Hướng dẫn cách đọc hiểu sơ đồ mạch điện tử chuyên nghiệp
Hướng dẫn cách đọc hiểu sơ đồ mạch điện tử chuyên nghiệp Đối với một kỹ thuật viên điện, điện tử thì việc biết cách đọc và hiểu sơ đồ mạch điện tử là rất quan trọng để phát triển lĩnh vực rộng lớn này. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì các bạn có thể đọc bài viết này của tôi để biết được một mạch điện có cấu trúc như thế nào " Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản của mạch điện, điện tử". KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TỬ Một kiến trúc sư tồi đó là không biết cách kết hợp các chi tiết lại với nhau để tạo lên một ngôi nhà hoàn chỉnh. Trong kỹ thuật điện tử cũng vậy, người kỹ sư cần biết tổng hợp những mạch điện để tạo thành một cỗ máy hoàn thiện. Trong một sơ đồ mạch điện phức tạp lại chứa rất nhiều linh kiện và ký hiệu sẽ chứa những mạch điện nhỏ hơn, chi tiết hơn. Vì lý do đó mà để trở thành kỹ thuật viên điện tử có kỹ năng đọc và phân tích mạch điện tử chuyên nghiệp thì bạn cần phải nắm vững những nội dung dưới đây 1) Nắm vững ký hiệu của từng linh kiện và nguyên tắc hoạt động của chúng Một sơ đồ mạch điện bao gồm rất nhiều các ký hiệu điện , điện tử . Chúng ta sẽ không thể hiểu được mạch điện nếu như không nắm vững được hệ thống ký hiệu này. Mỗi một linh kiện trong thực tế sẽ được mô tả bằng một ký hiệu trên sơ đồ mạch điện, tất cả các gia đều phải tuân thủ các ký hiệu này khi thiết kế mạch điện, dưới đây là hệ thống các ký hiệu của một số linh kiện, thiết bị điện tử: Ký hiệu chuyển mạch bán dẫn |
|
Ký hiệu tụ điện và cuộn cảm |
Ký hiệu các thiết bị chỉnh lưu |
Khi đã nắm vững các các hiệu của từng linh kiện thì bạn cần phải tìm hiểu công dụng và nguyên lý hoạt động của những linh kiện đó. Nếu không hiểu chúng hoạt động thế nào thì làm sao có thể phân tích mạch điện tử, việc hiểu rõ từng linh kiện được đánh giá thông qua khả năng bạn nhận biết chúng, khả năng tính toán chế độ làm việc của chúng và khả năng vận dụng linh kiện trong thiết kế mạch. Sẽ còn rất nhiều linh kiện nữa mà tôi không thể liệt kê hết ở đây, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm ở đây --> Ký hiệu linh kiện điện tử 2) Hiểu rõ các quy ước trong đọc sơ đồ mạch điện Khi đã nắm vững từng linh kiện từ ký hiệu cho đến nguyên lý hoạt động của chúng thì bước tiếp theo bạn cần nắm vững những quy tắc, quy ước khi đọc sơ đồ mạch điện. Hệ thống các quy ước này cần phải được tuân theo vì đó là tiêu chuẩn chung của quốc tế. Dưới đây là một số quy ước. - Trong một mạch điện thì những linh kiện được nói với nhau thông qua dây kết nối, trên sơ đồ mạch những dây được nối với nhau hay giao cắt nhau sẽ có một chấm tròn in đậm trên nút giao cắt của những dây nối, những điểm này cũng được gọi là một nút của mạch điện. - Tất cả những điểm có cùng ký hiệu thì sẽ được nối với nhau và có cùng mức điện áp dù những điểm này không cần nối với nhau bằng đoạn mạch nào. Việc nối với nhau là không cần thiết khi sơ đồ có quá nhiều dây dẫn. - Dù mạch điện có phức tạp đến đâu thì chúng cũng bao gồm các linh kiện được mắc với nhau theo các kiểu chính đó là mắc song song, mắc nối tiếp, mắc hỗn hợp và mắc cầu rồi cuối cùng phải được kết nối với hai đầu của nguồn điện. Một mạch điện hở sẽ không bao giờ hoạt động được - Dòng điện sẽ đi theo chiều từ nơi có điện áp cao đến nơi có điện áp thấp các bạn hãy nhớ kỹ để phân tích chiều đi của dòng điện. 3) Nắm vững kỹ năng phân vùng cho từng loại mạch cụ thể Trong một sơ đồ mạch điện tử phức tạp thì bạn cần khoanh vùng cho từng một loại mạch cụ thể chi tiết ở bên trong. Các mạch điện chức năng sẽ bao gồm mạch nguồn, mạch khuếch đại, mạch tạo xung, , mạch vi xử lý, mạch cảm biến, mạch động lực. Với bất cứ thiết bị điện tử nào cũng bao gồm những khối mạch trên, khi bạn nắm vững những mạch đó thì việc sửa chữa hay thiết kế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. CÁC MẠCH ĐIỆN TỬ CẦN TÌM HIỂU VÀ NẮM VỮNG Muốn thành thạo trong việc đọc sơ đồ mạch điện không có gì nhanh hơn bằng cách nắm vững những mạch điện cơ bản. Với kinh nghiệm sửa chữa cho hàng ngàn thiết bị điện tử, tự động thì NVT biết rằng với bất cứ sơ đồ mạch điện phức tạp nào cũng được cấu thành bởi