Hướng Dẫn Cách Đóng Trần Nhựa Chuẩn Xác, Đơn Giản, Đẹp

Trong các loại trần nhà thì trần nhựa được xem là phương án lựa chọn hàng đầu của rất nhiều hộ gia đình. Bởi không những có giá thành rẻ, mẫu mã đẹp mà trần nhựa còn có khả năng cách nhiệt, chống thấm và độ bền cao.

Để đảm bảo độ thẩm mỹ – an toàn – cách nhiệt tốt nhất khi đóng trần thì quy trình thi công rất quan trọng. Vì thế, bài viết này Thanh Thịnh sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước đóng trần nhựa chuẩn xác, giúp bạn có thể thực hiện/giám sát thi công được hiệu quả. Cùng tham khảo nhé.

  1. Trần nhựa là gì?
    1. Các loại trần nhựa hiện nay
  2. Hướng Dẫn Thi Công Đóng Trần Nhựa Đúng Kỹ Thuật
    1. Xác định vị trí lắp đặt trần nhựa
    2. Lắp cố định phào bo xung quanh
    3. Treo xương trần nhựa
    4. Lắp đặt tấm trần nhựa

Trần nhựa là gì?

Trần nhựa là một loại trần được làm từ bột nhựa PVC và các chất phụ gia, có độ dai và khả năng chống ẩm, chống cháy rất tốt.

Các bước đóng trần nhựa đẹp
La phong trần nhựa đẹp

Trước đây, khi thị trường vật liệu xây dựng chưa đa dạng, trần nhựa được xem là loại trần phổ biến, được nhiều gia đình lựa chọn nhất bởi những ưu điểm nổi bật sau:

  • Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển – thi công, giảm trọng lực cho công trình.
  • Chống ẩm, chống cháy, chống nấm mốc tốt.
  • Có khả năng cách nhiệt, cách tiếng ồn (mức độ cao hay thấp tùy vào chất lượng từng loại).
  • Mẫu mã đa dạng, bắt mắt.
  • Tuổi thọ lên đến 10 năm.
  • Giá thành rẻ.

Hiện nay, tuy có nhiều loại trần có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, đem lại công dụng tối ưu hơn trần nhựa, nhưng với thế mạnh giá rẻ, loại trần này vẫn nhận được nhiều sự ưu ái lựa chọn của khách hàng.

Một số nhược điểm bạn cần cân nhắc khi lựa chọn trần nhựa:

  • Xét về tính sang trọng, tinh tế và thẩm mỹ thì trần nhựa còn kém xa so với nhiều loại trần khác (trần thạch cao, trần gỗ,…).
  • Sau một thời gian sử dụng, nếu không được lau chùi thường xuyên thì trần nhựa sẽ rất nhanh bị xuống màu và bám bẩn.
Mẫu trần nhựa đẹp
Mẫu trần nhựa đẹp

Các loại trần nhựa hiện nay

Trần nhựa hiện nay có khá nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Nhưng xét về cấu trúc thì chúng được phân thành 2 loại chính sau:

  • Trần nhựa thông thường: là loại trần mỏng bình thường, độ bền tốt, chống thấm, chống mối mọt tốt và không cong vênh. Nhưng không có khả năng cách nhiệt, cách âm.
  • Trần nhựa cách nhiệt: là loại trần nhựa có thêm một lớp xốp cách nhiệt ở phía trên (loại 5cm và 8cm), có thể cách nhiệt, cách âm tốt. Tuy vậy, giá thành của loại trần này sẽ khá cao.

Hướng Dẫn Thi Công Đóng Trần Nhựa Đúng Kỹ Thuật

(Cho dù bạn muốn tự thực hiện đóng trần hay giám sát, kiểm tra thi công thì cũng cần biết rõ quy trình đóng trần nhựa đúng kỹ thuật.)

Xác định vị trí lắp đặt trần nhựa

Cần xác định chính xác chiều dài, chiều rộng nền nhà và độ cao cần đặt trần sao cho phù hợp với toàn bộ không gian, đảm bảo phát huy hết khả năng trang trí, cách âm, cách nhiệt,… cho căn nhà.

