Hướng Dẫn Cách đo Cuộn Cảm Bằng đồng Hồ Vạn Năng Chi Tiết - Hioki
Có thể bạn quan tâm
Đo cuộn cảm trên đồng hồ đo VOM sẽ giúp người dùng xác định tình trạng chất lượng của cuộn cảm còn tốt hay không. Những hướng dẫn cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trước khi tiến hành kiểm tra cuộn cảm.
Chức năng đo cuộn cảm trên đồng hồ vạn năng
Đối với những loại đồng hồ vạn năng thông thường sẽ không có chức năng cuộn cảm. Tuy nhiên, một số loại đồng hồ vạn năng hiện đại, có ký hiệu "L" hoặc "H" sẽ có thêm tính năng đo cuộn cảm. Vì thế, bạn nên tìm loại đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm có thêm tính năng thông minh này để dễ dàng thực hiện đo đạc đơn giản và hiệu quả.
Đo cuộn cảm trên thiết bị đo vạn năng sẽ giúp người dùng đo được thông số của cuộn cảm. Từ đó, người dùng có thể nắm rõ tình trạng của cuộn cảm để dùng cho đúng cách. Ngoài ra, chức năng này cũng giúp nâng cao hiệu quả của đồng hồ vạn năng.
Tuy nhiên, chỉ một số loại đồng hồ vạn năng cao cấp mới được nâng cấp tính năng. Vì vậy, sẽ hơi khó nếu bạn áp dụng loại đồng hồ vạn năng thông thường để đo điện dân dụng.
Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng
Về cơ bản, khi sử dụng đồng hồ đo cuộn cảm, bạn chỉ cần chỉnh núm chọn của thiết bị mục đo điện cảm. Đồng thời, lấy đầu dò để đo qua phần chân của cuộn cảm là được. Hoặc bạn có thể áp dụng theo 2 cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng:
Đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng thông qua thang đo điện áp
Bước 1: Trên thang đo điện áp, bạn chỉnh vạch kim về số 0. Sau đó, đưa đầu chuyển mạch mức thang hợp lý.
Bước 2: Tiếp đến, bạn cũng điều chỉnh đầu chuyển mạch về thang đo điện áp. Giá trị thang đo sử dụng phải lớn hơn giá trị điện áp cần đo.
Bước 3: Lúc này, bạn 2 que đo ở 2 vị trí khác nhau. Que đo màu đỏ đặt ở thế cao, còn que đo màu đen đặt ở thế thấp. Trong trường hợp, nếu bạn đo điện áp AC thì có thể đặt bất kỳ loại que đo nào lên 2 đầu cực của điện áp. Sau đó, bạn hãy ghi lại giá trị mà kim dừng trên vạch đo.
Bước 4: Xác định kết quả của phép đo: Gọi A là giá trị thang đo điện áp đang dùng; B là giá trị kim dừng trên vạch chia điện áp; C là giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc. Bạn sẽ nhận được kết quả đo là V = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang dùng).
Đo cuộn cảm trên vạn năng thông qua thang Ohm (Ω)
Bước 1: Bạn đưa đầu chuyển mạch về mức thang đo hợp lý.
Bước 2: Sau đó, gộp 2 que đo của đồng hồ lại để đặt lên 2 đầu mà bạn cần đo. Trước khi đặt que, nhớ điều chỉnh chiết áp trên thang đo về số 0.
Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy chú ý đến điểm kim sẽ dừng lại ở giá trị nào trên vạch chia.
Bước 4: Cách xác định kết quả của phép đo: Gọi A là giá trị thang đo ohm; B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia. Bạn sẽ nhận được kết quả đo là R = (A x B ) ( Đơn vị là đơn vị của thang đo bạn dùng).
XEM THÊM: Cách đo và kiểm tra Thyristor SCR sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Một số đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm chuyên dụng
Thực tế, không phải tất cả đồng hồ vạn năng đều có chức năng chuyên dụng để đo độ tự cảm. Những loại máy đo vạn năng thông thường sẽ không thể có tính năng nâng cao này, mà chỉ có những dòng máy cao cấp mới được thiết kế tính năng thông minh đó. Tuy nhiên, cũng vì thế mà giá thành của nó lại cao hơn so với các loại đồng hồ vạn năng truyền thống hoặc máy đo điện tử loại thường.
Vậy loại đồng hồ đo vạn năng nào được trang bị tính năng đo cuộn cảm chuyên dụng? Đó là đồng hồ vạn năng APECH, Pro'skit hay Precision... có thêm tính năng chuyên đo cuộn cảm, tụ điện.
Đồng hồ vạn năng LCR Pro'skit model MT-5211
Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn và linh hoạt. Người dùng khi sử dụng rất an toàn và kiểm tra được kết quả chính xác. Đồng hồ đo LCR Pro'skit model MT-5211 ngoài các chức năng đo điện dung, điện trở còn có khả năng đo cuộn cảm 20H.
