Hướng Dẫn Cách Đóng Cọc Tiếp Địa Chống Sét Đạt Chuẩn An Toàn

Trong hệ thống chống sét tiếp địa, cọc tiếp địa là một trong những thiết bị chủ chốt. Nhiệm vụ quan trọng của cọc tiếp địa là làm tiêu giảm hay tiêu tan dòng điện từ tia sét. Khi bạn đóng cọc tiếp địa đúng quy các và đạt chuẩn, thì công trình sẽ tăng được tuổi thọ.

Đồng thời đảm bảo được an toàn tính mạng cho con người cũng như hệ thống cần bảo vệ. Vậy để bạn hiểu rõ hơn về cách đóng cọc tiếp địa chống sét và các bước đạt chuẩn quy cách. Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

  1. Các tiêu chuẩn quan trọng trong cách đóng cọc tiếp địa chống sét
  2. Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa chống sét đạt chuẩn an toàn
  3. Những rủi ro khi cách đóng cọc tiếp địa chống sét không đúng?
  4. Những lưu ý khi đóng cọc tiếp địa chống sét bạn cần biết?
  5. Lắp đặt chống sét Bình Dương
    1. Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới

Các tiêu chuẩn quan trọng trong cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Hiện nay, việc chống sét cho các công trình xây dựng, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Chúng ta thường áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012 như sau:

Cach-dong-coc-tiep-dia-chong-set

  • Hệ thống các cọc tiếp địa phải được cắm sâu xuống lòng đất.
  • Độ sâu cắm cọc tiếp địa phải theo quy định đạt chuẩn từ 0,5 đến 1,2m (tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ).
  • Khi thi công cọc tiếp địa phải đảm bảo được độ an toàn. Đặc biệt là không được làm cản trở đến sinh hoạt chung và làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm.
  • Khoảng cách giữa hai cọc tiếp địa gần nhất phải bằng 1 – 2 lần chiều dài của mỗi cọc khi cắm xuống đất.

Ngoài việc bạn thi công hệ thống cọc tiếp địa đúng cách và đạt chuẩn như trên. Thì bạn cũng cần phải biết cách đóng cọc và lựa chọn cọc chất lượng tốt. Nhằm đảm bảo được khả năng truyền điện tốt xuống đất. 

Xem thêm: Lắp đặt thiết bị chống sét tại Bình Dương tại đây

Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa chống sét đạt chuẩn an toàn

Để thi công được một hệ thống cọc tiếp địa chống sét an toàn cũng như đạt mọi tiêu chuẩn. Bạn cần thực hiện qua các bước quan trọng như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định được vị trí để làm hệ thống tiếp điểm. Đồng thời, bạn cần phải kiểm tra cẩn thận trước khi đào rãnh, hố để tránh các công trình ngầm như: Đường ống, cáp ngầm,..
  • Bước 2: Tại vị trí cắm cọc, bạn đào rãnh, hố sâu xuống đất với chiều rộng 300 – 500mm và độ sâu 600 – 80mm. Dựa theo bản vẽ thiết kế có sẵn hoặc bạn dựa theo mặt bằng thực tế thi công.
  • Bước 3: Đối với những vị trí đóng cọc có điện trở cao hay có công trình dưới lòng đất. Bạn khoan giếng cách cọc tiếp địa chuẩn với độ sâu 20 – 40m và đường đường kính 50 – 80mm. 
  • Bước 4: Bạn sẽ đặt các cực điện tại những nơi quy định của vị trí đóng cọc và cách cọc cắm xuống đất gấp 2 lần. Sau đó, bạn cho các cáp đồng dọc theo rãnh, hố đã đào và đổ hóa chất làm giảm điện trở của đất. Tiếp theo, bạn sẽ nối các dây dẫn trực tiếp với cọc tiếp địa từ kim xuống trung tâm cọc.
  • Bước 5: Lắp lại mặt bằng nơi cắm cọc tiếp địa chặt chẽ, an toàn. Sau đó, dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất của hệ thống không quá 10Ω. Trường hợp bạn đo điện trở cọc lớn hơn 10Ω, thì phải cho thêm hóa chất giảm điện trở hoặc làm thêm cọc tiếp địa. Cuối cùng là bạn sẽ kiểm tra lại các mối hàn trước khi bàn giao mặt bằng.