Quy trình thi công trần nhựa chuẩn
Xác định vị trí lắp đặt trần nhựa
  • Nếu nhà mái tôn hay mái fibro xi măng thì khoảng cách giữa trần nhựa và đỉnh mái ít nhất là 1.5m.
  • Nếu nhà đổ trần thì khoảng cách tối thiểu của trần nhựa là 0.5m.

Sau khi đã xác định các số liệu chính xác, bạn sẽ lên danh sách vật liệu cần làm, đồ nghề và khung xương.

* Một số đồ nghề cần thiết để đo: nivo, máy bắn cốt laser, mực đánh dấu, thước đo, thang đứng hoặc dàn giáo.

Lắp cố định phào bo xung quanh

Sau khi xác định chính xác vị trí lắp đặt, bạn cần cố định khung phào xung quanh tường bằng đinh vít. Khoảng cách các lỗ đinh nên nhỏ hơn 0,5m để đảm bảo độ vững chắc cho phào trần.

Cách la phong trần nhựa đẹp
Hình ảnh thi công trần nhựa thực tế

Treo xương trần nhựa

Với bước treo xương trần, tùy theo từng loại mái mà bạn cần thực hiện cho phù hợp:

  • Nếu nhà mái tôn hay mái fibro xi măng thì có thể treo khung trần lên các xà gồ mái bằng dây thép chuyên dụng.
  • Nếu nhà đổ trần thì dùng khoan để treo Fat hai lỗ trên mặt trần.

Tùy vào mẫu trần nhựa (trần giật cấp, trần phẳng hay trần thả) mà bạn sẽ xác định vị trí cố định khung xương phù hợp.

Đặc biệt, tùy vào diện tích công trình mà khoảng cách giữa các xương dọc có thể giao động từ 0.8-1m, còn xương ngang thì từ 2-3m. Nếu diện tích mặt bằng thi công rộng thì cần có xương chống từ mái trần xuống mặt trần.

Lắp đặt tấm trần nhựa

Khi khung xương đã chắc chắn, bạn có thể bắt đầu lắp đặt tấm trần nhựa như sau:

Các bước lắp trần nhựa chuẩn
Các bước lắp trần nhựa chuẩn
  • Bước 1: Dùng dao/cưa điện chuyên dụng để cắt tấm trần nhựa cho phù hợp. Nên trừ sai số 5mm.
  • Bước 2: Lắp tấm nhựa lên khung xương theo chiều vuông góc.
  • Bước 3: Dùng đinh vít cố định tấm trần nhựa vào khung xương thật chặt. Các tấm trần cần ăn khớp với nhau, không tạo độ hở để đảm bảo sự an toàn và chắc chắn của trần.

Trên đây là những chia sẻ của Thanh Thịnh về cách đóng trần nhựa chuẩn xác, đơn giản và đảm bảo độ thẩm mỹ nhất. Ngoài việc đảm bảo đóng trần đúng kỹ thuật, bạn cũng cần chọn mẫu trần nhựa đẹp – phù hợp với không gian nội thất bên trong nữa.

Nếu có nhu cầu cải tạo nhà, đóng trần nhựa, trần tôn lạnh, trần thạch cao, trần gỗ hay trần nhà bằng tấm cemboard 3d… một cách chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Sửa chữa nhà Thanh Thịnh qua hotline 090 900 5530. Với kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong ngành, chúng tôi tự tin đem lại những giải pháp hoàn hảo nhất cho căn nhà của bạn.

Video các bước Xây dựng một ngôi nhà đẹp từ đầu đến cuối (xây nhà trọn gói trong 10 phút)

TOP Dịch Vụ Được Quan Tâm Nhất Tại Xây Dựng Thanh Thịnh Trong Tháng Này: Cải tạo nhà quận 3 | Giá thi công trần thạch cao | Hoàn thiện nhà thủ đức | Nâng tầng nhà phú nhuận | Sửa nhà phú nhuận | Thi công sàn cemboard phú nhuận

Từ khóa » Cách Bắn Trần Nhựa