Hướng Dẫn Cách Hóa Vàng Năm Nhâm Dần 2022 Chuẩn Nhất, để Cả ...
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa lễ hóa vàng ngày Tết
Dân gian quan niệm, mùng 7 tháng Giêng kết thúc Tết Nguyên đán (3 ngày Tết 7 ngày xuân) và là lúc bắt đầu Tết Khai hạ, được hiểu là Tết mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, cầu mong may mắn cho cả năm.
Theo phong tục tập quán của người Việt, lễ hóa vàng ngày Tết chính là lễ cúng tiễn tổ tiên, ông bà, hay còn được gọi là mâm cơm cúng gia tiên, từ ngày 30 Tết đón các cụ về ăn Tết với gia đình thì nay cũng làm mâm cơm tiễn các cụ về cõi âm.
Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng chính là tỏ lòng biết ơn đến chư vị thần linh, tổ tiên, ông bà trong nhà và là lễ đón thần tài, tài lộc về với gia đình, hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông và may mắn.
Thực tế nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào, mà có thể được tiến hành từ ngày mùng 3 Tết đến mùng 7 Tết Âm lịch, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp với mệnh của chủ nhà.
Để thực hiện nghi lễ hóa vàng tiễn đưa tổ tiên, ông bà, các gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng. Sau khi kết thúc tuần hương, họ sẽ đốt vàng mã đã được cúng trong suốt dịp Tết. Ảnh: Internet. |
Mâm cỗ cúng hóa vàng năm Nhâm Dần 2022 chuẩn nhất
Lễ vật hóa vàng thường được chuẩn bị giống với đồ lễ cúng gia tiên của gia chủ. Lễ vật dâng cúng gồm:
Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả)
Trầu cau
Rượu
Đèn, nến
Bánh kẹo
Mâm cỗ cúng hóa vàng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay với các món mang đặc trưng ngày Tết. Nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống, bát canh, đĩa xào, giò, hay nem rán.
Từ xưa đến nay trong lễ hóa vàng, người dân thường đốt vàng mã vì nghĩ rằng "trần sao âm vậy", cần biếu tiền bạc để ông bà có cái chi tiêu.
Theo phong tục một số địa phương, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt hai cây mía dài để làm “đòn gánh” cho người ở cõi âm, cũng là vũ khí để xua đuổi quỷ dữ. Tuy nhiên, ngày nay, việc đốt vàng mã trong lễ hóa vàng được khuyến cáo hạn chế tối đa để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống, giảm nguy cơ gây hỏa hoạn.
Sau khi bày biện mâm cúng thì chủ nhà sẽ tiến hành thắp hương và khấn bài khấn hóa vàng tiễn tổ tiên.
Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép ông bà mang vàng mã đi hóa. Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên.
Phải hóa ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện.
Khi hóa thì nên hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn, đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng.
Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.
Phần mâm cơm cúng hóa vàng thì con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, hóa lộc các cụ để lại.
Sau khi cúng tạ, đưa tiễn ông bà về cõi âm, coi như là hết Tết, gia chủ bắt đầu một năm mới với niềm vui hạnh phúc, cầu chúc một năm bình an.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Từ khóa » Xin Hoá Tiền Vàng
-
Cách Làm Lễ Hoá Vàng Tiễn Tổ Tiên, ông Bà đúng Cách - Hànộimới
-
Văn Khấn Lễ Hoá Vàng Chuẩn Nhất Năm Nhâm Dần 2022
-
Bài Cúng Hóa Vàng Tết Nhâm Dần 2022 Chuẩn Nhất - MediaMart
-
Các Bài Văn Khấn Hóa Vàng Chuẩn Nhất Năm 2022 - Chanh Tươi
-
Hai Bài Văn Khấn Hóa Vàng được Nhiều Người Sử Dụng Nhất
-
Tham Khảo Bài Văn Khấn Hóa Vàng Tết Nhâm Dần Chính Xác Và đầy đủ
-
Hướng Dẫn Cách Làm Lễ Hóa Vàng Ngày Tết Theo đúng Phong Tục
-
Hóa Vàng Và Những Nguyên Tắc Bắt Buộc
-
Lư Hóa Vàng Đại Phát Và Cách Hóa Vàng Vào Lúc Nào, Cách đốt ...
-
Tìm Hiểu Về Phong Tục Hóa Vàng Ngày Tết
-
Văn Khấn Hóa Vàng Mùng 3 Tết Quý Mão 2022 - Mộc Nam Dương
-
Tổng Hợp đầy đủ Các Bài Văn Khấn Hóa Vàng Chuẩn Nhất - Sàn Gốm
-
Cách Hóa Vàng đúng Sau Cúng Rằm Tháng Giêng 2022 để Cả Năm ...