Hướng Dẫn Cách Ghi Nơi Cấp Căn Cước Công Dân Trong Hồ Sơ
Có thể bạn quan tâm
Đối với mỗi công dân giấy tờ tùy thân là một trong những loại giấy tờ rất cần thiết trong việc làm các thủ tục và chứng minh nhân thân của mình. Một trong số các giấy tờ đó thì căn cước công dân là một trong các loại giấy tờ mà công dân nào cũng phải làm và được cấp theo quy định của pháp luật. Hiện nay đã có quy định về cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp. Tuy nhiên đối với một số trường hợp như ghi nơi cấp Căn cước công dân trong hồ sơ lại làm rất nhiều người trở nên lúng túng. Vậy bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cho bạn đọc về cách ghi nơi cấp Căn cước công dân trong hồ sơ. Hi vọng các thông tin dưới đây sẽ hữu ích với bạn đọc nhất.
Cơ sở pháp lý: Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về Cách ghi nơi cấp căn cước công dân:
- 2 2. Hướng dẫn cách ghi nơi cấp Căn cước công dân trong hồ sơ:
- 3 3. Một số lưu ý làm thẻ căn cước công dân gắn chip:
- 3.1 3.1. Không có ngày tháng năm sinh điền tờ khai Căn cước công dân gắn chíp thế nào?
- 3.2 3.2. Đang làm thủ tục ly hôn điền tờ khai Căn cước công dân gắn chíp thế nào?
- 3.3 3.3. Theo tôn giáo khác với giấy khai sinh thì điền tờ khai Căn cước công dân gắn chíp thế nào?
- 3.4 3.4. Có được nhờ người khác điền hộ tờ khai Căn cước công dân gắn chíp không?
1. Quy định về Cách ghi nơi cấp căn cước công dân:
Từ ngày 01/01/2016, khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực, nhiều tình thành trên cả nước bắt đầu tiến hành cấp Căn cước công dân cho người dân. Lúc này, mẫu thẻ Căn cước công dân tuân theo quy định:
Theo đó quy định mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:
“Con dấu trên thẻ Căn cước công dân dùng mực màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.”
Theo quy định mới do pháp luật ban hành thì thời gian từ 10/10/2018, Thông tư 33/2018/TT-BCA có hiệu lực, sửa đổi Thông tư 61 đã thay thế cụm từ trên con dấu từ “Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an”.
Tiếp cho tới ngày 23/01/2021, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân, theo đó tại Điều 3 quy định nội dung, quy cách của thẻ căn cước công dân gắn chip như sau:
“b) Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:
– Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng/Personal identification; Ngày, tháng, năm/Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.
– Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.
– Dòng MRZ.”
Từ quy định trên có thể thấy rằng pháp luật đã hướng dẫn chi tiết cách ghi nơi cấp căn cước công dân và nếu bạn làm thẻ căn cước công dân gắn chip thì nơi cấp căn cước công dân của chúng ta sẽ là “ Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”
2. Hướng dẫn cách ghi nơi cấp Căn cước công dân trong hồ sơ:
Mặt trước thẻ Căn cước công dân gắn chip có những thông tin:
Tiếp theo nội dung về cách ghi nơi cấp Căn cước công dân, tôi sẽ giới thiệu về những thông tin trên thẻ.
– Bên trái, từ trên xuống:
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm;
+ Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm;
+ Có giá trị đến/Date of expiry.
– Bên phải, từ trên xuống:
+ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence – Freedom – Happiness;
+ Dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; Biểu tượng chíp;
+ Mã QR;
+ Số/No;
+ Họ và tên/Full name;
+ Ngày sinh/Date of birth;
+ Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality;
+ Quê quán/Place of origin;
+ Nơi thường trú/Place of residence.
Mặt sau thẻ Căn cước công dân gắn chip có những thông tin:
– Bên trái, từ trên xuống:
+ Đặc điểm nhân dạng/Personal identification;
+ Ngày, tháng, năm/Date, month, year;
+ CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER;
+ Chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.
– Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Dòng MRZ.
Trong nhiều giấy tờ, các cơ quan, đơn vị yêu cầu người dân cung cấp số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Đi cùng với đó là thông tin về ngày cấp và nơi cấp. Như vậy Cách ghi nơi cấp căn cước công dân sẽ như thế nào?
