 là vào 2 là ra
- Nhóm B: 3 là vào 4 là ra
- Nhóm C: 5 là vào 6 là ra
- Nhóm D: 7 là vào 8 là ra ( nhóm D là dây trung tính)
Cách đầu công tơ điện 3 pha gián tiếp
Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường sẽ phức tạp hơn một chút. Với 11 đầu ra dây như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ công tơ điện 3 pha gián tiếp
Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp cũng tương tự như đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp duy chỉ có bước số 3 ta cần thay đổi như sau:
Như trên sơ đồ, ta chia 11 chân tiếp xúc thành 4 nhóm tín hiệu:
- Nhóm pha A: bao gồm tín hiệu điện áp pha A (đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 1 và đầu số 3)
- Nhóm pha B: bao gồm tín hiệu điện áp pha B (đầu số 5) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 4 và đầu số 6)
- Nhóm pha C: bao gồm tín hiệu điện áp pha C (đầu số 8) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 7 và đầu số 9)
- Nhóm Trung tính (N): bao gồm tín hiệu điện áp trung tính (đầu số 10 và 11 đã được nối với nhau)
*Lưu ý:
- Tín hiệu áp của pha nào phải nối đúng vào pha đó
- Tín hiệu nối phải đảm bảo bền vững
- Ngõ ra thứ cấp biến dòng đo lường pha A thì nối vào tín hiệu dòng pha A, có ký hiệu đầu (k) và cuối (l), không được lẫn lộn.
- Khi luồn dây qua lỗ biến dòng cần phải đúng chiều K qua L, không được lẫn lộn.
Ngoài ra để bảo vệ một thiết bị trong nhà như: aptomat, rơ le nhiệt… ta cần nhơ nguyên tắc sau: Mỗi thiết bị điện hay lộ cấp điện cần phải được bảo vệ ít nhất 2 cấp. Nghĩa là ngoài thiết bị bảo vệ trực tiếp chính. Ta cần phải có thiết bị bảo vệ phụ ( tức cấp dự phòng). Nếu chẳng may có sự cố chập điện và lớp bảo vệ chính không hoạt động. Thì vẫn có lớp thứ 2 bảo vệ. Tránh nguy cơ chập cháy dẫn đến nguy hiểm cho các thiết bị trong nhà. Cũng như bản thân người sử dụng điện.
Cách đầu công tơ điện 3 pha cũng không phải khó đúng không? Hi vọng với những thông tin như trên các bạn có thể tự lắp đặt, sửa chữa công tơ điện 3 pha thành công và an toàn.
(Theo https://suachuadiennuocgiare.com/)
Từ khóa » Sơ đồ đấu Dây đồng Hồ 3 Pha Gián Tiếp
-
Sơ đồ đấu Dây Công Tơ điện 3 Pha Gián Tiếp
-
Sơ Đồ Cách Lắp Công Tơ Điện 3 Pha | Gián Tiếp Và ... - Điện Nước
-
Cách đấu đồng Hồ 3 Pha Gián Tiếp. - Ổn Áp Standa
-
Cách Lắp Công Tơ Điện 3 Pha Gián Tiếp Đơn Giản Dễ Hiểu
-
Sơ đồ đấu Dây Công Tơ điện 3 Pha - Thái Khương Pumps
-
Cách đấu Công Tơ điện 3 Pha Gián Tiếp - 1FIX
-
Cách đấu Nối Công Tơ điện 3 Pha Gián Tiếp - YouTube
-
Hướng Dẫn Sơ đồ đấu Dây Công Tơ điện 3 Pha Gián Tiếp
-
Sơ đồ Nguyên Lý Công Tơ điện 3 Pha Và Cách đọc Chỉ Số Công Tơ
-
Cách đấu Công Tơ điện 3 Pha An Toàn, đúng Kỹ Thuật Ngay Tại Nhà
-
Sơ Đồ Cách Lắp Công Tơ Điện 3 Pha | Gián Tiếp ...
-
Cách Lắp đặt Công Tơ điện 3 Pha Gián Tiếp
-
Cách đấu Công Tơ điện 3 Pha Gián Tiếp - Nhadep247