Hướng Dẫn Cách Hút đờm Cho Trẻ Sơ Sinh

Thu gọn danh mục Danh mục bài viết Hướng dẫn cách hút đờm cho trẻ sơ sinh Ngày đăng : 28-09-2021 - Lượt xem : 2058
  • Địa chỉ phòng khám Tai Mũi Họng ở Lâm Đồng chất lượng nhất
  • Tìm hiểu 4 bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng tại Sài Gòn

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng bằng cách hút đờm, đàm nhớt là biện pháp phòng tránh hiệu quả các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ. Vậy cách hút đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng, mời ba mẹ theo dõi bài viết dưới đây để nắm được cụ thể.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị có đờm, cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh có đờm do cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản.
  • Do thời điểm giao mùa, nhất là khi trời chuyển sang lạnh cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp.
  • Cơ thể trẻ bị nhiễm các bệnh lây qua đường hô hấp, các loại bệnh do virus như: sởi, thủy đậu, ho gà,...
  • Do ăn uống các loại đồ lạnh làm cho cổ họng bị viêm đỏ gây ho.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Các bước hút đờm cho trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ không biết cách xử trí cũng như cách hút đờm cho trẻ sơ sinh khi trẻ có nhiều đờm trong mũi và cổ họng, với cách hút đờm cho trẻ sơ sinh mẹ cần tương đối thận trọng hơn.

Cha mẹ cần thực hiện các bước sau để hút đờm nhớt cho trẻ bằng những cách sau:

Bước 1 Làm loãng đờm, lấy đàm nhớt bằng nước muối sinh lý

Đàm nhớt rất mau ứ đọng và đặc dính nên rất khó để trẻ tự tống ra ngoài bằng cách xì mũi hay để cha mẹ hút theo cách thông thường.

Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng dịch đờm, nhớt và nó sẽ tự chảy ra ngoài khi đó.

Cách thực hiện:

  • Cha mẹ để bé nằm trên một chiếc gối cao hoặc bế bé nằm nghiêng để trẻ không bị khó chịu trong quá trình hút đờm nhớt. Với những bé hiếu động, mẹ có thể thực hiện hút đờm cho trẻ trong khi bé ngủ.
  • Sau đó nhỏ từ từ vài giọt dung dịch nước muối sinh lí 0,9% (có thể mua tại các hiệu thuốc) vào 2 bên mũi trẻ. Chờ khoảng chừng 2 - 3 phút. Bước này giúp làm loãng chất nhầy và làm ẩm niêm mạc mũi để khi hút đàm mũi cho bé sẽ hạn chế sự tổn thương.

Bước 2: Sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh

Sử dụng dụng cụ hút đờm, đàm nhớt (có thể tìm mua ở các cơ sở bán dụng cụ y tế uy tín trên cả nước) như: quả bóp cao su, dụng cụ hút dạng dây, máy hút đờm, đàm nhớt,..

- Với quả bóp cao su:

Bế trẻ trên tay.

Tay còn lại bóp quả bóng cao su, sau đó đưa phần đầu dài vào từng bên mũi trẻ. Sau đó thả ra, đờm nhớt sẽ được hút ra khỏi mũi trẻ.

Làm lần lượt mỗi bên đến khi cảm thấy mũi trẻ không còn đờm nhớt.

Sau mỗi bên mũi lấy khăn lau đầu hút rồi sau đó tiếp tục hút cho bé.

Sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh

- Với dụng cụ hút dạng dây:

Một đầu của dụng cụ hút dạng dây được đưa vào mũi trẻ, một đầu còn lại cha mẹ dùng miệng hút thật nhanh.

Hút lần lượt mỗi bên, đến khi cảm thấy không còn đờm, đàm nhớt trong mũi trẻ thì dùng khăn lau sạch đầu hút rồi chuyển sang mũi còn lại.

- Với máy hút đờm, đàm nhớt một bình:

Cha mẹ lắp lần lượt ống hút nối giữa bình và trẻ, ống hút nỗi giữa máy và bình.

Sau đó bật máy, điều chỉnh mức độ hút của máy.

Đưa ống hút vào mũi trẻ, hút lần lượt từng bên một, khi cảm thấy đã hết đờm, đàm nhớt thì dùng khăn lau sạch đầu hút và chuyển sang mũi còn lại.

Đờm, đàm nhớt sau khi hút sẽ ra bình.

Trong quá trình bơm, rửa mũi cho trẻ, cha mẹ cần cẩn thận giữ đầu trẻ nghiêng, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Đờm, đàm nhớt sẽ theo nước muối sinh lí bị tống ra ngoài ở mũi còn lại. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Có thể bạn quan tâm: Các phương pháp trị ho đờm cho trẻ

Hút đờm cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Có thể tự hút đờm nhới cho trẻ tại nhà nếu trẻ chỉ có ít đờm và chưa có biểu hiện kèm theo như sốt, quấy khóc.

Khi trẻ ho nhiều , sôt cao và đờm nhớt chuyển xanh vàng, quấy khóc nhiều thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để chuyên gia hút đờm bằng những dụng cụ chuyên dụng.

Hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Khi trẻ bị ngạt, tắc mũi do đờm, đàm nhớt cha mẹ có thể thực hiện bước đầu làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng các phương pháp trên tại nhà với những trẻ bị ngạt, tắc mũi thông thường.

Hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Hút đờm cho trẻ tại các cơ sở y tế

Nếu trẻ bị ngạt, tắc mũi do đờm, đàm nhớt nặng hoặc trong những bệnh nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ tới những cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện làm thông thoáng đường thở an toàn cho trẻ loại bỏ tối đa đờm nhớt cho trẻ, hạn chế viêm nhiễm cho trẻ.

Trên đây là những phương pháp hút đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà. Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp được phần nào. Tuy nhiên, những cách làm trên chỉ mang tính tham khảo. 

Phòng Khám Hoàn Cầu chuyên chữa trị các bệnh về tai-mũi-họng cho trẻ sơ sinh. Với đội ngũ y chuyên gia tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi cam kết chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân với mức giá hợp lý nhất.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

    Bài viết liên quan

  • Bị sưng cuống họng do đâu? làm sao chữa khỏi?
  • Dấu hiệu bệnh viêm tai trong và cách điều trị
  • Bị viêm VA có nguy hiểm không? cách điều trị hiệu quả
  • Thông tin về bệnh viêm tai trong và địa chỉ uy tín điều trị
  • Viêm tai ngoài có tự khỏi không? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Từ khóa » Cách Hút đờm ở Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh