HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ CÔNG THỨC MÁU

Xét nghiệm máu hay công thức máu là một trong những xét nghiệm y khoa rất quan trọng. Đây là một trong những xét nghiệm cơ bản, được bác sĩ đề nghị đầu tiên, là bước đầu giúp các bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị chính xác.

Xét nghiệm máu thông thường gồm có các chỉ số sau:

xét nghiệm máu

Nội dung bài viết ẩn 1. WBC (white blood cell): Bạch cầu 2. RBC (red blood cell): Hồng cầu 3. HGB (hemoglobin): Huyết sắc tố 4. Hct (Hematocrit): Dung tích hồng cầu 5. MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của hồng cầu 6. MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin): Số lượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu 7. MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration): Nồng độ trung bình của huyết sắc tố 8. RDW (Red Cell Distribution Width): Độ phân bố hình thái kích thước hồng cầu 9. PLT – Số lượng tiểu cầu 10. Tỷ lệ % bạch cầu trung tính – NEUT% 11. Tỷ lệ % bạch cầu Lympho – LYM% 12. Tỷ lệ % bạch cầu Mono – MON% 13. Tỷ lệ % bạch cầu đa nhân ái toan Esinoophils – ESO% 14. Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm Basophils – %BASO 15. Tham khảo

WBC (white blood cell): Bạch cầu

Là số bạch cầu có trong một thể tích máu. Giá trị bình thường khoảng 4.300 – 10.800 tế bào/mm3 (4.3 đến 10.8 x 109 tế bào/ l). T

Tăng trong trường hợp viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu…; Giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn…

RBC (red blood cell): Hồng cầu

Là số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường khoảng 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3 (4.2 –  5.9 x  1012 tế bào/ l)

Tăng ở những người sống ở vùng cao, vận động viên dùng doping; Giảm trong thiếu máu, mất máu, bệnh thận mạn….

HGB (hemoglobin): Huyết sắc tố

HGB hay Hb (Hemoglobin) Là lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

Giá trị thay đổi tùy giới tính, tuổi tác:  trung bình 13 -18 g/dl đối với namvà  12 – 16 g/dl  đối với nữ.

Tăng ở người sống ở vùng cao, có bệnh ở tim và phổi, hút thuốc lá…; Giảm trong các trường hợp thiếu máu, mất máu, bệnh thận mạn…

Hct (Hematocrit): Dung tích hồng cầu

Là tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ.Giá trị bình thường thay đổi tùy giới tính: khoảng 39 –  50% đối với nam, khoảng 38 – 48% với nữ

Tăng trong trường hợp dị ứng, bệnh COPD, bệnh mạch vành, mất nước… Giảm trong thiếu máu, mất máu…

MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của hồng cầu

Là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít).

Tăng trong thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, suy giáp…; Giảm trong thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin): Số lượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu

Là số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu.Giá trị bình thường khoảng 27 –  32 picogram/tế bào.

Tăng trong thiếu máu tăng sắc, chứng hồng cầu hình tròn do di truyền; Giảm trong thiếu máu.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration): Nồng độ trung bình của huyết sắc tố

Là nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu). Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 32 đến 36%.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng MCHC thấp là thiếu máu.

RDW (Red Cell Distribution Width): Độ phân bố hình thái kích thước hồng cầu

Giá trị bình thường: từ 10 – 16,5%.

Giá trị này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11 đến 15%. RDW trên chuẩn xuất hiện trong tất cả các trường hợp thiếu máu. Chỉ số RDW càng lớn thể hiện các hồng cầu có kích thước chênh nhau càng nhiều, gợi ý có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau, không đồng đều.

PLT – Số lượng tiểu cầu

Là số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu.Giá trị thường từ 150.000 đến 400.000/ cm3.

Khi số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây cản trở quá trình đông máu. Số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, tắc nghẽn mạch máu…

Tiểu cầu tăng sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách…; Giảm trong điều trị hóa chất, đông máu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh…

tiểu cầu

Tỷ lệ % bạch cầu trung tính – NEUT%

Giá trị bình thường từ 43 đến 76%. Khi tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao cho thấy nhiễm trùng máu.

Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, ung thư…; Giảm trong nhiễm vi rút, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị…

Tỷ lệ % bạch cầu Lympho – LYM%

Giá trị bình thường từ 17 – 48%.

Tăng trong nhiễm khuẩn mãn tính, nhiễm khuẩn và nhiễm vi rút khác, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP. Giảm trong AIDS, sau điều trị hoá chất trị liệu, thiếu máu, các ung thư, sau dùng các steroid, …

Tỷ lệ % bạch cầu Mono – MON%

Giá trị bình thường khoảng 4 – 8%.

Tăng trong các trường hợp bệnh nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ, sarcoidosis,…;Giảm trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

Tỷ lệ % bạch cầu đa nhân ái toan Esinoophils – ESO%

Giá trị bình thường khoảng 0,1-7%.

Tăng trong các trường hợp phản ứng dị ứng như sốt, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc…; Giảm trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid…

Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm Basophils – %BASO

Giá trị bình thường khoảng 0,1-2,5%.

Tăng trong các trường hợp: các rối loạn dị ứng…; Giảm trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid, các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp…

% BASO

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

logo+tel 02 Gọi ngay để đăng kí

Tham khảo

https://www.wikihow.com/Read-Blood-Test-Results

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_th%E1%BB%A9c_m%C3%A1u

https://www.newportnaturalhealth.com/2012/08/a-guide-to-understanding-blood-tests/

Từ khóa » Cách đọc Công Thức Máu