Hướng Dẫn Cách đệm đàn Piano Cho Bài Hát Nhạc Nhẹ

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm về cách lấy cung và đệm đàn piano cho một bài hát thể nhạc nhẹ du dương. Học piano hay bất cứ môn học nào, cũng đều có phương pháp, cách thức. Thật ra thì cái này cũng gọi là kinh nghiệm vài năm chơi đàn piano và học từ phía đàn anh đi trước, mình muốn sang sẻ cho tụi em nhỏ đi sau có thể tham khảo và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

cac-buoc-dem-dan-piano-cho-bai-hat
Đệm đàn piano cho bài hát nhạc nhẹ

Nhiều người chơi đàn piano giỏi đâu phải là suốt thân từ trường lớp đường hoàng. Như bản thân của mình cũng không phải là dân từ trường lớp ra, và trong quá trình học đàn cũng không phải là suông sẻ nên có thể kiến thức chính quy thì hơi bị khiếm khuyết, nếu có gì thiếu sót hay không đúng thì bạn thông cảm hen.

Để đệm đàn bài hát cho một người hát đối với bài hát bạn biết thì quá dễ không cần bàn tới. Tùy theo phong cách, thể loại nhạc, dòng nhạc, kể cả cảm hứng thì mang đến cách đệm hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như các loại nhạc nhẹ thì mình có thể đêm khác, nhạc sôi động thì đệm khác. Nếu đệm Piano thì mình nghĩ thích hợp hơn cho các bài nhạc nhẹ. Còn những bài hát sôi động thì nên có thêm trống vô để tăng cảm hứng và cũng đỡ mệt cho người đàn.

Các bạn thường thấy các nhạc công khi đệm đàn cho người lạ hát nhưng chưa bao giờ biết về bài hát đó, chưa từng nghe bao giờ thì bạn nên yêu cầu người đó hát cho bạn nghe một khúc đầu hoặc cuối của bài hát đó, sau đó bạn cố gắng bắt tone theo giọng đó. Kinh nghiệm bản thân mình là Con trai hát thì thường ở những tone: Em, Dm, C. Con gái thì Am, Gm, Bm. Nếu có những bài Nhạc sĩ sáng tác cho song ca thì thường mình sẽ chơi theo tone của nữ. Và cứ trong 3 hợp âm đó ( của mỗi giọng ) thì mình sẽ mau chóng ” dò ” ra tone chính của bài hát đó.

Còn để biết được các hợp âm đi theo thì mình cũng đã giới thiệu ở bài: cách xác định các hợp âm cơ bản của bài hát rồi, các bạn có thể tham khảo lại. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải nghe nhiều hơn để có thể dễ dàng bắt được tone của bài, tại vì có một số những người hát ở những tone khó chơi và cũng khó đoán như: C#m, B, Eb…thì nếu có kinh nghiệm thì các bạn có thể chơi được, nhưng nếu không quen thì mình sẽ phải chọn cách: Điều chỉnh hạ / tăng cung có sẵn trên cây đàn organ.

Sau khi nghe và có thể xác định được tone của bài đó rồi thì phần tiếp theo đó là Intro. Nếu một bài bạn không biết thì chắc chắn Intro của bài đó bạn phải tự ” chế ” rồi..^^..nhưng bạn chế theo cách của bạn nhưng vẫn phải tôn trọng các quy tắc 1-4-5 để cho người hát dễ dàng vô được. Nếu nhạc nhẹ và chơi piano thì càng phải làm cho tốt phần này. Còn nếu bạn chơi organ thì dễ hơn vì có đệm trống và ” báo” cho người hát dễ vô.

Sau khi có thể làm được các phần ở trên ( lấy tone, intro ) thì phần cuối cùng đó là đệm đàn trong lúc hát. Bạn không nên đánh nhiều và to quá (trừ trường hợp đàn có cắm qua dàn âm thanh) để tránh lấn át tiếng người hát và bị ” chõi” ra những chỗ sai. Quan trọng là phải đánh đúng hợp âm để người hát và người đàn không bị lệch nhau.

2 kiểu đệm đàn piano

Đệm đàn piano hòa âm ko giai điệu

Kiểu đệm đàn piano đơn giản nhất hay dùng cho đệm hát mà người hát nhịp ko chắc lắm đó là cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp. Một biến cách của kiểu này là thêm 1 nốt vào giữa các nốt đen để thay đổi 1 chút. Tốt nhất là thêm bậc 5 (vd đô trưởng thì thêm nốt sol) vào phía dưới và chỉ thêm ở tay phải, tay trái vẫn bấm hợp âm (nốt đen), như vậy tay trái chơi hợp âm, tay trái bấm hợp âm (nốt đen) + nốt sol (nốt đơn) như vậy nghe sẽ dày hơn, đầy đặn hơn.

Đây là kiểu đệm mà các bạn có thể gặp rất nhiều trong các tác phẩm của richard Clayderman. Đó là rải các nốt chính của hợp âm trên những quảng rộng. Rải hợp âm nhưng dùng móc kép 2 tay đuổi nhau, sử dụng âm khu khá rộng của đàn piano. Có thể rải xuôi chiều, đảo chiều. Cái này không có gì để nói nhiều. Tổng hợp của 3 kiểu đệm đàn piano đơn giản nó chính là sự kết hợp của 3 loại trên 1 cách hài hòa nhất, hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc mình đang chơi nhât.

Đệm đàn piano theo kiểu cả hợp âm và giai điệu

Thật ra các kỹ thuật của loại này cũng như trên chỉ khác 1 điều tay phải bạn phải chơi giai điệu của bản nhạc, tay trái thì đệm đàn piano theo cách kiểu như trên nhưng làm sao để giai điệu quyện vào hợp âm thì phải tập nhiều mới thành thạo. Một điểm phải chú ý ở đây đó là khi tay phải chơi giai điệu ko chỉ đơn thuần là giai điệu ko mà phải lồng các hợp âm vào trong đó. Đơn giản vì bạn có năm ngón tay mà giai điệu chỉ dùng hết có 1 đến 2 ngón. Ko thể để phí các ngón còn lại được hãy chơi thêm hợp âm vào nhưng đừng làm dụng quá ko thì nó sẽ rất ồn và làm mất hết giai điệu đó.

Mọi thông tin liên hệ website http://pianofingers.vn/ chúng tôi sẽ giúp bạn nhé.

Bài viết tham khảo:

  1. Những địa điểm đi chơi ngày valentine tphcm – sài gòn lãng mạn
  2. Biển số xe các quận huyện Hà Nội và TPHCM
  3. Mua bán đàn piano điện cũ giá rẻ tại tphcm
  4. Những nghệ sĩ đàn piano nổi tiếng nhất của Việt Nam và thế giới
  5. Ăn bắp ngô nhiều có mập béo không ?
  6. Hạn sử dụng bình chữa cháy là bao lâu, khi nào nạp lại bình
  7. cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì ?
  8. Xi măng là gì, được sản xuất như thế nào?
  9. Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh có tốt không?
  10. Ăn thịt mèo có xui không, có đen không?

Từ khóa » Cách đệm Piano đơn Giản