Hướng Dẫn Cách Ghép Cây Hoa Sứ Thái - Làm Thợ

Trồng hoa

Cây hoa sứ thái được mệnh danh là ” hoa hồng sa mạc”, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Để cây hoa sứ thái phát triển tốt và nở hoa quanh năm thì kỹ thuật ghép cây cần được quan tâm hàng đầu.

Hoa sứ thái hay còn gọi là Sứ sa mạc, thuộc họ Trúc Đào là loài cây cảnh đẹp nhưng không khó trồng. Chỉ cần bạn tuân thủ đúng những kỹ thuật trồng và chăm sóc cơ bản thì sẽ có một chậu hoa sứ thái đẹp phát triển khỏe mạnh.

Cây hoa sứ thái được mệnh danh là ” hoa hồng sa mạc”, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Để cây hoa sứ thái phát triển tốt và nở hoa quanh năm thì kỹ thuật ghép cây cần được quan tâm hàng đầu. Làm thợ xin giới thiệu đến bạn đọc 2 cách ghép cây hoa sứ thái mà Nông nghiệp đã thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ

Để ghép cây hoa sứ thái đạt tỷ lệ sống cao thì cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Kéo ghép cây chuyên dụng

  • Băng keo ghép tự dính

2. Kỹ thuật ghép cây hoa sứ thái

1.Kỹ thuật ghép ngọn

– Thời điểm ghép: Có thể ghép quanh năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là thời điểm mùa khô ở Nam Bộ – cuối tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch, năm sau

– Các thao tác ghép:

+ Ngưng tưới 7 ngày: nếu như bạn ghép sứ vào mùa mưa phải chủ động che chắn cho chậu sứ thật khô ráo.

+ Cắt tỉa các cành dư thừa – chừa lại đủ số cành để ghép vì mỗi cành chỉ nên ghép 1 màu mới đảm bảo việc lưu chuyển dòng nhựa tập trung đủ nuôi cho ngọn ghép mới.

+ Chọn ngọn ghép có tiết diện tương ứng với tiết diện cành ghép nhưng không được lớn hơn.

+ Ở đầu cành ghép chọn điểm ghép cắt mở mối ghép dạng mang cá.

+ Ở ngọn ghép cắt xéo hai bên thân để vết cắt hình chữ V khớp với cành ghép.

– Các động tác cắt mở vết ghép nên thao tác thận nhanh, chính xác và băng lại bằng dây nylon chồng khít lên nhau, trùm kín mối ghép.

– Dùng bao nylon mới nguyên (kích thước 10×25 cm) trùm bên ngoài cành ghép, buộc dây thật chặt, 7 ngày – 10 ngày sau tháo bỏ bao nylon; 21 ngày sau quan sát các vết mối ghép nếu đã kéo mủ lành vết ghép thì ta cắt bỏ dây băng.

– Sau 2 – 3 ngày ta có thể đưa cây sứ ra ngoài môi trường tự nhiên.

– Sau 45 – 60 ngày các chồi ghép phát triển tốt sẽ cho đợt hoa đầu tiên.

2. Kỹ thuật ghép hông

– Cắt tỉa cành để phân bố vị trí ghép: Cắt tỉa đầu cành sứ gốc chừa dài hơn một đoạn khoảng 15 – 20 cm. Sau này sẽ cắt trở lại phần dư này.

– Chọn vị trí để ghép cây hoa sứ thái: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc 1 đoạn từ 10 – 12 cm tính từ nơi cắt tỉa trở xuống, dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một đoạn 2 – 3 cm.

– Ngọn ghép có chiều dài 7 – 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt nêm, phần vạt nêm dài độ 2 – 2,5 cm.

– Sau đó ta đưa ngọn sứ ghép cắm vào cành sứ gốc.

– Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc ghép. Dùng nylon băng kỹ – quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt. Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại.

– Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 – 25 cm trùm kín cành ghép lại, sau 5 – 7 ngày ta tháo bao nylon.

– 15 – 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở cành gốc ghép.

– Đưa cây sứ đã ghép ra nắng và chăm sóc cây bình thường.

3. Một số lưu ý khi ghép cây hoa sứ thái

– Sau khi cắt, cành ghép phải được ghép ngay, không nên để đến ngày hôm sau. Không nên bảo quản cành ghép trong tủ lạnh (thực tế đã có người làm như vậy với mục đích kéo dài thời gian chờ ghép) sẽ làm cho nhựa cành ghép bị lạnh, đông lại, khi ghép rất khó dính.

– Khi ghép cây hoa sứ thái, thao tác phải thật nhanh, thuần thục, vết cắt phảo sắc gọn tránh làm bầm giập chỗ vết cắt.

– Không để nước, đất cát lọt vào chỗ tiếp xúc của cành ghép và cành làm gốc ghép.

– Ghép xong phải dùng bao nilông trong bao kín chỗ ghép không cho nước mưa, nước tưới xâm nhập vào, dễ làm cho chỗ ghép bị thối. Khoảng 7 – 10 ngày sau mở bao nilông nếu thấy chỗ ghép dính mới tháo bỏ bao nilông.

– Tuyệt đối không được ghép vào lúc trời mưa, vì lý do nào đó mà bắt buộc phải ghép vào lúc này thì phải che mưa, rồi dùng giẻ lau thật khô chỗ ghép rồi mới tiến hành ghép.

– Chọn cành ghép có độ lớn tương đương với cành làm gốc ghép và có cùng độ tuổi. Đặc biệt là vết cắt bạt nêm trên cành ghép phải làm sao vừa khí với hình chữ V đã cắt trên cành làm gốc ghép, khi cắt hình chữ V phải cắt sát ra đến ngoài vỏ chứ đùng để cách xa vỏ sau này vết ghép sẽ bị há miệng rất xấu.

Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoa: tronghoa.vn

Xem thêm

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát tường
  • Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa chuông ( Tử la lan)

sellcách ghép cây sứ thái sellcây hoa sứ thái

Từ khóa » Ghép Củ Sứ Thái