Những rủi ro khi cách đóng cọc tiếp địa chống sét không đúng?

Hệ thống chống sét là hệ thống bảo vệ các công trình xây dựng, kiến trúc tránh những thiệt hại do sấm sét gây ra. Trong đó, cọc tiếp địa là thiết bị đóng vai trò cốt lõi của hệ thống. Thiết bị này chịu trách nhiệm dẫn dòng sét xuống đất một cách nhanh chóng và an toàn. 

Cach-dong-coc-tiep-dia-chong-set

Nếu thi công cọc tiếp địa chống sét đúng cách thì thiết bị sẽ phát huy tối đa khả năng chống sét. Nhưng ngược lại, bạn thi công đóng cọc không đúng chuẩn thì sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm như: giật điện ảnh hưởng đến tính mạng con người, cháy nổ,..

Ngoài ra, trước khi đóng cọc bạn không khảo sát thực địa cẩn thận. Thì khi thi công hệ thống sẽ làm mất đi sự cân bằng điện tích tại khu vực lắp đặt. Thậm chí việc này có thể gây ra thiệt hại lớn cho các công trình ngầm. Chính vì thế, việc biết cách đóng cọc tiếp địa đúng cách là điều rất cần thiết.

Những lưu ý khi đóng cọc tiếp địa chống sét bạn cần biết?

Để đảm bảo việc đóng cọc tiếp địa được thực hiện đúng chuẩn. Đồng thời tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế nguy cơ trong quá trình thi công. Dưới đây là một vài điều bạn cần chú ý khi thi công:

  • Khi cắm cọc tiếp địa, bạn cần chọn cọc thẳng không bị cong vênh trong quá trình cắm xuống đất.
  • Cọc phải có chiều dài đạt chuẩn 2.4 – 2.5m.
  • Phải cắm cọc tiếp địa vào sâu trong đất và không để cọc lồi trên mặt đất.
  • Nên chọn thiết bị, vật liệu phù hợp và có chất lượng tốt.
  • Sử dụng kẹp đồng, hàn hóa nhiệt để liên kết các mối nối.
  • Nên sử dụng cọc tiếp địa được làm từ chất liệu thép mạ đồng.
  • Diện tích mặt cọc cắt ngang 238,9mm2 đạt chuẩn (>= 176mm2).
  • Đường kính 17.44 đạt chuẩn (> 15mm).
  • Độ dày cọc 289.7 µm đạt chuẩn (>= 250 µm).

Lắp đặt chống sét Bình Dương

Hiện tại, Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới là địa chỉ lắp đặt hệ thống chống sét uy tín và chất lượng. Chúng tôi không chỉ nhận lắp đặt hệ thống chống sét cho các công ty, nhà xưởng,…Công ty chúng tôi còn phân phối các sản phẩm về thiết bị chống sét uy tín.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến công ty để được đội ngũ chuyên viên tư vấn thêm về hệ thống tiếp địa chống sét.

Chuyên chống sét tại Bình Dương, Đồng Nai và Bình Phước, liên hệ Hotline: 0988 488 818 để được tư vấn thêm!

Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới

  • Website: cameranhaviet.com
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Hotline: 0988 488 818
  • ĐT bàn: 0274 222 5555
  • Email: vienthongthanhphomoi.bd@gmail.com

Xem thêm: Thi Công Lắp Đặt Chống Sét Tại Bình Phước

Đánh giá chất lượng 0 / 5

Your page rank:

Nha Viet Security Camera

➥ Hotline tư vấn – Mua hàng: 0274.222.5555

© Camera Security Camera

Theo dõi Camera Security Camera trên: PCCC Thanh Pho Moi on behalf of Google News

Từ khóa » đóng Bãi Tiếp địa