Hướng Dẫn Cách đấu Nối Dây Chống Sét Đơn Giản, Chính Xác

Hướng dẫn cách đấu nối dây chống sét Đơn Giản, Chính Xác

Hiện nay, việc thực hiện chống sét cho các công trình nhà ở là điều quan trọng và cần thiết bởi nó đảm bảo an toàn cho tính mạng của mọi người dân. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đấu nối dây chống sét đơn giản, chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất.

Chống sét, hướng dẫn lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà dân

Xem thêm: Ống nhựa mềm lõi thép hiện nay giá bao nhiêu?

Cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa

Hiện nay, cọc tiếp địa phổ biến nhất là cọc đồng với đường kính từ 14mm trở lên với chiều dài 2m. Hiện nay, tùy vào đặc điểm địa chất của từng vùng miền mà chiều sâu và số lượng của cọc sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, cần đảm bảo khi đo điện trở kiểm tra dưới mức 10 Ohm. Thông thường, cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng dây đồng được hàn haowjc bắt bằng bulon đồng. Dây tiếp địa nối với vỏ kim loại của thiết bị điện trong gia đình.

Những lưu ý quan trọng

Các thiết bị điện trên thị trường đều có dây nối đất qua thiết bị plug cắm 3 chân. Do đó, bạn chỉ cần nối dây tiếp địa vào ổ cắm 3 lỗ. Khi sử dụng bạn cắm sử dụng cắm plug 3 chân vào ổ cắm 3 lỗ. Hiện nay nhiều chung cư cao cấp đều có ổ cắm 3 chân và 1 chân được nối đất để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Các dây nối đất thường có màu xanh lá kèm các sọc màu trắng.

Hướng dẫn chi tiết cách đấu nối dây chống sét chính xác nhất

Hướng dẫn chi tiết cách đấu nối dây chống sét

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước đấu nối dây chống sét mà bạn có thể tham khảo, thực hiện Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất Đầu tiên bạn cần xác định được vị trí phù nhất để làm hệ thống tiếp đất. Trước khi đào rãnh hoặc hố cần kiểm tra cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến các công tình ngầm khác như: hệ thống ống nước dây đường dây cáp ngầm. Tiến hành đào rãnh với độ sâu từ 0,6m đến 0,8m, độ rộng 0,3m đến 0,5m. Rãnh có chiều dài và rộng theo bản vẽ thiết kế hoặc thực tiễn thi công. Với những địa điểm mặt bằng thi công hạn chế, ít không gian, vùng đất có điện trở suất đất cao thì bạn cần áp dụng phương pháp khoan giếng. Đường kính giếng khoảng 0,05m cho đến 0,08m, với độ sâu từ 20m – 40m tùy vào độ sâu của mạch nước ngầm. Bước 2. Chôn các điện cực xuống dưới đất Đóng cọc tiếp đất tại vị trí quy định với khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Ở những khu vực diện tích đất hạn chế bạn có thể điều chỉnh khoảng cách sao cho hợp lý. Độ sâu của cọc tiếp địa phải đảm bảo phù hợp, đỉnh cọc cách rãnh đáy từ 0,1m đến 0,15m. Cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn các cọc còn lại, đỉnh cọc cách mặt đất khoảng 0,15 ~ 0,25m. Điều này hỗ trợ quá trình lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất, đỉnh cọc sẽ nằm bên trong của hố. Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để kết nối các cọc đã đóng với nhau. Để làm giảm điện trở đất bạn có thể sử dụng hóa chất, sau đó đổ chúng dọc hệ thống cáp đồng trần. Hóa chất sẽ làm giảm điện trở của đất, tạo thành chất dạng keo bao quanh điện cực và làm tăng bề mặt tiếp xúc giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất tốt hơn. Nếu bạn khoan giếng, cọc tiếp đất được nối trực tiếp với cáp để đặt sâu dưới đáy giếng sau đó đổ hóa chất để làm giảm điện trở xuống giếng. Bước 3. Hoàn trả lại mặt bằng hệ thống tiếp đất Bạn cần đảm bảo hố kiểm tra điển trở đất được lắp tại vị trí cọc trung tâm và phương diện hố ngang so với phương diện đất. Sau đó hãy kiểm trả cuối các mối hàn, thu dọn dụng cụ sử dụng và lấp đất với các hố, rãnh đã đào. Đo điện trở tiếp đất của khối hệ thống lắp đặt. Gía trị của điện trở tiêu chuẩn phải dưới 10 W.

Xem thêm: Ống hút bụi công nghiệp và đơn vị cung cấp uy tín

Phân loại các dạng chống sét và giải pháp hệ thống chống sét

Dưới đây là các dạng chống sét phổ biến nhất hiện nay:

Chống sét đánh thẳng

Chống sét đánh thẳng

Đây là một trong những dạng chống sét được ứng dụng phổ biến trong các hộ gia đình hay khu chung cư. Cấu hình Cấu hình của hệ thống chống sét đánh thẳng gồm các bộ phận sau

Các đầu kim thụ sét

Đầu kim thụ sét được làm từ đồng thau đúc bằng inox hoặc thép mạ đồng. Tùy thuộc vào cấu trúc công trình mà chiều dài kim thụ sét sẽ có sự khác nhau.