Thiết kế màn hình LCD của đồng hồ tương đối lớn, có gắn đèn nền nên dễ đọc kết quả hiển thị trên màn hình. LCR Pro'skit MT-5211 có thể lưu giữ thông tin và kết quả khi đo nên không làm mất dữ liệu khi máy bị tắt. Ngoài ra, thiết bị có thể báo tình trạng pin yếu giúp người dùng có thể chủ động sạc pin.
Thông số kỹ thuật của đồng hồ LCR Pro'skit MT-5211:
- Khả năng đo cuộn cảm (L): 2mH/20mH/200mH/2H/20H ±(2.5%+20d)
- Hoạt động với tần số (Hz): 2k/20k/200k/2000K/10M Hz±(1.0%+10d)
- Dải đo điện áp (DCV): 200mV/2V/20V/200V ±(0.5% +3d);1000V ±(1.0% +5d)
- Dải đo điện áp (ACV): 200mV ± (1.2% + 3d); 2V/20V/200V ± (0.8% + 5d); 750V ± (1.2% + 5d)
- Điện trở(Ω): 200 ± (0.8% +5d); 2k/20k/200k/2MΩ ± (0.8% + 3d); 20MΩ ± (1.0% + 15d); 2000MΩ ± (5.0% -10 +20d)
- Điện dung (µF): 20nF/200nF/2µF ± (2.5% + 20d); 20µF/200µF ± (5.0% + 5d)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách kiểm tra triac sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng LCR Sanwa LCR700
Cũng là dòng sản phẩm cao cấp, có khả năng đo cuộn cảm chính xác. Thông số đo cuộn cảm (H) của LCR Sanwa LCR700 là 200μH.
Ưu điểm của thiết bị này là cho kết quả đo nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Sở hữu nhiều tính năng như tự động xả tụ - tắt khi không dùng; chống va đập tốt, chống từ, chống nhiễu… Đồng hồ được thiết kế nhỏ gọn, màn hình hiển thị chỉ số dễ đọc, thao tác đơn giản và có thể dễ dàng di chuyển.
Bên cạnh đó, máy LCR Sanwa LCR700 còn kết nối được với máy tính qua USB để sử dụng được nhiều tính năng hơn. Người dùng dễ dàng chọn thang đo tự động, dải đo rộng với độ chính xác cao. Với những tính năng hiện đại này sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người dùng trong quá trình đo cuộn cảm.
Một số đặc điểm của đồng hồ đo cuộn cảm Sanwa LCR700
- Đồng hồ chỉ đo L, C, R (Cuộn cảm, điện dung và điện trở).
- Tự động lựa chọn thang đo.
- Có thể kết nối máy tính thông qua cáp USB.
- Tự động tắt máy sau 30 phút không sử dụng.
- Chức năng: Data hold, đèn nền.
Trên đây là cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng chi tiết và gợi ý một số đồng hồ đo cuộn cảm chuyên dụng cho quý khách hàng tham khảo. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng và đo đạc đồng hồ vạn năng. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm mua đồng hồ vạn năng hay cần tư vấn cụ thể, bạn có thể truy cập trang web Hioki.com để tham khảo hoặc liên hệ theo hotline tại Hà Nội: 0904810817 hoặc tại TPHCM: 0979244335để được giải đáp nhanh nhất.
Từ khóa » đơn Vị đo Cuộn Cảm
-
Cuộn Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Điện Cảm Là Gì? Henry Là Gì? 1H Bằng Bao Nhiêu MH, KH, Wb/A?
-
Các đơn Vị đo Cuộn Dây - Dien Tu Viet Nam
-
Tìm Hiểu Về Cuộn Cảm. Cách đo Cuộn Cảm Bằng đồng Hồ Vạn Năng ...
-
Đơn Vị Tính Của điện Cảm Cuộn Cảm Là: - HOC247
-
Công Thức Và đơn Vị Tự Cảm, Tự Cảm / Điện Tử | Thpanorama
-
Cuộn Cảm Là Gì, Ký Hiệu & Cuộn Cảm Dùng để Làm Gì?
-
Chuyển đổi Điện Cảm
-
Quy đổi Từ Milihenry Sang Henry (mH Sang H) - Quy-doi-don-vi
-
Cuộn Cảm, Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt động Cuộn Cảm, Từ Trường, Từ ...
-
Cuộn Cảm Là Gì? Khái Niệm, Ký Hiệu, Phân Loại, Cấu Tạo Và Nguyên Lý
-
Độ Tự Cảm Của Cuộn Dây - Testo
-
Bài 2 Điện Trở - Tụ điện - Cuộn Cảm - Tài Liệu Text - 123doc