Trước đây, khi thẻ Căn cước công dân chưa ra đời, nơi cấp Chứng minh nhân dân cũng chính là Công an cấp tỉnh nơi người dân có hộ khẩu thường trú và tiến hành làm thẻ. Thông tin này được in thống nhất ở mặt sau Chứng minh nhân dân. Vì thế, nên không hề khó khăn để người dân điền chính xác các thông tin này.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần lưu ý khi sử dụng thẻ Căn cước công dân, nhiều người còn nhầm lẫn hay không biết nên ghi nơi cấp là “địa điểm” Công an tỉnh, thành phố nơi mình làm Căn cước công dân đó hay tên cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, cách ghi thẻ căn cước công dân trong hồ sơ theo quy định mới nhất đó là đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư và Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Một số lưu ý làm thẻ căn cước công dân gắn chip:
3.1. Không có ngày tháng năm sinh điền tờ khai Căn cước công dân gắn chíp thế nào?
Theo đó, ngày, tháng, năm sinh phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh.
Hiện nay ta thấy có một số trường hợp cụ thể trên CMND cũ trước đây hoặc khai sinh trước đây không có ngày, tháng sinh thì công dân sẽ phải cung cấp giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra để bổ sung thông tin theo đúng quy định để được cấp CCCD.
Trường hợp công dân không có giấy tờ hợp lệ về ngày, tháng sinh, thì đến UBND cấp xã nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú để làm thủ tục bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy khai sinh, sau đó làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chíp theo quy định. (Xem chi tiết tại đây)
3.2. Đang làm thủ tục ly hôn điền tờ khai Căn cước công dân gắn chíp thế nào?
Theo quy định, có 3 tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn.
Đối với trường hợp đang làm thủ tục ly hôn thì ngay tại thời điểm kê khai, nếu như Bản án ly hôn hay Quyết định công nhận thuận tình ly hôn chưa có hiệu lực thì vẫn được xác định là đã kết hôn.
3.3. Theo tôn giáo khác với giấy khai sinh thì điền tờ khai Căn cước công dân gắn chíp thế nào?
Đối với phần ghi tôn giáo của công dân chúng ta cần hiểu tôn giáo của công dân được xác định theo Giấy khai sinh hay có các trường hợp thì căn cứ xác định theo giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp, công dân điền tôn giáo khác với giấy khai sinh nếu thì phải có giấy tờ chứng minh theo quy định.
Ví dụ: Trong trường hợp mà công dân theo Phật giáo thắc mắc vì sao khi đăng ký tờ khai ghi mục này là Phật giáo nhưng không được chấp nhận.
Theo đó áp dụng tương tự như đối với các tôn giáo khác cũng vậy.
Lưu ý quê quán không hẳn là nơi sinh, đối với mục quê quán, phải ghi chi tiết từ đơn vị hành chính cấp xã, huyện tới tỉnh, căn cứ theo Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu.
Theo Luật hộ tịch 2014, quê quán của một cá nhân sẽ được xác định theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong Tờ khai đăng ký khai sinh. Nhiều người vẫn cứ hiểu Quê quán là nơi sinh nhưng thực tế không phải vậy.
3.4. Có được nhờ người khác điền hộ tờ khai Căn cước công dân gắn chíp không?
Hiện nay ở các vùng núi khó khăn rất nhiều người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì có thể nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
Màu mực sử dụng khi điền tờ khai Căn cước công dân gắn chíp
– Tờ khai Căn cước công dân gắn chíp phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực.
– Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.
Ngoài ra, các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư 66/2016/TT-BCA. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.
Từ khóa » Nơi Cấp Căn Cước Công Dân Năm 2021
-
Hướng Dẫn Cách Ghi Nơi Cấp Căn Cước Công Dân 2022 - Luật ACC
-
Cách Ghi Nơi Cấp Căn Cước Công Dân Gắn Chip Như Thế ...
-
Ghi Nơi Cấp Thẻ Căn Cước Như Thế Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Cách Ghi Nơi Cấp Căn Cước Công Dân Trong Hồ Sơ?
-
Hướng Dẫn Cách Ghi "nơi Cấp Căn Cước Công Dân" - LuatVietnam
-
Ngày Cấp Căn Cước Công Dân Ghi ở đâu? - Luật Sư X
-
NƠI CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CỤ THỂ LÀ Ở ĐÂU? - PHAVILA
-
Cách Ghi Nơi Cấp Căn Cước Công Dân Gắn Chip Như Thế Nào? - ETime
-
Đổi Thẻ Căn Cước Công Dân (thực Hiện Tại Cấp Huyện)
-
Cách Ghi Nơi Cấp Căn Cước Công Dân Gắn Chip Như Thế Nào?
-
Cách Ghi Nơi Cấp CCCD
-
Thủ Tục Cấp Thẻ Căn Cước Công Dân Lần đầu được Thực Hiện Như Thế ...
-
Đổi Thẻ Căn Cước Công Dân (thực Hiện Tại Cấp Tỉnh)