Dây dẫn sét

Dây dẫn sét có vai trò dẫn dòng sét từ kim thu đến hệ thống tiếp đất. Nó được làm từ cáp đồng trần, đồng lá, tiết diện của dây từ 50mm2 đến 75mm2.

Hệ thống tiếp đất

Vai trò của hệ thống tiếp đất là tản dòng điện sát trong đất. Bao gồm các bộ phần sau: Cọc tiếp đất với chiều dài từ 2,4m – 3m. Đường kính ngoài là 14 – 16mm, được chôn thẳng đứng và cách mặt đất 0,5 – 1m. Khoảng cách giữa các cọc khoảng 3 – 15m. Dây tiếp đất được làm từ cáp đồng trần với tiết diện 50 – 75mm2 để kết nối các cọc đất với nhau. ống siết cáp dùng để liên kết các cọc tiếp đất với nhau. Giải pháp Giải pháp của hệ thống sét đánh thẳng là sử dụng công nghệ điện tán đám mây để ngăn cản việc hình thành tia điện đạo sét. Loại này được cấu hình với 3 phần: Đầu phát ion dương: được làm bằng inox hoặc thép mạ đồng, đầu phát ion dương thường có dạng quả cầu nhiều gai. Dây dẫn sét: Dẫn dòng ion dương từ mặt đất lên thiết bị phát ion dương. Dây dẫn sét thường được làm bằng cáp đồng trần. Hệ thống tiếp đất: Có vai trò tản dòng điện sét trong đất.

Chống sét lan truyền

Chống sét lan truyền

Chống sét lan truyền cũng là một trong những dạng chống sét khá phổ biến hiện nay. Cụ thể như sau: Chống sét lan truyền cho trạm biến áp 1000v (1kv) Để chống sét lan truyền cho trạm biến áp 1000V có thể sử dụng chống sét Van hoặc các thiết bị cắt lọc sét. Cụ thể:

Dùng chống sét Van

Chống sét Van được lắp song song với nguồn điện để giảm xung điện sét xuống đất. Cấu hình của nó gồm 3 phần như sau: Van cắt sét: Có vai trò cắt xả xung điện sét lan truyền từ lưới hạ thế xuống đất trước khi ddie theo nguồn điện vào phụ tải. Van này được cấu tạo từ ô xýt kẽm. Dây dẫn sét: Có vai trò dẫn dòng sét từ điểm nút mạng đến van cắt sét và từ van cắt sét đến hệ thống tiếp đất Hệ thống tiếp đất: Tản dòng điện sét trong đất

Dùng các thiết bị cắt lọc sét

Thiết bị cắt lọc sét được cấu tạo bao gồm: Van cắt sét sơ cấp: được làm từ ô xýt kim loại. Nó chỉ có thể dẫn điện ở điện cấp cao và trở thành vật cách điện ở điện áp thấp. Bộ lọc sóng hài và nhiễu: được làm từ cuộn kháng điện I và các tụ lọc. Van cắt sét thứ cấp Chống sét lan truyền cho lưới điện hạ thế 3 pha 220/380v – 50/60hz Để chống sét lan truyền cho lưới điện hạ thế 3 pha bạn có thể dùng chống sét van sơ cấp lắp song song với nguồn điện để cắt giảm xung điện sét xuống đất. Ngoài ra, có thể dùng thiết bị cắt lọc sét để vừa cắt xung điện sét vừa lọc các loại sóng hài của sét.

Cách làm chống sét cho nhà mái tôn an toàn và hiệu quả

Dưới đây là một số cách làm chống sét cho nhà mái tôn an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng cột thu lôi

Sử dụng cột thu lôi

Cột thu lôi là cách chống sét phổ biến nhất hiện nay bởi nó dễ lắp đặt, chi phí thấp. Nguyên lý của cách làm này là thanh sắt nhọn hướng lên trên và nối đất bằng dây sắt với đường kính 0,04. Vùng bảo vệ cột thu lôi có hình nón, bán kính tình bằng chiều cao cột. Đây là cơ sở để bạn tính toán chi phí và lắp đặt đảm bảo an toàn.

Công nghệ tiêu tán đám mây

Đây là phương pháp hiện đại và mang lại hiệu quả lớn. Với công nghệ tiêu tán đám mây, hệ thống chống sét gồm đầu phát ion dương làm bằng chất liệu thép mạ đồng, dây dẫn sét bằng đồng với tiết diện 50 – 70mm2. Tùy vào diện tích cần bảo vệ mà số lượng cột tiếp địa sẽ khác nhau. Theo đó, diện tích càng lớn thì số cột tương ứng càng nhiều. Khoảng cách giữa các cột từ 80 cm – 1m.

Chống sét bằng lưỡi liềm

Hiện nay phương thức chống sét cho nhà mái tôn bằng lưỡi liềm vô cùng hiệu quả. Phương pháp này hoạt động theo cơ chế tích tụ lượng điện áp và giải phóng bằng lỗ thoát hồ quang. Chống sét bằng lưỡi liềm cấu tạo đơn giản, phạm vi áp dụng lớn có thể bảo vệ nhà cũng như hệ thống dây điện. Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách đấu nối dây sống sét. Từ đó thực hiện các phương pháp chống sét hiệu quả cho gia đình.

Từ khóa » Sơ đồ đấu Nối Chống Sét Van Hạ Thế