những mạch điện cơ bản dưới đây. Hãy click vào loại mạch điện mà bạn muốn tìm hiểu. ---> Mạch nguồn ---> Mạch tạo xung ---> Mạch cảm biến ---> Mạch đóng cắt, mạch động lực, relay ---> Mạch khuếch đại ---> Mạch vi điều khiển, điện tử số ---> Mạch tự động TỔNG KẾT Học tập lĩnh vực gì cũng cần quá trình tìm hiểu và thực hành, hãy nắm vững các bước trên để trở thành một kỹ thuật viên điện tử thực hành chuyên nghiệp, tự tin xử lý sự cố cho bất cứ thiết bị đện tử, máy móc tự động nào. Nếu các bạn còn chưa tự tin thì có thể liên hệ với tôi để biết điện tử thực hành trong thực tế nó khác với các trung tâm đào tạo như thế nào. Tôi là người sáng lập và quản trị website www.bachkhoadientu.com chuyên về sửa chữa và thiết kế điện tử. Tôi biết rằng hầu hết các trung tâm đào tạo điện, điện tử theo quy mô lớp học vẫn chỉ mang tính chất hàm thụ lý thuyết là nhiều cho nên rất nhiều học viên học xong vẫn không đủ tự tin xử lý sự cố thiết bị. Không có trung tâm nào thực tế hơn là lao vào làm thực tế, điều đó được chứng minh qua dịch vụ họ cung cấp cho cuộc sống đời thường cũng như tự động hóa sản xuất. Chúc các bạn chinh phục được kỹ thuật điện tử một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nội dung khóa học thực hành điện tử chuyên sâu trong thực tế: 1) Cấu tạo chung cho mọi thiết bị máy móc điện tử, tự động 2) Kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng, máy hiện sóng chuyên nghiệp trong thiết kế, sửa chữa 3) Các linh kiện điện tử thông dụng, nguyên lý hoạt động, thiết kế và ứng dụng từ những linh kiện này: +Điện trở( hình dạng thực tế, kỹ năng đo kiểm bằng VOM, dò tìm giá trị điện trở khi cháy nổ, tính toán lựa chọn điện trở, các loại điện trở trong thực tế) +Tụ điện( các kiểu tụ điện, kỹ năng đo kiểm bằng VOM, dò tìm giá trị tụ điện khi cháy nổ, tính toán thiết kế với tụ điện, các loại tụ điện trong thực tế) +Thạch anh( Các kiểu thạch anh, kỹ năng đo kiểm vằng VOM xác định sống chết) +Diode( Các kiểu diode, kỹ năng đo kiểm bằng VOM, dò tìm diode tương đương khi cháy nổ, tính toán thiết kế với diode) +Transistor( Các kiểu transistor, kỹ năng xác định chân transistor, loại transistor, sự sống chết của transistor bằng VOM, dò tìm thay thế transistor tương đương khi hỏng, tính toán thiết kế với transistor) +Mosfet, IGBT(Các kiểu mosfet, igbt, kỹ năng xác đinh chân mosfet, igbt và xác định sự sống chết của chúng bằng VOM, dò tìm Mosfet, IGBT tương đương khi hỏng, tính toán thiết kế với chúng) +Triac, Thyristor(Các kiểu triac, Thyristor trong thực tế, ứng dụng của chúng trong mạch điện, các tính toán khi thiết kế với chúng, cách nhận biết chân và kiểm tra sống chết của chúng) +IC tương tự, IC số(Các ic thông dụng, phán đoán IC khi mất thông số) +Bộ vi xử lý, vi điều khiển( các bộ vi xử lý thông dụng, kỹ năng khoanh vùng sửa chữa với bộ vi xử lý , vi điều khiển) +Linh kiện quang điện tử(Các kiểu linh kiện quang điện tử, ứng dụng của chúng trong mạch điện, kỹ năng xác định chân linh kiện và sự sống chết bằng VOM, thay thế linh kiện quang điện tử tương đương) 4) Mạch nguồn thực tế trong các thiết bị điện tử - Mạch nguồn tuyến tính :( Các mạch nguồn phổ biến, kỹ năng thiết kế và sửa chữa)- Mạch nguồn xung :(Các kiểu nguồn xung, kỹ năng phân tích, thiết kế và sửa chữa)- Kỹ năng độ chế mạch nguồn với những thiết bị có nguồn đặc biệt 5) Cơ bản về mạch khuếch đại, mạch đo lường 6) Cơ bản về mạch đóng cắt, mạch động lực, mạch công suất 7) Cơ bản về mạch điều khiển, mạch vi xử lý 8) Kỹ năng phân vùng mạch điện trong một thiết bị điện tử bất kỳ để sửa chữa, bảo trì 9) Tự tin tìm hiểu và sửa chữa một thiết bị bất kỳ từ những kiến thức thực hành trên thông qua những kinh nghiệm mà NVT vẫn đang làm dịch vụ cho khách hàng. Sưu tầm NHP: 0968218926 Người đăng: Phuongtungcn vào lúc 19:52 Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest Không có nhận xét nào:
Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
Giới thiệu về tôi
Phuongtungcn Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi
Lưu trữ Blog
- ▼ 2016 (3)
- ▼ tháng 6 (3)
- Hướng dẫn lắp mạch khuếch đại âm thanh đơn giản vớ...
- LINH KIỆN ĐIỆN TỬ - CÁCH ĐỌC VÀ HIỂU
- Hướng dẫn cách đọc hiểu sơ đồ mạch điện tử chuyên ...